Wikipedia:Thái độ trung lập/Câu thường hỏi
Đây là trang giải thích bổ sung cho quy định Thái độ trung lập. Trang này nhằm cung cấp thông tin bổ sung về các khái niệm trong (các) trang mà nó bổ sung. Trang này không phải là một quy định hay hướng dẫn, vì nó không được cộng đồng xem xét kỹ lưỡng. |
Có một số câu hỏi thường gặp về quy định Thái độ trung lập của Wikipedia.
Các câu hỏi
[sửa | sửa mã nguồn]Giữ thái độ khách quan trung lập
[sửa | sửa mã nguồn]Không tồn tại sự khách quan
[sửa | sửa mã nguồn]Bất cứ ai với một vốn kiến thức triết học sâu sắc đều biết điều đó. Vậy ta làm thế nào để thực sự coi trọng quy định "thái độ trung lập"? Sự trung lập, không thiên vị, là bất khả thi.
Đây có lẽ là phản đối thường gặp nhất về quy định trung lập. Nó cũng là sự hiểu lầm thường gặp nhất về quy định này. Quy định không nói gì về tính khách quan, cũng không nói gì về việc có tồn tại một thứ như vậy: một "góc nhìn không từ đâu cả" theo lời Thomas Nagel (những bài viết được viết từ cách nhìn ấy thật sự là công bằng). Quy định chỉ nói rằng chúng ta nên miêu tả các cuộc tranh cãi chứ không tham gia chúng.
Nếu có gì có thể gây tranh cãi về quy định này, đó là hàm ý rằng có thể miêu tả các bất đồng sao cho tất cả các bên tham gia chủ chốt đều đồng ý rằng quan điểm của họ đã được trình bày một cách đúng mức và dễ hiểu. Việc này có khả thi hay không là một câu hỏi mang tính thực nghiệm, không phải một câu hỏi mang tính triết học.
Xóa nội dung vì lý do "thiếu trung lập"
[sửa | sửa mã nguồn]Quy định về thái độ trung lập đôi khi được dùng làm lý do để xoá bỏ các đoạn văn bị cho là thiên vị. Đấy có phải là một vấn đề không?
Trong nhiều trường hợp, có. Nhiều biên tập viên tin rằng bản thân sự thiên vị không phải là lý do để xoá nội dung, vì trong một số bài, mọi nội dung bổ sung đều dễ có khả năng thể hiện sự thiên vị. Thay vì xóa, ta nên bổ sung các nội dung làm cân bằng bài viết, và các nguồn sử dụng phải tuân theo quy định Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được. Các nội dung là nghiên cứu chưa công bố phải bị xóa bỏ.
Đưa ra những giả thuyết cần thiết
[sửa | sửa mã nguồn]Thế còn trường hợp khi viết một bài nằm trong các loạt bài về những chủ đề tổng quan, chúng ta phải sử dụng một số giả thuyết gây tranh cãi? Ví dụ như trường hợp viết về sự tiến hoá. Liệu ta có phải bới tranh cãi giữa thuyết tiến hoá và thuyết tạo hoá tại từng trang một?
Không, chắc chắn là không. Hầu như không có chủ đề nào có thể tiến triển mà không đặt vài giả thiết mà ai đó sẽ cho là gây tranh cãi. Điều này không những đúng trong lĩnh vực sinh học tiến hoá, mà cả trong triết học, lịch sử, vật lý, v.v..
Khó có thể rút ra những nguyên tắc chung để quyết định các trường hợp cụ thể, nhưng điều sau đây có thể giúp bạn: nếu nơi tốt nhất để bàn kỹ về một giả thuyết là tại một bài nào đó, thì có lẽ không có lý do tốt để bàn về nó tại một trang khác nữa. Tuy nhiên, có thể sử dụng một vài chỉ dẫn ngắn gọn tới trang có chứa bàn luận về giả thuyết.
Cân bằng các quan điểm khác nhau
[sửa | sửa mã nguồn]Cho "hiệu lực bình đẳng"
[sửa | sửa mã nguồn]Hãy khoan. Tôi thấy chủ nghĩa lạc quan về chuyện khoa học so với ngụy khoa học là không có cơ sở. Lịch sử đã cho thấy rằng ngụy khoa học không đọ nổi dữ kiện, khi những người dựa vào ngụy khoa học dùng dối trá, vu phống, ám chỉ bóng gió, và số đông tín đồ để áp đặt quan điểm của mình lên bất cứ ai mà họ có thể. Nếu dự án này đem lại hiệu lực bình đẳng cho những người tuyên bố rằng Trái Đất phẳng theo nghĩa đen, hoặc những người tuyên bố rằng người Do Thái không hề bị diệt chủng trong Thế chiến thứ 2, thì kết quả là nó sẽ hợp thức hóa và vô tình giúp quảng bá những thứ mà chỉ có thể được gọi là điên rồ hay độc ác.
Xin hiểu rõ một điều: quy định thái độ trung lập của Wikipedia chắc chắn không khẳng định, hay ám chỉ, rằng chúng ta phải cho các quan điểm thiểu số có được "hiệu lực bình đẳng". Quy định khẳng định rằng, với vai trò người viết từ điển bách khoa, chúng ta không được đứng về bên nào; nhưng điều đó không ngăn chúng ta miêu tả các quan điểm đa số như nó vốn có; không ngăn ta giải thích một cách công bằng các luận cứ mạnh chống lại các lý thuyết ngụy khoa học; không ngăn ta miêu tả sự phẫn nộ của nhiều người đối với một vài quan điểm gây phẫn nộ nào đó; và vân vân.
Viết cho "kẻ thù"
[sửa | sửa mã nguồn]- Xem thêm bài luận: Wikipedia:Viết cho kẻ thù
Những gì bạn nói về việc "viết cho kẻ thù" không thuyết phục. Tôi không muốn viết cho kẻ thù. Đa số họ dựa vào việc khẳng định những thứ sai rõ ràng là đúng. Có phải bạn bảo rằng, để viết một bài một cách khách quan, tôi phải nói dối, để trình bày một quan điểm mà tôi không đồng ý?
Đây là một hiểu lầm về những gì quy định thái độ trung lập muốn nói. Bạn không khẳng định điều gì, bạn chỉ nói rằng: "Ông X lập luận rằng __________, và vì vậy, __________." Có thể làm điều này một cách thẳng thắn mà không hối hận gì về mặt đạo đức, vì bạn đang quy chiếu khẳng định đó tới một người khác. Nên để ý rằng các học giả được rèn luyện để trong khi chứng minh một quan điểm có đưa kèm cả những lập luận chống đối, như vậy họ có thể giải thích tại sao những lập luận chống đối ấy là sai.
Đây có thể là một chủ đề đặc biệt nhạy cảm, và nhiều người có thể không nhận ra sự thiên vị cố hữu trong một thuật ngữ phổ biến, đơn giản chỉ là vì nó là một từ thông dụng. Nhưng Wikipedia là một dự án quốc tế, và các biên tập viên phản ánh nhiều quan điểm khác nhau. Điều quan trọng là cần lưu ý rằng mức độ khách quan này khá mới mẻ đối với đa số mọi người, và các tranh cãi về các thuật ngữ thích hợp có thể chỉ phụ thuộc vào sự cân bằng của các quan điểm.
Tôn giáo
[sửa | sửa mã nguồn]Việc coi thường tôn giáo của tôi, hoặc xem như nó là một dạng phát minh của con người, là không chính xác, sai, hoặc phân biệt đối xử đối với tôn giáo. Thế còn những tín ngưỡng mà tôi cảm thấy nó sai hoặc nó chống lại tôn giáo của tôi, hoặc nó lạc hậu hay phi khoa học thì sao?
Quan điểm thái độ trung lập yêu cầu trình bày đa quan điểm. Điều đó có nghĩa không những cần nói về các quan điểm của các nhóm khác nhau trong thời hiện đại, mà còn cả quan điểm của các nhóm khác nhau trong quá khứ.
Wikipedia là một từ điển bách khoa. Một nhiệm vụ quan trọng của từ điển bách khoa là giải thích các khái niệm. Trong trường hợp các tín ngưỡng của con người, việc giải thích không chỉ về những gì đã thúc đẩy những người có những tín ngưỡng này, mà còn trình bày quá trình phát triển của tín ngưỡng đó. Các bài viết Wikipedia về lịch sử và tôn giáo không chỉ lấy nguồn là các bản kinh sách của một tôn giáo mà còn lấy nội dung từ các nguồn khảo cổ học, sử học, và khoa học.
Một số tín đồ của một tôn giáo có thể phản đối một nghiên cứu lịch sử mang tính phê phán về đức tin của chính họ vì nó chống lại đức tin tôn giáo của họ. Họ có thể muốn bài viết miêu tả về tôn giáo của họ theo như cách nhìn của họ về tôn giáo đó, quan điểm này có thể xuất phát từ một góc nhìn phi lịch sử (ví dụ: từ xưa đến nay mọi thứ đều vẫn luôn luôn như tôi biết; mọi sự khác biệt đều xuất phát các giáo pháo dị giáo không đại diện cho tôn giáo thực sự.) Quan điểm của họ phải được nói đến nếu như nó được ghi lại bởi các nguồn uy tín đáng tin cậy, nhưng lưu ý rằng ở đây không có sự mâu thuẫn nào. Quy định thái độ trung lập nói rằng các biên tập viên Wikipedia cần cố gắng viết những câu như thế này: "Một số tín đồ của đức tin này (ai) tin vào điều X, và cũng tin rằng họ đã luôn luôn tin vào điều X; tuy nhiên, do các phát kiến (phát kiến nào) của các nhà sử học và khảo cổ học hiện đại (ai), các tín đồ khác (ai) của tôn giáo này giờ đây tin vào điều Z."
Các quan điểm có tính xúc phạm về mặt đạo đức
[sửa | sửa mã nguồn]Thế còn các quan điểm có tính xúc phạm về mặt đạo đức đối với đa số người phương Tây, chẳng hạn phân biệt chủng tộc, trọng nam khinh nữ, và phủ nhận cuộc diệt chủng người Do Thái, mà có một số người ủng hộ? Ta nên trung lập như thế nào về chúng?
Chúng ta thuật lại các quan điểm đã được xuất bản bởi các nguồn đáng tin cậy. Chúng ta không nói đến các quan điểm của thiểu số vài người, hoặc các quan điểm mà các nguồn đáng tin cậy không nói đến. Còn lại, chúng ta không đánh giá. Không có quan điểm nào bị bỏ qua vì ai đó xem nó là định kiến; nếu nó không được nói đến tại Wikipedia thì là vì các nguồn đáng tin cậy đã không nói đến nó.
Ngụy khoa học
[sửa | sửa mã nguồn]Chúng ta nên viết các bài về các chủ đề ngụy khoa học như thế nào, khi mà theo quan điểm khoa học chủ đạo, các quan niệm ngụy khoa học là không đáng tin cậy và thậm chí không thực sự đáng được nói đến một cách nghiêm túc?
Nhiệm vụ của chúng ta không phải là miêu tả sự bất đồng như thể, ví dụ, ngụy khoa học được đứng ngang hàng với khoa học. ngụy khoa học là một hiện tượng xã hội nên nó có thể có ý nghĩa, nhưng nó không nên làm rối miêu tả về các quan điểm chính, và nếu có nói đến thì chỉ nên có chừng mực và trình bày quan điểm (khoa học) đa số như là các quan điểm chính còn các quan điểm thiểu số (đôi khi là ngụy khoa học) như là quan điểm thiểu số. Ngoài ra, cần giải thích các nhà khoa học đã đánh giá như thế nào về các thuyết ngụy khoa học. Đó là tất cả quan niệm của chúng ta về nhiệm vụ miêu tả bất đồng một cách công bằng.
Bất đồng khi biên tập
[sửa | sửa mã nguồn]Cư xử đối với những người thiên vị
[sửa | sửa mã nguồn]Tôi đồng ý với quy định không thiên vị, nhưng có một số người có vẻ hoàn toàn thiên vị không thuốc chữa. Tôi cứ phải chạy theo để dọn dẹp. Tôi nên làm gì bây giờ?
Trừ những trường hợp thực sự quá đáng, cách tốt nhất có thể là công khai kêu gọi chú ý đến vấn đề, chỉ dẫn người đó đọc trang này (nhưng hãy lịch sự - mật ngọt chết ruồi chứ dấm thì không) và nhờ những người khác giúp đỡ. Dùng Bảng tin thái độ trung lập để người khác cùng giúp. Xem thêm các ý tưởng khác tại Wikipedia:Giải quyết mâu thuẫn. Có một cái ngưỡng mà khi nó bị vượt quá thì mối quan tâm của chúng ta về một dự án hoàn toàn mở phải nhường cho mối quan tâm tới chuyện ta có thể làm việc mà không phải liên tục khắc phục hậu quả của những người không tôn trọng các quy định của chúng ta.
Tránh tranh cãi triền miên
[sửa | sửa mã nguồn]Làm thế nào để có thể tránh được những cuộc chiến triền miên quanh các vấn đề về tính trung lập?
Cách tốt nhất để tránh chiến tranh xunh quanh sự thiên vụ là hãy nhớ rằng đa số chúng ta ở đây là những người tương đối thông minh và biết cách diễn đạt, nếu không chúng ta đã không làm việc này và quan tâm đến nó nhiều như vậy. Chúng ta phải đặt ra mục tiêu là tìm hiểu góc nhìn của những người khác và cố gắng đảm bảo rằng các góc nhìn khác đó được trình bày một cách công bằng
Khi tranh cãi nảy sinh về việc bài viết cần nói gì, hoặc cái gì là đúng, ta không được giữ thái độ đối đầu; ta phải cố hết sức để lùi lại và tự hỏi "Trình bày bất đồng này như thế nào cho công bằng?". Câu này cần được hỏi đi hỏi lại mỗi khi xuất hiện một quan điểm gây tranh cãi. Việc của chúng ta không phải là biên soạn Wikipedia sao cho nó phản ánh các quan điểm của cá nhân ta và rồi bảo vệ các nội dung đó trước tất cả những người khác; việc của ta là cộng tác, bổ sung và nâng cấp nội dung là chính, và khi cần thì đi đến một thỏa hiệp về cách trình bày một bất đồng sao cho nó công bằng với tất cả các bên. Sự đồng thuận không phải lúc nào cũng khả thi, nhưng nó nên là mục tiêu của bạn.
Các thắc mắc khác
[sửa | sửa mã nguồn]Tâm điểm Anh-Mỹ và sự thiên vị hệ thống
[sửa | sửa mã nguồn]Wikipedia có vẻ có một tâm điểm Anh-Mỹ. Điều này có đi ngược lại thái độ trung lập không?
Tâm điểm Anh-Mỹ phần nào phản ảnh thực tế là có nhiều người Mỹ và người Âu (hay gọi chung là người phương Tây) cộng tác với dự án, thực tế này cũng phản ánh một thực tế khác là nhiều người Âu-Mỹ-Úc và những người khác chịu ảnh hưởng văn hóa Âu-Mỹ sử dụng Internet. Tại Wikipedia tiếng Anh, các nguồn xuất bản mà các biên tập viên sử dụng chủ yếu là các nguồn tiếng Anh và phản ánh những mối quan tâm của thế giới sử dụng tiếng Anh. Tương tự, Wikipedia tiếng Pháp có thể phản ánh một sự thiên vị của cộng đồng những người nói tiếng Pháp, và Wikipedia tiếng Việt thiên vị kiểu tiếng Việt. Một số biên tập viên coi đây là một vấn đề, một số khác thì không. Tại Wikipedia tiếng Anh, một Dự án Wiki đã được thành lập để bàn về vấn đề này.
Vậy nghĩa là thiên vị hệ thống không liên quan đến Thái độ trung lập?
Thiên vị hệ thống tự nó không phải là một vấn đề về thái độ trung lập, tuy nhiên, nó có thể dẫn đến các vấn đề về tính trung lập trong một số trường hợp nhất định. Xét các ví dụ sau:
- Khẳng định "giới hàn lâm ở châu Phi kém hơn giới hàn lâm ở Tây Âu" vi phạm Thái độ trung lập, nhưng nó không hẳn là một vấn đề thiên vị hệ thống. Đây là việc một người trình bày quan điểm của mình như là một dữ kiện, và những trường hợp như vậy cũng có thể xuất phát từ nhóm thiểu số.
- Thực tế rằng chỉ 30 trong số 1480 bài chọn lọc tại Wikipedia tiếng Anh là về các chủ đề liên quan đến Châu Phi, một lục địa chiếm 14% dân số và 20% diện tích thế giới, là một dấu hiệu của sự thiên vị hệ thống, nhưng không hẳn là một vấn đề về tính trung lập.
- Một bài viết về các hiệu ứng của toàn cầu hóa có liệt kê các quan điểm của các nha khoa học châu Âu nhưng không nhắc đến quan điểm của các nhà khoa học châu Phi, nếu quan điểm của hai cộng đồng khoa học này khác nhau rõ rệt thì bài này có vấn đề về quan điểm trung lập nảy sinh từ sự thiên vị hệ thống.
- Một bài viết về các hậu quả của bão Ivan ghi nhận các thiệt hại kinh tế và nhân mạng nhưng lại không nói đến hoặc chỉ nói qua loa về các ảnh hưởng đến môi trường hoặc động vật có thể, bài này có thể là hậu quả của sự thiên vị hệ thống (nó phụ thuộc vào các nguồn tin tức tài liệu thu thập ×được) nhưng không hẳn là một vấn đề thái độ trung lập vì ở đây không có mâu thuẫn về quan điểm. Vấn đề ở đây không phải là quan điểm của ai đó đã bị bỏ qua, hay quan điểm cá nhân của ai đó đã được trình bày như thể một dữ kiện, mà vấn đề là bài có những sự thiếu hụt trong nội dung về chủ đề.
Các câu hỏi khác
[sửa | sửa mã nguồn]Tôi có một phản đối hay thắc mắc khác - tôi cần nêu nó ra ở đâu?
Trước khi đặt ra, hãy xem các liên kết dưới đây. Nhiều vấn đề xung quanh quy định về thái độ trung lập đã được nói đến từ trước và những giải đáp tốt nhất đã có ở nơi khác rồi.
Các tài liệu khác
[sửa | sửa mã nguồn]Vì người mới đến thường không quen với quy định thái độ trung lập, trong khi nó lại nằm ở trọng tâm của cách tiếp cận của Wikipedia, nhiều vấn đề xung quanh quy định này đã được nói đến từ trước. Nếu bạn có đóng góp mới cho cuộc tranh luận này, bạn có thể dùng trang Thảo luận Wikipedia:Thái độ trung lập. Trước khi hỏi, hãy xem các liên kết dưới đây.
- Wikipedia:Thái độ trung lập
- Hướng dẫn về thái độ trung lập
- Bảng tin Thái độ trung lập.
- Understand Bias
- Danh sách bài viết thường có tranh chấp
- Cẩn trọng khi dùng từ
- Meta:Positive tone
- Wikipedia:Tránh ngôn ngữ mập mờ
- {{NPOV}} – tiêu bản dùng để đánh dấu cảnh báo nội dung không trung lập
- {{POV section}} – đánh dấu một mục duy nhất là không trung lập
- {{Thiên lệch}} – tiêu bản dùng để đánh dấu cảnh báo bài viết bị thiên lệch
- {{Phát biểu quan điểm}} – khi chỉ có một câu đáng ngờ
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Blinded By Science: How ‘Balanced’ Coverage Lets the Scientific Fringe Hijack Reality - Chris Mooney, Columbia Journalism Review. A valuable warning to Wikipedians about how some methods used to balance coverage can lead to biased, inaccurate and misleading reporting.
- Multiple points of view: see religion-wiki: Multiple points of view