Bước tới nội dung

Wikipedia:Hiệu đính

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Rất nhiều bài viết ở Wikipedia tiếng Việt là bài dịch từ ngôn ngữ khác sang tiếng Việt, được dịch bởi những người không chuyên, không biết cách dịch. Do đó, những bài này cần được hiệu đính lại, có nghĩa là xem xét, đối chiếu với bản gốc, sửa các lỗi dịch sai và những ý văn lủng củng. Đây là vấn đề mà ảnh hưởng cả các bài được đưa vào danh sách tốtchọn lọc. Hai lý do chính mà Wikipedia hay có mạch văn lủng củng là do nhiều thành viên ở đây có kĩ năng viết tiếng Việt kém, không biết biên tập lại nội dung hoặc do sử dụng dịch máy xong biên tập lại không đủ nhiều. Vì vậy, bài này được sinh ra để tập hiệu đính một cách hiệu quả và chuẩn xác.

Các bước hiệu đính

[sửa | sửa mã nguồn]
Bước 1
Đọc lướt qua bài và xem chỗ nào đọc thấy mạch văn bị ngắt, không hay, hay bị lủng củng. Nếu thấy cần, bạn có thể treo bảng {{Cần sửa ngữ văn}}, {{Biên tập}} hay {{Cần dọn dẹp}} ngay đầu bài hoặc ngay đầu đề mục cần sửa.
Bước 2
Hiệu đính lại bài bằng cách ấn nút "Sửa đổi" hay "Sửa mã nguồn" ở thanh nút trên cùng hoặc ấn vào nút [sửa | sửa mã nguồn] ở tiêu đề đoạn.
Bước 3
Sửa lại bài và ghi tóm lược sửa đổi trước khi lưu, để người khác hiểu bạn sửa về cái gì. Ghi "hiệu đính" cũng được, nhưng nếu ghi cụ thể hơn như "sửa hành văn", "sửa ngữ pháp", "sửa dịch sai", "thay bằng diễn đạt tự nhiên hơn" thì càng tốt.
Bước 4
Ấn "xem lại những thay đổi của bạn", duyệt lại lần cuối, và ấn "đăng thay đổi".
Bước 5 (tùy ý)
Nếu thấy bài đã mạch lạc, trau chuốt, bạn có thể bỏ bản mẫu {{Cần dọn dẹp}} đi.

Danh sách lỗi thường gặp

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhầm vần

[sửa | sửa mã nguồn]
ct anang d, rgi inhin chtr xs vân vân...