Bước tới nội dung

Wikipedia:Tài khoản con rối

Trang hạn chế sửa đổi (bán khóa)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Wikipedia:LEGITSOCK)

con rối đồ chơi làm từ vớ có nút cho mắt
Nguồn gốc của thuật ngữ "rối" là từ một loại rối đồ chơi.

Wikipedia tiếng Việt, tài khoản con rối, hay còn được gọi là tài khoản ảo, rối hoặc clone, dùng để chỉ hành vi sử dụng nhiều tài khoản Wikipedia sai mục đích. Nhằm đảm bảo tính minh bạch và góp phần làm tăng độ tin cậy của cộng đồng, những người tham gia biên tập thông thường chỉ được phép sử dụng một tài khoản duy nhất. Mặc dù đôi khi ta cũng có những lý do nhất định để sử dụng nhiều tài khoản, chẳng hạn như dùng robot, nhưng vẫn cấm tuyệt đối sử dụng nhiều tài khoản để đánh lừa những người biên tập khác, phá hoại, quấy rối cuộc thảo luận, tạo đồng thuận ảo, lách luật cấm cũng như vi phạm các quy định và chính sách hiện hành của Wikipedia tiếng Việt.

Tài khoản con rối thường xảy ra ở những trường hợp dưới đây:

  • Đăng xuất để sửa đổi gây hại dưới dạng địa chỉ IP.
  • Tạo tài khoản mới để tránh bị nhận diện và lách luật cấm.
  • Sử dụng tài khoản của người khác hoặc cho người khác mượn tài khoản.
  • Tái sử dụng lại những tài khoản cũ không sử dụng đến và giả làm người khác.
  • Nhờ bạn bè hoặc người thân quen mở tài khoản để tạo đồng thuận ảo (Đây còn được gọi là Rối thịt).

Việc sử dụng nhiều tài khoản trái quy định sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến độ tin cậy của Wikipedia. Người thực hiện hành vi này có thể sẽ bị:

  • Cấm toàn bộ các tài khoản có liên quan tham gia sửa đổi.
  • Cấm chỉ hoạt động đối với cá nhân sử dụng tài khoản con rối.
  • Tiết lộ danh tính của toàn bộ tài khoản cũng như địa chỉ IP được sử dụng tại Wikipedia và các dự án khác.
  • Tiết lộ công khai bất cứ hoạt động "ngoài đời" hoặc thông tin cá nhân nào có liên quan nhằm ngăn chặn những hành vi "múa rối" trong tương lai hoặc một số hành vi lạm dụng khác.[1]

Nếu như các biên tập viên có lý do thoả đáng để sử dụng nhiều tài khoản thì cần phải trung thực khai báo toàn bộ những tài khoản khác ở trang thành viên chính, đồng thời giải thích mục đích sử dụng những tài khoản đó một cách rõ ràng (xem bên dưới). Bên cạnh đó, người dùng có thể dẫn hướng trang thành viên cùng với trang thảo luận của tài khoản phụ sang tài khoản khác (thường là tài khoản chính). Nếu các thành viên vẫn nhất quyết sử dụng những tài khoản phụ không được khai báo hoặc tham gia Wikipedia dưới dạng địa chỉ IP thì nên tránh sửa đổi các chủ đề giống hệt như tài khoản chính và vi phạm những quy định hiện có của Wikipedia. Bởi vì ngay cả những thay đổi vô hại như sửa đổi bổ sung nội dung, wiki hoá hoặc liên kết cũng có thể bị coi là "rối" trong một số trường hợp và những mục đích vô thưởng vô phạt vừa kể thường cũng không được dùng làm lý do bào chữa nếu xảy ra vi phạm quy định.[a]

Mặc dù người dùng vẫn có thể sử dụng tài khoản thay thế vì những lý do chính đáng, nhưng các tài khoản thay thế không được tiết lộ vẫn có mối liên kết công khai thông qua nhiều phương thức nhận diện khác nhau. Người đóng góp có thể gửi yêu cầu kiểm định tài khoản nếu có lý do chính đáng để nghi ngờ tài khoản là "rối".

Tài khoản con rối

Cộng đồng Wikipedia đánh giá cao việc sử dụng sự đồng thuận để đưa ra các quyết định, và giả thiết rằng hầu hết mọi người đều đang cố gắng giúp dự án. Các tài khoản con rối được sử dụng để chống lại các đặc tính này bằng cách ngụy tạo sự ủng hộ lớn hơn cho một quan điểm và lảng tránh các biện pháp trừng phạt.

Mọi hình thức sử dụng tài khoản con rối đều bị cấm và là đối tượng của các biện pháp nghiêm khắc nhằm bảo vệ từ điển bách khoa khỏi các hành động của các tài khoản này. Việc sử dụng tài khoản rối thường dẫn đến các biện pháp trừng phạt đối với tài khoản chính, thường là cấm tài khoản hoặc cấm vĩnh viễn trong các trường hợp đặc biệt.

Bỏ phiếu hoặc các hình thức ủng hộ khác

Wikipedia sử dụng nguyên tắc "mỗi người một phiếu" đối với tất cả các cuộc biểu quyết và các cuộc thảo luận tương tự khi lựa chọn của các cá nhân được tính đến. Do đó, tài khoản con rối có thể được sử dụng nhằm ngụy tạo thêm ủng hộ đối với một quan điểm. Việc này bao gồm bỏ phiếu nhiều lần trong mỗi cuộc biểu quyết, hoặc dùng nhiều hơn một tài khoản khi thảo luận.

Bên cạnh việc bỏ phiếu kép, các tài khoản rối còn có thể được sử dụng để lừa dối, đánh lạc hướng, hoặc ngụy tạo cảm giác về một sự ủng hộ của số đông đối với một quan điểm nào đó.

Lách luật

Các quy định của Wikipedia áp dụng cho từng người, không phải cho từng tài khoản. Các quy định như quy tắc 3 lần hồi sửa áp dụng cho các đóng góp của mỗi người. Tài khoản chính sẽ bị phạt khi bạn sử dụng một tài khoản thứ hai nhằm vi phạm các quy định. Việc dùng tài khoản con rối nhằm tránh các hình phạt của cộng đồng sẽ dẫn đến việc bị phạt lại từ đầu và có thể còn bị phạt dài hơn, cũng như có thể khiến các đóng góp của bạn bị tiêu hủy.

Bù nhìn rơm

Đó là khi trong một thảo luận, thành viên dùng tài khoản chính để tranh luận cho quan điểm này và lập một tài khoản phụ ("tài khoản bù nhìn rơm") để tranh luận cho quan điểm đối lập. Tài khoản bù nhìn sẽ tranh luận một cách vô căn cứ, phi lý hoặc xúc phạm trong khi đưa ra các lập luận yếu mà các "đối thủ" có thể dễ dàng bác bỏ. Cuối cùng, thảo luận có thể được lay chuyển sang quan điểm của tài khoản chính và giúp chủ rối thắng cuộc.

Tránh bị xét nét

Không nên dùng các tài khoản thay thế để soạn thảo theo cách mà nếu thực hiện từ một tài khoản sẽ được coi là không đứng đắn. Dùng nhiều tài khoản nhằm tách lịch sử đóng góp sẽ khiến người khác không thể theo dõi được mô thức đóng góp của bạn. Việc này chỉ hợp lệ trong vài trường hợp (xem mục #Tài khoản thay thế hợp lệ). Dùng nhiều tài khoản nhằm lừa dối hay khiến người khác khó hiểu – những người được phép quan tâm đến việc xem xét các đóng góp của bạn, là vi phạm quy định.

Các tài khoản "tay trắng tay đen"

  • Dùng một tài khoản "tay trắng" để đóng góp tích cực một tài khoản "tay đen" để phá rối hoặc ngụy tạo sự tranh cãi là không được phép.
  • Các bảo quản viên cũng bị cấm sử dụng một tài khoản "tay đen" để tham gia các tranh chấp soạn thảo trong khi cùng lúc đó ra vẻ một quản lý trung lập khi thực hiện khóa bài hoặc xử lý tình huống ba lần hồi sửa tại chính các bài đó.

Dùng IP nhằm đánh lạc hướng

Sửa đổi bằng nhiều địa chỉ IP, hoặc sửa đổi bằng cả tài khoản lẫn IP có thể được coi như sửa đổi bằng nhiều tài khoản, dùng cho mục đích đánh lừa người khác. Nếu bạn bị đăng xuất ngoài ý muốn, bạn có thể liên lạc với một kiểm định viên để đảm bảo không bị hiểu lầm.

Lạm dụng quyền làm lại từ đầu

Chuyển sang dùng một tài khoản khác hoặc che giấu việc làm lại từ đầu nhằm tránh bị xét nét được coi là vi phạm quy định này. Xem Wikipedia:Làm lại từ đầu.

Tài khoản con rối với quyền quản lý

Cộng đồng đã phản đối mạnh mẽ những người dùng có nhiều hơn một tài khoản với quyền quản lý. Nếu một quản lý rời Wikipedia, rồi trở lại với một cái tên mới và lại được bầu làm quản lý, người này cần từ bỏ quyền quản lý của tài khoản cũ (điều này có thể được thực hiện đối với tài khoản cũ mà không để lộ mối liên quan giữa các tài khoản cũ và mới). Nói chung, một người chỉ được sử dụng một tài khoản với quyền lớn hơn quyền của một tài khoản bình thường, trừ trường hợp bảo quản viên/điều phối viên bot.

Các đặc điểm của tài khoản con rối

Không có gì ngạc nhiên, các tài khoản con rối thường thể hiện sự thành thạo đối với Wikipedia hơn hầu hết những người mới đến. Họ biết cách tóm lược sửa đổi, lập tức tham gia các cuộc bút chiến đang diễn ra, hoặc nhanh chóng tham gia các quy trình như Biểu quyết xóa bài hoặc Biểu quyết chọn bảo quản viên. Họ cũng có thể là tài khoản hoàn toàn mới hoặc một tài khoản cho một mục đích, khi ta xem xét lịch sử sửa đổi của họ.

Rối thịt và rối mạnh

Rối thịt

Rối thịt (meatpuppet) là thuật ngữ Wikipedia để chỉ người soạn thảo theo ủy quyền của người khác. Tuy Wikipedia cho rằng các thành viên đều có thiện ý, đặc biệt là những thành viên mới, nhưng việc kêu gọi người khác tham gia Wikipedia với mục đích gây ảnh hưởng đến một cuộc điều tra, thực hiện các hồi sửa, hoặc cố tạo vẻ đồng thuận thì rất không được khuyến khích. Một thành viên mới với cách ứng xử giống hệt như một thành viên khác trong cùng một ngữ cảnh, và có vẻ như tham gia Wikipedia chỉ vì mục đích đó, sẽ là đối tượng cho chính các biện pháp áp dụng cho thành viên mà thành viên mới này nhập phe.[2]

Không được tuyển mộ rối thịt. Việc quảng cáo các bài viết trên Wikipedia tới bạn bè, người thân hoặc nhóm người cùng quan điểm với mình để họ đến Wikipedia và hỗ trợ bạn trong một cuộc tranh luận là phạm quy. Nếu bạn cảm thấy một cuộc tranh luận đang lờ đi ý kiến của bạn, hành động thích hợp nhất là tránh tấn công cá nhân, kêu gọi biểu quyết, hoặc đề nghị giải quyết mâu thuẫn. Đây là các quy trình đã được kiểm nghiệm nhiều và được thiết kế cho việc tránh thiên vị. Vì "rối thịt" là từ có thể mang sắc thái hạ thấp, hãy hạn chế việc gọi người khác bằng từ này.

Wikipedia có các chính sách và quy trình để làm giảm nhẹ các rắc rối do rối thịt gây ra:

  1. Đồng thuận trong nhiều cuộc tranh luận và thảo luận không dựa trên số phiếu mà dựa trên các điểm do các thành viên đưa ra có liên quan đến quy định. Những người mới đến rất có thể không hiểu rõ các quy định và cách làm việc ở Wikipedia hoặc không đưa ra được căn cứ nào mà các thành viên khác chưa nhắc đến.
  2. Trong các thảo luận dạng biểu quyết hoặc gần như biểu quyết, thành viên mới có xu hướng bị bỏ qua hoặc ý kiến có ít trọng lượng, đặc biệt khi cả loạt thành viên mới thể hiện cùng một quan điểm.
  3. Đối với các mục đích giải quyết mâu thuẫn, khi không biết rõ rằng một nhóm tài khoản là một người dùng với các tài khoản rối hay một vài người dùng cư xử như rối thịt, ta có thể coi họ như là một thực thể (một người dùng với các tài khoản con rối).

Rối mạnh

Rối mạnh (Strongpuppetry) hay rối đầu tư dài hạn (Long-term investment puppetry) là hình thức tài khoản con rối hoạt động lâu dài trong nhiều năm, đến một thời điểm mà số lượt sửa đổi gia tăng, cùng với sự tin tưởng của quản trị viên wikipedia, sự gia tăng các mối quan hệ và uy tín, cuối cùng sẽ được tài khoản chính dùng cho các hoạt động hỗ trợ khác.

Rất khó để nhận biết loại rối này, tài khoản rối này không thể nhận dạng nếu không theo dõi trong thời gian dài. Loại rối này tạo ra và hoạt động theo cách tránh xa các mối liên hệ với tài khoản chính, như các chủ đề bài viết được viết hay sửa đổi thường xuyên, cách viết bài cách sao lưu, cách bày trí trang cá nhân, cách nói chuyện cách xưng hô để các quản trị viên không thể xâu chuỗi được mối liên hệ với tài khoản chính mà trong tương lai con rối sẽ hỗ trợ. Đồng thời, tài khoản rối sẽ cố tình tạo ra các cuộc hội thoại qua lại với nhau, cũng như thảo luận chung nơi mà một người hai tài khoản cùng trao đổi, để tránh bị nghi ngờ trong các hoạt động khác.

Tài khoản thay thế hợp lệ

Đôi khi tài khoản thay thế được dùng với những mục đích hợp lệ. Ví dụ:

  • Thành viên dùng tài khoản chính với tên thật của mình, và giờ lập tài khoản phụ mang một tên bí danh vì không muốn các đóng góp mới này liên hệ đến tên thật của mình.
  • Thành viên có uy tín tạo một tài khoản mới để thử nghiệm xem cộng đồng hoạt động như thế nào đối với thành viên mới.

Nếu bạn dùng một tài khoản thay thế hợp lệ, bạn phải đảm bảo rằng tài khoản đó không vi phạm các quy định trong bài viết này. Nên liên kết và chỉ rõ các tài khoản phụ đến tài khoản chính trên trang thành viên (trừ khi việc đó sẽ khiến cho tài khoản phụ trở nên vô nghĩa) bằng các bản mẫu như {{Tài khoản thành viên thay thế}}.

Tách biệt và bảo mật

Một số thành viên sử dụng các tài khoản thay thế để tách biệt các đóng góp của họ vì nhiều lý do:

  • Một người đang đóng góp rất nhiều cho một lĩnh vực tại Wikipedia có thể đăng ký một tài khoản để dành riêng cho việc phát triển lĩnh vực đó.
  • Truy cập vào Wikipedia bằng một máy tính công cộng, hay kết nối với một mạng không bảo mật, hay các trường hợp có thể dẫn đến việc tài khoản bị đột nhập. Do một số máy tính công cộng có thể nhiễm các chương trình trojan ăn trộm mật khẩu hoặc lưu dấu phím gõ (keylogger), một số thành viên có thể dùng một tài khoản thay thế để tránh bị mất tài khoản chính. Nên liên kết những tài khoản phụ này đến tài khoản chính hoặc đặt một cái tên dễ nhận biết. Ví dụ, thành viên Ví dụ dùng tài khoản phụ mang tên Ví dụ 2; trang thành viên và trang thảo luận thành viên của tài khoản phụ được đổi hướng đến các trang của tài khoản chính.
  • Thành viên với trình độ chuyên môn rõ rệt trong một lĩnh vực có thể không muốn liên hệ các đóng góp của mình cho lĩnh vực đó với các đóng góp cho các bài về các chủ đề kém trọng lượng.

Quyền riêng tư

Một người soạn một bài viết có tính gây tranh cãi trong phạm vi gia đình, xã hội, hoặc cộng đồng chuyên môn, trong khi cộng đồng đó biết hoặc có thể truy ra danh tính của người này, thì thành viên này có thể muốn dùng một tài khoản thay thế để tránh các hậu quả đời thường do dính líu đến lĩnh vực đó. Tài khoản phụ này không liên kết đến tài khoản chính và không được phép vi phạm các mục đích sử dụng không hợp lệ trong bài viết này. Nếu có, tài khoản phụ có thể sẽ bị liên kết với tài khoản chính để chịu phạt.

Tài khoản bóng

Tài khoản bóng (doppelganger account) là tài khoản phụ được tạo ra với một cái tên tương tự hoặc gần giống tài khoản chính nhằm chặn trước khả năng cái tên này bị những kẻ phá hoại lấy để giả danh. Các thành viên được phép tạo những tài khoản như vậy, và những tài khoản này cần được đánh dấu bằng bản mẫu {{doppelganger}}, hoặc đổi hướng về trang thành viên của tài khoản chính. Không nên dùng các tài khoản bóng để biên tập.

Làm lại từ đầu bằng một cái tên mới

Làm lại từ đầu là khi một người thôi sử dụng tài khoản cũ để bắt đầu lại từ đầu bằng một tài khoản mới, có thể là do muốn rũ bỏ các sai lầm trong quá khứ hoặc để tránh bị quấy rối. Chỉ được phép làm lại từ đầu nếu thành viên đó đang không phải chịu các lệnh cấm có hiệu lực, lệnh cấm chỉ có hiệu lực hay các biện pháp tương tự. Đừng lấy tài khoản mới này để quay lại các bài viết cũ, chủ đề cũ, với cách biên tập cũ, hay với hành vi đã được công nhận là phạm quy đó. Hãy cẩn thận với các sửa đổi của mình để trông nó không giống như bạn đang trốn tránh sự xét nét. Làm lại từ đầu tức là bạn không được dùng tài khoản cũ nữa, và nên thông báo cho người khác biết bằng cách treo biển {{Đã nghỉ việc}} trên trang thành viên của mình, nhằm giúp tránh bị hiểu nhầm là bạn đang dùng nhiều tài khoản.

Hãy coi sự bắt đầu lại với một cái tên mới là một ưu đãi dành cho bạn; đừng lạm dụng sự ưu đãi này bằng cách lại có hành vi gây rối hoặc lừa người khác.

Vi phạm tên người dùng

Nếu như bạn bị cấm, chỉ vì sở hữu một tên người dùng phạm quy, bạn có thể tạo một tài khoản mới với một cái tên mới phù hợp hơn.

Tài khoản bị đột nhập

Trong trường hợp bạn làm mất mật khẩu hay bị ai đó lấy mất mật khẩu nên không thể truy cập vào tài khoản của mình, bạn có thể tạo một tài khoản mới. Bạn nên ghi chú trên các trang thành viên rằng đây là hai tài khoản thay thế của cùng một người. Nếu cần thiết, bạn nên nhờ một bảo quản viên cấm vô hạn tài khoản cũ kia. Có thể bạn sẽ muốn cân nhắc cam kết danh tính để tránh các trường hợp này xảy ra.

Lý do kỹ thuật

  • Bảo trì: Một thành viên có thể dùng một tài khoản phụ dành riêng cho các tác vụ bảo trì nhằm đơn giản hóa việc tổ chức các tác vụ đó, cũng như giữ trang thảo luận phục vụ riêng cho mục đích bảo trì. Nên liên kết tài khoản phụ đến tài khoản chính một cách rõ ràng.
  • Bot: Bot là các chương trình soạn thảo tự động hoặc bán tự động. Wikipedia khuyến khích các thành viên sử dụng bot tạo tài khoản riêng (và yêu cầu cấp cờ bot tại Wikipedia:Robot/Yêu cầu cấp quyền), để các sửa đổi tự động của bot được lọc ra khỏi trang Thay đổi gần đây. Nên liên kết tài khoản bot đến tài khoản của chủ sở hữu bot. (Về các quy trình và quy định, xem Wikipedia:Quy định về bot)
  • Thử nghiệm và đào tạo: Các thành viên dùng rất nhiều script cũng như các công cụ khác có thể muốn tạo một tài khoản phụ để thử nghiệm và xem kết quả thử nghiệm từ một góc nhìn khác; hoặc để hiển thị giao diện mặc định của Wikipedia khi đào tạo các thành viên mới. Tài khoản phụ nên được liên kết với tài khoản chính một cách rõ ràng (nếu việc này không ảnh hưởng đến công tác thử nghiệm và đào tạo).
  • Người dùng xác thực hai yếu tố: Các thành viên dùng xác thực hai yếu tố có thể không đăng nhập được Wikipedia từ một số loại máy khách nhất định. Khi đó, thành viên có thể tạo tài khoản phụ, chẳng hạn như Ví dụ (di động).

Tài khoản vai trò

Tài khoản vai trò (role account) là tài khoản được dùng bởi nhiều người để thực hiện một tác vụ cụ thể.

Việc sử dụng tài khoản vai trò thường không được chấp nhận trừ các trường hợp đặc biệt. Các trường hợp đặc biệt bao gồm tài khoản được tạo ra chỉ để các thành viên khác liên lạc bằng email (ví dụ user:Arbitration Committee được tạo ra để email Hội đồng trọng tài bên en) và tài khoản bot có nhiều chủ. Nếu bạn sử dụng một tài khoản nhiều người dùng, nó rất có thể sẽ bị cấm.

Giảng dạy

Giáo viên sử dụng Wikipedia trong chương trình giảng dạy của mình có thể tạo một tài khoản riêng cho việc giám sát sinh viên. Chỉ nên sử dụng tài khoản này trong phạm vi các bài viết liên quan trực tiếp đến sinh viên và chương trình học.

Khai báo tài khoản thay thế

Nên liên kết và chỉ rõ mối liên hệ giữa các tài khoản để người khác dễ nhận ra người chủ duy nhất của các tài khoản này, trừ phi việc đó sẽ khiến cho việc thiết lập tài khoản phụ hợp lệ trở nên vô nghĩa.

Cách khai báo:

Thành viên sở hữu tài khoản phụ vì lý do riêng tư mà không muốn khai báo một cách công khai, nhưng lo ngại rằng việc biên tập của mình có thể thu hút sự xét nét, nên liên lạc với một kiểm định viên. Đối tượng thu hút sự xét nét là thành viên thường biên tập các bài chứa nội dung gây tranh cãi, người có nhiều tài khoản và mỗi tài khoản phục vụ một mục đích, các biên tập viên đang có nguyện vọng trở thành bảo quản viên, cho dù hành vi biên tập của các đối tượng này không mang tính gây hại. Nếu lo lắng, bạn có thể liên lạc với một kiểm định viên để xin lời khuyên. Thành viên nào từ bỏ tài khoản của mình và đang đóng góp bằng một danh tính mới phải tuân theo quy định về làm lại từ đầu.

Xác định và xử lý các tài khoản bị nghi là tài khoản con rối

Các tài khoản con rối thường được xác định khi có yêu cầu đăng tại Wikipedia:Nghi vấn về tài khoản con rối, dựa trên lịch sử đóng góp của các tài khoản này, và/hoặc yêu cầu đăng tại Wikipedia:Yêu cầu kiểm định tài khoản dựa trên các thông tin mà một số ít thành viên Wikipedia có với quyền kiểm tra người dùng có thể truy nhập được. Các hình thức xử lý một tài khoản con rối có thể bao gồm cấm tài khoản con rối và treo biển tại trang cá nhân cùng trang thảo luận của tài khoản bị cấm.

Wikipedia:Nghi vấn về tài khoản con rối

Nếu bạn cho rằng ai đó đang sử dụng tài khoản con rối và muốn lấy ý kiến của những người khác về vấn đề này, bạn có thể đăng thông báo tại Wikipedia:Nghi vấn về tài khoản con rối và làm theo các chỉ dẫn tại đó.

Kiểm tra người dùng

Wikipedia có một quy trình được gọi là Kiểm tra người dùng để xác định tài khoản con rối trong một số trường hợp nhất định. Khi có nghi vấn về vấn đề tài khoản con rối, người ta có thể xem các thông tin được lưu lại ở (server log information). Để phù hợp với Chính sách của Wikimedia Foundation về thông tin cá nhân, chỉ có một vài người với quyền kiểm tra người dùng có thể thực hiện việc kiểm tra các bằng chứng để xem người dùng A và người dùng B có phải là một hay không, và việc này chỉ được thực hiện trong những trường hợp nghiêm trọng và với lý do hợp lý.

Các yêu cầu có thể được đăng tại Wikipedia:Yêu cầu kiểm định tài khoản. Việc yêu cầu kiểm tra người dùng một cách thiếu căn cứ không được hỗ trợ và khó có thể được chấp nhận. Ngoài ra, cần lưu ý rằng việc kiểm tra người dùng không thể khẳng định một cách chắc chắn rằng hai tài khoản không có liên quan. Nó chỉ có thể khẳng định rằng hai tài khoản có liên quan, hoặc rằng tại thời điểm kiểm tra không có bằng chứng rõ ràng về mối liên quan.

Bạn có thể muốn đăng yêu cầu tại cả Wikipedia:Yêu cầu kiểm định tài khoảnWikipedia:Nghi vấn về tài khoản con rối.

Tin nhắn cho bảo quản viên

Trong một số trường hợp, có thể liệt kê một danh sách các tài khoản bị nghi là con rối tại Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên

Bị buộc tội oan

Trong một số trường hợp, không thể xác định rõ xem một tài khoản có phải con rối hay không, vì những người tạo các tài khoản này thường cố tránh bị phát hiện. Những điểm tương đồng về mối quan tâm và phong cách làm việc có thể được ghi nhận, nhưng không phải ai cũng đủ quen thuộc với người dùng này để hiểu các bằng chứng. Hãy nhớ rằng có thể có nhiều người bắt đầu tham gia Wikipedia vì cùng một lí do, đặc biệt trong các lĩnh vực gây tranh cãi như các bài viết về chính trị, tôn giáo, hoặc Biểu quyết xóa bài.

Nếu bạn bị coi là một tài khoản con rối một cách oan uổng, đừng quá xem trọng việc đó. Người mới đến là những thành phần chưa biết. Hãy tiếp tục tham gia, thực hiện các sửa đổi tích cực, và lịch sử đóng góp của bạn sẽ tự giải oan cho mình. Đó thường là cách duy nhất để chứng minh rằng bạn không phải là con rối của người khác; ngay cả quy trình kiểm tra người dùng cũng không giải oan cho bạn được.

Cấm tài khoản

Nếu một người bị phát hiện rằng đang sử dụng tài khoản con rối, các tài khoản con rối có thể bị cấm vô hạn. Tài khoản chính cũng có thể bị cấm nếu một quản lý thấy cần. Các địa chỉ IP được dùng cho tài khoản rối cũng có thể bị cấm theo nhưng có cấm vô hạn hay không thì còn tùy vào loại IP.

Treo biển

Wikipedia có một số bản mẫu để gắn lên trang thành viên và trang thảo luận của tài khoản rối. Các bản mẫu này chỉ phục vụ mục đích tiện dụng và không phải là một phần của quy định này.

Biển nghi ngờ

  • Người dùng bị nghi ngờ - {{Sockpuppet|1=TênNgườiDùng|evidence=[[LiênKếtTớiBằngChứng]]}}
  • Địa chỉ IP bị nghi ngờ - {{IPsock|1=TênNgườiDùng|evidence=[[LiênKếtTớiBằngChứng]]}}

Biển khẳng định

  • Biển xác nhận cho các tài khoản rối đã được kiểm định - {{con rối|tên người dùng|confirmed|evidence=[[LiênKếtTớiBằngChứng]]}}. LiênKếtTớiBằngChứng có thể là trang yêu cầu kiểm định [[Wikipedia:Yêu cầu kiểm định tài khoản/Tên người dùng]]
  • Trang thảo luận gắn biển bị cấm: {{sockblock}}
  • Người điều khiển rối (Sockpuppeteer) - Gắn biển {{Người điều khiển rối}} cho tài khoản gốc hay tài khoản nổi bật nhất của người dùng rối.

Xác định và xử lý các tài khoản thay thế không thích hợp

Các tài khoản thay thế được sử dụng không theo quy định này hoặc được sử dụng một cách không thích hợp có thể bị cấm vì lí do "tài khoản thay thế không thích hợp". Có thể sử dụng đồng thuận để xác định một tài khoản thuộc diện tài khoản thay thế không thích hợp. Việc khóa tài khoản hoặc các biện pháp khác đối với một tài khoản thay thế không thích hợp có thể được quyết định bằng đồng thuận hoặc do một quản lý viên tự quyết định.

Đạt đồng thuận

Có một số cách đạt đồng thuận. Một trong các cách này là đăng yêu cầu tại tin nhắn cho người quản lý. Việc trưng cầu ý kiến nên kéo dài ít nhất 5 ngày, và khi kết thúc, một quản lý viên cần dùng tiêu bản đóng lại.

Các yếu tố xác định một tài khoản thay thế

Hai tài khoản được coi là thay thế nhau nếu chúng được sử dụng bởi cùng một người, và trong lịch sử đóng góp có các đóng góp xen kẽ nhau về mặt thời gian, trong đó một đóng góp từ tài khoản thứ hai xảy ra ở bất cứ đâu trong Wikipedia giữa khoảng thời gian của 2 đóng góp từ tài khoản thứ nhất. Tuy nhiên, có thể xảy ra tình huống khi một người dùng có một tài khoản chính, ngừng sử dụng nó, và mở một tài khoản mới.

Mặc dù thời gian xen kẽ là cách duy nhất để xác định xem 2 tài khoản có phải các tài khoản thay thế hay không, có thể dùng đồng thuận để quyết định xem hai tài khoản có phải tài khoản thay thế hay không, kể cả trong trường hợp chúng không có lịch sử đóng góp xen kẽ nhau. Ví dụ, có thể có một mối quan hệ sử dụng giữa 2 hoặc nhiều tài khoản khi chúng thể hiện một trạng thái liên tục. Chính hành động của người dùng, chứ không phải tên của tài khoản, là cái cho thấy rằng hai hoặc nhiều tài khoản là của một người đó.

Xử lý người dùng

Có sự khác biệt quan trọng giữa một người dùng tài khoản thay thế một cách không thích hợp và một người dùng tài khoản con rối. Do đó, người dùng tài khoản thay thế một cách không thích hợp vẫn có thể tiếp tục đóng góp cho Wikipedia bằng tài khoản chính của mình. Một tài khoản thay thế không thích hợp không phải là một tài khoản con rối, và quy định Wikipedia:Giữ thiện ý vẫn áp dụng cho tài khoản chính của thành viên đó. Không nên dùng các biện pháp mạnh, vốn dành cho việc bảo vệ Wikipedia khỏi các tài khoản con rối, cho tài khoản chính của một người dùng có lịch sử đóng góp tốt nhưng đã sử dụng tài khoản thay thế một cách không thích hợp.

Coi các tài khoản thay thế tiếp theo là tài khoản con rối

Các quy định Wikipedia áp dụng cho từng người chứ không phải cho từng tài khoản. Việc một người lạm dụng một tài khoản thay thế có thể sẽ dẫn đến việc người này không được sử dụng các tài khoản thay thế khác. Nếu có sự đồng thuận rằng một người đang sử dụng một tài khoản thay thế một cách không thích hợp, thì việc người này tiếp tục sử dụng tài khoản thay thế sẽ được coi là lách khỏi quyết định của cộng đồng. Khi đó, tài khoản này được coi là một tài khoản con rối và sẽ được xử lý theo như nội dung tại các mục Tài khoản con rốiXác định và xử lý các tài khoản bị nghi là tài khoản con rối.

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ Xem thêm: WP:BMB
  1. ^ Chính sách quyền riêng tư tại Quỹ Wikimedia:
    "Chúng tôi có thể tiết lộ Thông tin cá nhân của bạn nếu chúng tôi có lý do tin rằng đó là hành động cần thiết để ngăn chặn nguy cơ thương tật nghiêm trọng hoặc tử vong mà một cá nhân nào đó sắp phải chịu hoặc để bảo vệ tổ chức, nhân viên, nhà thầu, người dùng của chúng tôi hoặc công chúng, tất nhiên, chúng tôi hy vọng biến cố này sẽ không bao giờ xảy ra. Chúng tôi cũng có thể tiết lộ Thông tin cá nhân của bạn nếu chúng tôi có lý do tin rằng đó là hành động cần thiết để phát hiện, ngăn chặn hoặc đánh giá và xử lý các lo ngại về thư rác, phần mềm độc hại, hành vi gian lận, lạm dụng, hoạt động bất hợp pháp và các lo ngại về bảo mật hoặc kỹ thuật. (Tham khảo danh sách các ví dụ trong phần Câu hỏi thường gặp để biết thêm thông tin.)"
  2. ^ en:Wikipedia:Requests for arbitration/Agapetos angel#Meatpuppets