Wikipedia:Hiến các tài liệu có bản quyền
Tóm tắt trang này:
|
Bản quyền trong Wikipedia |
---|
Quy định |
|
Hướng dẫn |
Quy trình |
Trợ giúp |
Tài nguyên |
Đôi khi, có người muốn "hiến" các tài liệu có bản quyền cho Wikipedia. Những tài liệu này có thể là văn bản (gồm cả chuyên khảo, bài báo khoa học, v.v…) hoặc hình ảnh (gồm cả ảnh chụp). Có thể những tài liệu đó đã được đăng tải tại web site khác hoặc chưa, có thể thích hợp để đưa vào Wikipedia hoặc không. Trang này cung cấp thông tin xoay quanh việc hiến tài liệu cho Wikipedia cũng như hướng dẫn bạn cách hiến.
Hiến tài liệu cho Wikipedia đồng nghĩa với việc gì
[sửa | sửa mã nguồn]Khi bạn đóng góp tài liệu cho Wikipedia, bạn không chỉ đang trao cho chúng tôi độc quyền sử dụng nó. Bạn vẫn giữ các quyền bạn đã giữ trước đây, nhưng đồng thời bạn cũng đang cấp phép theo giấy phép Creative Commons Ghi công–Chia sẻ tương tự phiên bản 4.0 Quốc tế (CC BY-SA) và Giấy phép Tài liệu Tự do GNU (GFDL), những giấy phép không mang tính độc quyền. Các giấy phép này cho phép tất cả mọi người (không chỉ riêng mình Wikipedia) chia sẻ, phân phối, và chuyển thể tác phẩm của bạn thoải mái, miễn họ vẫn ghi công bạn là tác giả. Chúng tôi không chấp nhận những thứ: chỉ cho phép dùng trên Wikipedia, không dùng ở nơi khác, không dùng cho mục đích thương mại hay không cho phép phái sinh. Ngoài ra, vì một số tác phẩm phái sinh sau này có thể được dùng cho mục đích thương mại, chúng tôi cũng không chấp nhận các lời cấp phép như: chỉ dùng cho mục đích phổ cập kiến thức, chỉ dùng cho mục đích phổ cập thông tin, chỉ dùng cho mục đích giáo dục, hoặc sử dụng phi lợi nhuận.
Điều khoản sử dụng của Quỹ Wikimedia cho phép Wikipedia nhận các văn bản của người khác hoặc người khác đồng soạn thảo với bạn theo giấy phép CC-BY-SA hoặc tương thích với CC-BY-SA, tức không cần phải tương thích với GFDL. Nhưng với những văn bản do một mình bạn sở hữu bản quyền thì bạn phải cấp phép kép, cả giấy phép CC-BY-SA lẫn GFDL.
Xin nhận thức rằng nội dung mà bạn hiến sẽ là đối tượng bị cộng đồng Wikipedia sửa đổi thường xuyên. Người ta có thể bổ sung, xóa bớt, sắp xếp lại, minh họa thêm, chia thành nhiều bài viết khác nhau, dịch nó sang ngôn ngữ khác, và có khi là thay đổi đến mức bạn không thể nhận ra nổi nữa. Đóng góp của bạn sẽ luôn được đề trong lịch sử trang, do đó bạn vẫn được ghi công cho tác phẩm của mình. Giấy phép của chúng tôi bắt buộc chúng tôi phải ghi công và đảm bảo rằng bạn sẽ không bị mất đi quyền đó dù cho người khác có sửa đổi tác phẩm của bạn thế nào. Cần nhớ rằng một trong những lợi ích của quyền tự do sửa đổi là bạn hoàn toàn có quyền đưa các cải tiến mà người khác đã thực hiện vào website của mình hoặc vào tác phẩm gốc của bạn một cách tự do, miễn là nó phải tiếp tục cấp phép theo CC-BY-SA và GFDL.
Nếu vì một lý do nào đó tác phẩm của bạn phải được giữ nguyên, không được phép thay đổi, có thể bạn sẽ muốn đưa nó lên Wikisource – một dự án chị em với Wikipedia.
Tại sao chúng tôi không nhận một số lời đề nghị
[sửa | sửa mã nguồn]Bạn không thể hiến thứ mà bạn không sở hữu
[sửa | sửa mã nguồn]Nếu bạn không phải là người nắm giữ bản quyền thì bạn không thể hiến các quyền cho Wikipedia! Chúng tôi hoàn toàn không muốn gặp các vấn đề vi phạm bản quyền và sẽ mạnh tay loại bỏ nếu như tồn tại một thắc mắc dù nhỏ nhất về quyền sử dụng nó.
Ví dụ:
- Đa số các trang web không hề cho phép mọi người tự do sao chép tài liệu của họ. Trừ khi tài liệu đó đã thuộc phạm vi công cộng, ghi chú giấy phép bên trái tương thích với giấy phép Creative Commons Ghi công–Chia sẻ tương tự phiên bản 4.0 Quốc tế hoặc bạn được trao quyền sử dụng nó một cách rõ ràng, xin đừng chép và dán nội dung từ các trang web vào Wikipedia. (Wikipedia:Xin cấp phép bản quyền sẽ hướng dẫn bạn cách xin phép và xác nhận lời cấp phép).
- Nếu bạn là tác giả gốc nhưng mọi quyền hạn đã được trao cho nhà xuất bản của bạn thì bạn không còn khả năng cấp quyền tác phẩm đó cho chúng tôi (vì giờ đây, bên giữ bản quyền hợp pháp là nhà xuất bản).
- Nếu bạn là chủ thể trong một tấm ảnh chụp, thường thì bản quyền tấm ảnh đó thuộc về người chụp hình chứ không thuộc về bạn. Bạn cần đề nghị nhiếp ảnh gia, studio hoặc bên đang giữ bản quyền tấm ảnh đó (có thể là tòa soạn báo, công ty quản lý nghệ sĩ,...) hiến ảnh cho Wikipedia bằng một trong các cách trong bài này.
Wikipedia không phải là cuốn kỷ yếu phổ thông
[sửa | sửa mã nguồn]Wikipedia không phải là cuốn kỷ yếu phổ thông. Có những thứ chúng tôi đưa vào và có những thứ sẽ không được đưa vào. Giải thích đầy đủ có ở trang Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia. Cụ thể, chúng tôi cố gắng không đưa những thứ có mức độ nổi bật thấp hơn mà một chủ thể trong bách khoa toàn thư cần có. Ví dụ, chúng tôi có thể không cần một bài viết về câu lạc bộ ở trường đại học của bạn. Mặt khác, chúng tôi hoan nghênh các bài viết mang tính bách khoa, được dẫn nguồn đầy đủ và được viết với một giọng văn trung lập (NPOV). Nội dung của đa số các website thường không đạt được các tiêu chí này, do đó tốt nhất bạn hãy diễn dịch lại nội dung (đọc rồi tóm ý bằng giọng văn của bạn) chứ đừng sao chép y hệt. Như vậy thì Wikipedia cũng tránh được việc tái cấp phép nội dung.
Wikipedia không đăng nghiên cứu chưa công bố
[sửa | sửa mã nguồn]Wikipedia không phải là một nguồn sơ cấp đăng các nghiên cứu, tuyên bố mới chưa qua kiểm nghiệm. Quan điểm này của chúng tôi được mô tả rõ hơn tại "Wikipedia:Không đăng nghiên cứu chưa công bố". Wikipedia sẽ không có bài viết về chủ thể đó trừ phi chứng minh được là chủ thể, sự vật, sự việc đó đã thu hút rất nhiều sự chú ý của các nguồn từ bên thứ ba, hoặc của cộng đồng khoa học thế giới (đối với các chủ thể có thể được kiểm nghiệm bằng khoa học) qua một khoảng thời gian tương đối. Nếu tác phẩm của bạn mang tính lý thuyết, bước ngoặt, chưa xuất bản, hoặc không thể kiểm chứng được qua các nguồn uy tín, bạn cần phải tìm chỗ để đăng nó trước cái đã.
Hiến ảnh chụp của bạn
[sửa | sửa mã nguồn]Nếu đã chụp một số bức ảnh và nghĩ sẽ có ích cho Wikipedia, hãy đăng lên Wikimedia Commons (để kích hoạt tài khoản Commons, bạn hãy đăng nhập bằng thông tin tài khoản Wikipedia của mình). Commons là một kho tư liệu chung mà tất cả các dự án Wikimedia đều có thể lấy dùng, trong đó có Wikipedia. Nếu bạn đang đăng hình, xin hãy xem qua các thẻ quyền hình ảnh và gắn ít nhất một thẻ quyền cho hình của mình. Nếu đó là hình do chính bạn chụp thì hãy chọn một trong các thẻ sau:
{{CC-BY-4.0}}
hoặc{{CC-BY-SA-4.0}}
. Với thẻ này, bạn vẫn giữ bản quyền về mình, đồng thời cấp phép hình ảnh của bạn theo một giấy phép Creative Commons tự do (không phải giấy phép CC nào cũng hợp lệ, Commons chỉ chấp nhận giấy phép tự do, không chấp nhận các giấy phép phi thương mại hay không cho phái sinh){{Attribution}}
. Với thẻ này, bạn vẫn giữ bản quyền về mình, đồng thời cho phép hình ảnh được sử dụng một cách tự do tuân theo một số hạn chế, như phải ghi công thế nào. Ghi nhớ bất kỳ hạn chế nào do bạn đưa ra cũng không được đưa vào các điều khoản từ các giấy phép không được chấp nhận, như "cấm tác phẩm phái sinh" hoặc "không được dùng với mục đích thương mại".{{CC0}}
hoặc{{PD-self}}
để hiến các hình của bạn cho công chúng, hay còn gọi là đưa hình vào phạm vi công cộng.
Bạn cũng có thể cấp phép kép, nghĩa là gắn hai giấy phép khác nhau. Người dùng có thể tùy chọn cái nào họ muốn khi dùng ảnh của bạn.
Bên cạnh thẻ quyền, bạn cũng cần ghi chú thích và thông tin nguồn gốc cho hình tại Trang mô tả hình. Chẳng hạn như bạn chụp cái gì, chụp khi nào và ở đâu. Nếu được thì bạn nên đăng ảnh có thông số EXIF của máy ảnh để tránh nghi vấn và gắn thể loại cho hình nữa.
Trao cho chúng tôi quyền sao chép các tài liệu đã được đưa lên mạng rồi
[sửa | sửa mã nguồn]Trang web
[sửa | sửa mã nguồn]Một cách đơn giản để trao quyền sao chép các tài liệu Internet là ghi một câu cấp phép tại chính trang đăng tài liệu đó. Người ta thường gọi đấy là thông báo "copyleft". Thông báo này phải nói rằng site của bạn (hay một phần site của bạn) được cấp phép theo giấy phép Creative Commons Ghi công–Chia sẻ tương tự phiên bản 4.0 Quốc tế (CC BY-SA) và Giấy phép Tài liệu Tự do GNU (GFDL) hoặc thuộc phạm vi công cộng. Đối với văn bản, câu như dưới đây là một câu cấp phép ổn:
- Nội dung văn bản của website này [hoặc trang này, tùy bạn muốn phát hành phần nào] có thể được chỉnh sửa và tái sử dụng theo các điều khoản của Creative Commons Ghi công–Chia sẻ tương tự phiên bản 4.0 Quốc tế và Giấy phép Tài liệu Tự do GNU (phiên bản 1.2 về sau).
- The text of this website [or page, if you are specifically releasing one section] is available for modification and reuse under the terms of the Creative Commons Attribution-Sharealike 4.0 International License and the GNU Free Documentation License (unversioned, with no invariant sections, front-cover texts, or back-cover texts).
Nếu bạn không còn muốn giữ quyền nào đối với tác phẩm, bạn có thể phát hành nó vào phạm vi công cộng bằng giấy phép Creative Commons Zero Waiver. Khi đó, tác phẩm sẽ thuộc về công chúng, và trong đó bao gồm Wikipedia:
- Nội dung văn bản của website này [hoặc trang này] được phát hành theo giấy phép Creative Commons Zero Waiver 1.0 (CC0).
The text of this website [or page] is released under the Creative Commons Zero Waiver 1.0 (CC0).
Xong xuôi, bạn hãy vào trang thảo luận bài viết trên Wikipedia và treo biển {{Phát hành văn bản}} (bấm vào để đọc hướng dẫn sử dụng). Cần lưu ý rằng lời cấp phép phải xuất hiện trên trang web trước cái đã rồi bạn mới có thể qua Wikipedia gắn biển này.
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]Nếu bạn là người chụp hình, đã đăng hình lên Internet và nay muốn hiến hình cho Wikipedia, hãy đề một câu cấp phép bằng tiếng Anh ngay cạnh hoặc dưới tấm ảnh đó. Chẳng hạn như "This file is licensed under the Creative Commons Attribution-Share Alike 4.0 International license." (có nghĩa là Tập tin này được cấp phép theo giấy phép Creative Commons Ghi công-Chia sẻ tương tự 4.0 Quốc tế). Áp dụng cho hình trên các trang báo điện tử, mạng xã hội, blog, miễn người cấp phép là tác giả hoặc là bên sở hữu bản quyền hợp pháp.
Ví dụ mẫu:
- Thông tấn xã Việt Nam cấp phép tự do cho hình infographic sơ yếu lý lịch về nhà báo Lê Quốc Minh: File:Graphic Lê Quốc Minh 2021.jpg.
- Người hâm mộ chụp hình thần tượng trong một sự kiện, đăng lên Weibo rồi ghi một dòng cấp phép trong phần bình luận hoặc caption: File:Zhou Shen, Global Chinese Golden Chart, Beijng 2019.jpg.
Qua thư điện tử
[sửa | sửa mã nguồn]Nếu không muốn ghi tuyên bố cấp phép lên mạng, bạn có thể liên hệ với nhóm VRT chuyên đại diện Wikimedia xác nhận giấy phép. Trong nội dung e-mail bạn vẫn phải đồng ý cấp giấy phép tự do cho các văn bản hay hình ảnh đó.
- Đối với nội dung chữ, hãy dùng địa chỉ e-mail trang web của bạn và gửi thư về permissions-vi@wikimedia.org rồi treo biển {{Chờ VRT}} tại trang thảo luận của bài viết. Bạn sẽ nhận được thư phản hồi xác nhận tính hợp lệ của nội dung cũng như giấy phép. Xong xuôi, sẽ có người xác nhận giấy phép ở trang thảo luận bài.
- Đối với hình ảnh, hãy dùng địa chỉ e-mail ở nguồn đăng ảnh và gửi thư bằng tiếng Việt về permissions-vi@wikimedia.org hoặc bằng tiếng Anh về permissions-commons@wikimedia.org. Nếu dùng tiếng Việt, xin xem một số mẫu thư tại đây còn nếu dùng tiếng Anh, bạn có thể dùng công cụ thiết kế thư . Sau đó, bạn hãy tải tập tin lên Wikimedia Commons rồi treo biển {{PP}} tại trang của hình. Sẽ có người trả lời email, xác nhận tính hợp lệ của giấy phép và cập nhật tình trạng cấp phép. Quá 30 ngày kể từ ngày treo biển PP mà bên VRT vẫn không thể xác nhận giấy phép thì hình sẽ bị xóa.
Nếu bạn muốn cấp phép cho nội dung của website của bạn theo một giấy phép tự do, nhưng hiện chưa biết đưa nội dung vào bài viết cụ thể nào, bạn có thể làm theo các hướng dẫn ở trên, rồi liệt kê trang của bạn vào một trong các trang sau, phân loại theo nội dung và giấy phép:
- Wikipedia:Tài nguyên thông tin tự do hoặc bán tự do không thuộc phạm vi công cộng
- Wikipedia:Tài nguyên Giấy phép Tài liệu Tự do GNU
- Wikipedia:Tài nguyên phạm vi công cộng
- Wikipedia:Tài nguyên hình ảnh phạm vi công cộng
- Wikipedia:Bản đồ#Tài nguyên phạm vi công cộng và bản đồ tự do
- Commons:Free media resources