Bước tới nội dung

Wikipedia:Hướng dẫn sơ bộ về khóa hạn chế sửa đổi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Hạn chế sửa đổi là một biện pháp thường được sử dụng trên Wikipedia để bảo vệ trang khỏi việc phá hoại và tranh chấp sửa đổi. Chỉ có những tài khoản đã được mở ít nhất 4 ngày và đã thực hiện được ít nhất 10 sửa đổi (thành viên tự xác nhận) mới có thể sửa đổi bài viết bị bán khóa. Quy định chính thức liên quan đến việc áp dụng và loại bỏ mức khóa này có tại Wikipedia:Quy định khóa trang § Hạn chế sửa đổi. Hướng dẫn sơ bộ này đề cập đến việc quy định bán khóa này đang được các bảo quản viênđiều phối viên áp dụng như thế nào.

Ghi chú: Mọi trường hợp đều là khác nhau. Ngay cả khi một trang thỏa mãn từng tiêu chí trong § Cân nhắc chung§ Tiêu chí bán khóa, điều đó không có nghĩa là trang đó phải được khóa. Các bảo quản viên và điều phối viên có thể tùy ý áp dụng mức khóa này vào từng trường hợp cụ thể.

Cân nhắc chung

[sửa | sửa mã nguồn]

Biên tập viên yêu cầu bán khóa một trang tại Wikipedia:Yêu cầu khóa hay mở khóa trang (WP:YCKT) cũng như các bảo quản viên và điều phối viên cân nhắc việc bán khóa trang phải đánh giá riêng lẻ từng tình huống trước khi thực hiện thao tác khóa trang.

  • Liệu vấn đề có phải là phá hoại hay là tranh chấp sửa đổi hay không?
  • Việc phá hoại đang xảy ra ở mức nào?
  • Liệu vấn đề phá hoại có đến từ một loạt các tài khoản/người dùng IP hay không?
  • Có sửa đổi nào mang tính xây dựng cho trang này không, đặc biệt là từ người dùng vô danh?
  • Có phải vấn đề này nằm trên một trang có danh sách theo dõi cao, độ bao phủ rộng rãi hay không?
  • Vấn đề đó liệu có ảnh hưởng bất lợi đến bộ mặt của Wikipedia đối với công chúng hay không?
  • Chủ thể của trang có phải liên quan tới nhân vật còn sống hay không?
  • Chất lượng của bài viết này như thế nào? Các bài viết chất lượng cao dễ có nguy cơ bị phá hoại nhiều hơn so với các bài viết chất lượng thấp tương đương, hơn nữa, có ít khả năng một sửa đổi nhất định sẽ có thể cải thiện chất lượng của bài viết. Ngoài ra, do các bài viết chất lượng cao có dung lượng lớn hơn, nên chúng ít có khả năng bị sửa đổi hơn.

Bản mẫu {{pp-protected}} thường được đặt trên các trang bị khóa để hiển thị ổ khóa tương ứng.

Tiêu chí bán khóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Các bài viết là đối tượng phá hoại nặng nề và dai dẳng có thể được bán khóa. Không có một quy định rõ ràng nào quy định mức độ phá hoại cần thiết để cần phải bán khóa. Các bảo quản viên và điều phối viên nên sử dụng phán đoán của mình một cách phù hợp nhất để xác định xem liệu có đảm bảo cho việc bán khóa hay không. Sau đây là một số tiêu chí mà có thể hữu ích để xác định xem có phù hợp để bán khóa hay không:

  • Tất cả hoặc hầu như mọi phá hoại đều đến từ các địa chỉ IP.
  • Các thành viên chưa đăng ký sẽ có rất ít đóng góp chất lượng cho bài viết so với số lượng sửa đổi phá hoại đến từ các thành viên chưa đăng ký. Nên quan tâm nhiều hơn đến những tác động tiêu cực của việc bán khóa đối với việc không khuyến khích những đóng góp tích cực thay vì tác động tích cực của việc giảm phá hoại.
  • Thường xuyên có nhiều thành viên mới phá hoại mà việc thông báo và cảnh báo cho tất cả những thành viên phá hoại là một nhiệm vụ lớn, không có hồi kết.
  • Theo Wikipedia:WikiProject Vandalism studies/Study1 § Conclusions, trung bình 5% sửa đổi của trang là phá hoại. Vì vậy, 5% là mức độ phá hoại có thể chấp nhận được, và không nên áp dụng bán khóa trong trường hợp này. Mức độ phá hoại tăng lên bất thường xảy ra khi bất kỳ nội dung nào chiếm hơn 5% nội dung sửa đổi là phá hoại. Nếu mỗi sửa đổi phá hoại đều được hồi sửa, và không có bất kỳ sửa đổi nào khác đối với trang, thì 50% sửa đổi sẽ là phá hoại. Mức phá hoại trên 50% là rất hiếm, nhưng có thể xảy ra khi nhiều sửa đổi phá hoại được một sửa đổi duy nhất hồi sửa hoặc khi nhiều thành viên tham gia phá hoại tham gia vào bút chiến. Tỷ lệ sửa đổi phá hoại càng cao thì nhu cầu khóa trang càng lớn.
  • Nên cân nhắc ngưỡng khóa thấp hơn đối với các bài viết liên quan đến nhân vật còn sống do phá hoại trong những trường hợp này thường có nguy cơ cao hơn.

Chỉ định thời gian khóa hạn chế sửa đổi

[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu muốn khóa hạn chế sửa đổi, phải áp dụng mức khóa lần đầu trong thời gian ngắn, chẳng hạn vài giờ, vài ngày hoặc một tuần tùy thuộc vào loại trang được khóa và mức độ tranh chấp. Nếu hành vi phá hoại vẫn tiếp tục sau khi hết hạn khóa, bài viết có thể tiếp tục bị khóa trong thời gian dài hơn. Ở một vài thời điểm, bảo quản viên và điều phối viên có thể xác định rằng nó cần được khóa hạn chế sửa đổi vô thời hạn. Điều này chỉ áp dụng cho các bài viết bị phá hoại nhiều lần và bất kỳ bảo quản viên hoặc điều phối viên nào cũng có thể gỡ bỏ mức khóa 'vô thời hạn' hoặc giảm mức khóa đó xuống một khoảng thời gian mà đến lúc đó sẽ hết hạn.

  • Các trang được bán khóa vô thời hạn cần phải từng được khóa trước đó. Điều này nhằm mục đích cho biết rằng vấn đề vẫn đang diễn ra, và biện pháp bán khóa tạm thời không có tác dụng về lâu dài.
  • Việc phá hoại tái diễn ngay sau khi mức bán khóa được loại bỏ chứng tỏ rằng trang đó là mục tiêu phổ biến cho các hành vi phá hoại ngẫu nhiên. Các trang như vậy có khả năng cần phải được bán khóa vô thời hạn.
  • Nếu hành vi phá hoại có liên quan đến một sự kiện đang diễn ra, thì biện pháp bán khóa cần được dỡ bỏ sau khi sự kiện đó kết thúc.

Rút ngắn thời gian khóa hoặc mở khóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Do việc khóa trang một cách hiệu quả sẽ ngăn chặn việc tranh chấp sửa đổi, nên cách duy nhất để biết liệu có còn cần khóa hay không là xem liệu tranh chấp sửa đổi có quay trở lại hay không nếu không được khóa. Vì lý do này, tất cả các trang được bán khóa vô thời hạn có thể được mở khóa theo thời gian. Bảo quản viên và điều phối viên nên theo dõi trang sau khi trang đó được mở khóa.