Wikipedia:Nội dung gây xúc phạm
Bài hay đoạn này là một bản dịch thô từ ngôn ngữ khác. Đây có thể là kết quả của máy tính hoặc của người chưa thông thạo dịch thuật. |
Trang này giải thích một hướng dẫn của Wikipedia tiếng Việt. Đây là tiêu chuẩn đã được chấp thuận mà các thành viên nên cố gắng tuân theo. Vì có thể sẽ tồn tại những ngoại lệ, hãy thực hiện nó một cách có ý thức. Bất kỳ sửa đổi liên quan đến trang nội dung này nên phản ánh sự đồng thuận. Nếu bạn hoài nghi về hướng dẫn nào đó, hãy thảo luận trước tại trang thảo luận. |
Tóm tắt trang này: Mặc dù Wikipedia không bị kiểm duyệt, nhưng các bài viết trên Wikipedia chỉ nên dùng những từ ngữ và hình ảnh gây xúc phạm khi có lý do chính đáng. Không sử dụng miễn trừ trách nhiệm trong bài. |
Hướng dẫn Wikipedia | |||
---|---|---|---|
Ứng xử | |||
|
|||
Nội dung | |||
Biên tập | |||
|
|||
Văn phong | |||
Xóa | |||
Nội dung dự án | |||
Khác | |||
Sứ mệnh trở thành bách khoa toàn thư của Wikipedia bao gồm việc đưa vào những nội dung gây xúc phạm. Mặc dù Wikipedia không bị kiểm duyệt, nhưng không nên đưa những từ ngữ và hình ảnh phản cảm vào trừ khi chúng được xử lý một cách bách khoa. Nội dung được coi là thô tục hoặc khiêu dâm bởi độc giả Wikipedia thông thường[nb 1] chỉ nên được sử dụng khi và chỉ khi không có giải pháp thay thế phù hợp, và việc không bao gồm sẽ khiến bài viết bị mất đi thông tin hay tính chính xác và khi .
Cách xử lý nội dung gây xúc phạm trong bài viết
[sửa | sửa mã nguồn]Trong Wikipedia, khi đề cập đến nội dung gây xúc phạm cần phải đầy đủ; không được cắt từ ngữ bằng cách thay chữ cái bằng dấu gạch ngang, dấu hoa thị hoặc các ký hiệu khác. Một ngoại lệ là khi phải trích dẫn đúng nội dung trong nguồn. Khi cần phải chỉ ra rằng sự thay đổi được trích từ nguồn đã trích dẫn thì sử dụng " [sic] " hoặc một cụm từ tương tự trong dấu ngoặc đơn.
Các cuộc thảo luận về việc có nên thêm hình ảnh phản cảm hay câu nói thô tục không thường diễn ra rất gay gắt. Như trong mọi cuộc thảo luận trên Wikipedia, điều quan trọng là tất cả các bên phải ứng xử văn minh và có thiện chí. Việc gán nhãn nội dung bằng các thuật ngữ như "khiêu dâm" hoặc đáp trả các nội dung trên bằng các hành động như "kiểm duyệt" có xu hướng làm căng thẳng cuộc thảo luận và cần nên tránh. Các thuật ngữ khách quan trong thảo luận bổ ích hơn thuật ngữ chủ quan.
Không nên sử dụng tuyên bố miễn trừ trách nhiệm trong các bài viết có chứa nội dung có thể hoặc chắc chắn sẽ gây xúc phạm. Tất cả các bài viết trên Wikipedia được bao gồm trong năm trang tuyên bố miễn trừ trách nhiệm chính thức.
Chính sách "không kiểm duyệt" không thiên vị nội dung xúc phạm
[sửa | sửa mã nguồn]Một trong những chính sách cốt lõi của Wikipedia là việc không bị kiểm duyệt. Biên tập viên Wikipedia không nên xóa thông tin chỉ vì nó có thể gây khó chịu với một số độc giả. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Wikipedia nên chứa thông tin chỉ vì nó mang tính xúc phạm, cũng không có nghĩa là nội dung xúc phạm được miễn trừ khỏi các nguyên tắc biên tập thông thường. Những nội dung có thể bị xem là thô tục, khiêu dâm hoặc phản cảm không nên được đưa vào trừ khi chúng được xử lý một cách bách khoa. Chỉ nên sử dụng nội dung gây xúc phạm nếu không có giải pháp thay thế phù hợp, và việc không bao gồm sẽ khiến bài viết bị mất đi thông tin hay tính chính xác.
Đối với hình ảnh, biên tập viên thường xuyên phải lựa chọn các bức ảnh với mức độ phản cảm khác nhau. Khi có nhiều lựa chọn hiệu quả như nhau để mô tả một khái niệm, thì không nên lựa chọn phương án phản cảm nhất để "khoe" những nội dung có khả năng gây khó chịu.
Những hình ảnh có nội dung phản cảm, không liên quan, không cần thiết hoặc tùy tiện sẽ không được ưu ái hơn những hình ảnh không phản cảm dưới danh nghĩa chống kiểm duyệt. Thay vào đó, việc lựa chọn hình ảnh nên dựa trên các chính sách thông thường về nội dung trên Wikipedia. Theo chính sách sử dụng hình ảnh của Wikipedia, lý do duy nhất để đưa hình ảnh vào bài viết là "để tăng khả năng hiểu biết của người đọc về chủ đề". Những hình ảnh không đạt được mục tiêu trên hoặc vi phạm các chính sách khác (ví dụ như đưa ra quan điểm thiên vị hoặc sai lệch về chủ đề) thì không được sử dụng.
Hình ảnh phải phù hợp với kỳ vọng thông thường của người đọc về một chủ đề nhất định mà không làm giảm chất lượng của bài viết. Ví dụ, khi chọn hình ảnh về cơ thể khỏa thân và các nộ phận cơ thể cho các bài viết như Cơ thể người, biên tập viên sẽ chọn những hình ảnh không gợi cảm, không gợi dục để miêu tả cơ thể con người ở tư thế giải phẫu tiêu chuẩn thay vì những hình ảnh gợi dục hơn do những hình như trên liên quan nhiều hơn đến chủ đề. Hình ảnh mang tính khiêu dâm hơn không được thiên vị chỉ vì sự phản cảm của nó. Tương tự, khi biên tập các bài viết như về Ô tô thì không được đưa hình ảnh xe hơi có phụ nữ khỏa thân tạo dáng gần chúng vào vì những hình ảnh như này không liên quan tới chủ đề, mặc dù chúng tồn tại và "Wikipedia không bị kiểm duyệt". Mặc dù không bị kiểm duyệt, nhưng Wikipedia không thiên vị hình ảnh gây xúc phạm hơn các hình ảnh còn lại.
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Chính sách chính thức của Wikipedia
[sửa | sửa mã nguồn]- Wikipedia:Tên người dùng không phù hợp
- Wikipedia:Bảo vệ trẻ em
- Wikipedia:Wikipedia không bị kiểm duyệt
Các trang liên quan
[sửa | sửa mã nguồn]- Wikipedia:Cẩm nang biên soạn/Hình ảnh#Hình ảnh gây xúc phạm
- Wikipedia:Phủ nhận về nội dung
- Wikipedia:Không tuyên bố miễn trừ trách nhiệm trong các bài viết
- wmf:Giải quyết:Nội dung gây tranh cãi
- Wikipedia có nên sử dụng ngôn từ tục tĩu không?(bằng tiếng Anh)
- Thể loại:Trang Wikipedia có chứa nội dung khiếm nhã
Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ "Độc giả Wikipedia thông thường" ở đây được định nghĩa là quan niệm về văn hóa của phần lớn người đọc (không phải biên tập viên tích cực) có hiểu biết về tiếng Việt. Làm rõ quan điểm này có thể đòi hỏi nhiều ý kiến đóng góp và thảo luận, vì quan niệm văn hóa có thể có nhiều khác biệt.