Bước tới nội dung

Wikipedia:Giám sát viên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Wikipedia:Giám sát viên/Nháp)
Giám sát viên – những nhân viên dọn dẹp có chìa khoá vào những nơi kín nhất của cả toà nhà.

Huỷ bỏ (suppression hoặc oversight) là một dạng xoá nâng cao cho phép giám sát viên loại bỏ hoàn toàn thông tin khỏi mọi luồng truy cập, kể cả bảo quản viên, mạnh hơn nhiều so với xoá trang hay xoá phiên bản. Quyền này được sử dụng rất hạn chế, nhằm mục tiêu bảo mật, xoá bỏ nội dung lăng mạ, và đôi khi là cả các trường hợp vi phạm bản quyền nặng khỏi mọi sửa đổi, phiên bản, trang nội dung, hay mục nhật trình (gồm cả danh sách thành viên, nếu cần) trên Wikipedia.

Quyền này chỉ trao cho một số ít người được tin tưởng; họ sẽ huỷ các thông tin nếu cho rằng chúng vi phạm các quy định nghiêm ngặt dưới đây. Các giám sát viên khác sẽ kiểm soát việc sử dụng công cụ này thông qua nhật trình huỷ.

Một tiếp viên sẽ thực hiện cấp quyền cho ứng viên đắc cử giám sát viên. Các giám sát viên phải đồng thời là bảo quản viên; nếu một giám sát viên bị bất tín nhiệm vị trí bảo quản viên, họ cũng sẽ bị gỡ quyền giám sát viên. Các ứng viên phải từ 18 tuổi trở lên, và phải ký cam kết bảo mật thông tin không công khai của Quỹ Wikimedia trước khi được bổ nhiệm. Việc sử dụng công cụ sẽ do các giám sát viên và Uỷ ban Thanh tra kiểm soát; bất kỳ giám sát viên nào lạm dụng hoặc dùng công cụ sai quy định có thể sẽ bị bãi nhiệm và thu hồi quyền.

Quy định này bổ sung cho bộ quy định giám sát viên toàn cầu và chỉ áp dụng trong phạm vi Wikipedia tiếng Việt. Hiện nay chưa có bất kỳ giám sát viên nào trên Wikipedia tiếng Việt.

Thuật ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Thuật ngữ gốc "oversight" (dùng để chỉ chức năng/công cụ) bắt nguồn từ tiện ích mở rộng Oversight, một tính năng xoá bỏ phiên bản; quyền truy cập nhật trình tiện ích này sẽ cho phép oversight (giám sát) quy trình hoạt động. Tiện ích Oversight vốn chỉ là một phương pháp tạm thời; trong năm 2009, hệ thống RevisionDelete được kích hoạt, giúp tối ưu hoá một số vấn đề của Oversight (gồm nhận dạng sai người thực hiện sửa đổi và tính chất không thể hoàn tác) và bổ sung những tính năng mới (ẩn tài khoản hoặc nhật trình). Vì lý do lịch sử, nhóm thành viên có quyền sử dụng tiện ích RevisionDelete và công cụ Oversight hiện vẫn được gọi là "oversighters" ("giám sát viên"), còn tính năng "suppression" ("huỷ bỏ") vẫn có tên không chính thức "oversight". Tuy nhiên, "oversight" có thể dùng để chỉ đến chính tiện ích cũ, còn "suppression" thì không.

Các phiên bản bị xoá bằng tiện ích Oversight cũ không để lại gì trong lịch sử trang và không thể hoàn tác; nhật trình xoá được lưu lại trong Đặc biệt:Oversight. Khi phần mềm MediaWiki cập nhật và triển khai phiên bản mới, Oversight bị thay thế bằng RevisionDelete. Sau đó, các phiên bản bị huỷ bằng RevisionDelete (quy trình huỷ mới) sẽ để lại một dòng thay thế trong lịch sử trang, và có thể phục hồi nếu cần thiết. Mọi tác vụ thay đổi mức khả kiến bằng tiện ích Oversight đều được chuyển sang cơ chế mới, trở nên công khai và có thể hoàn tác.

So sánh các công cụ ẩn
Ẩn khỏi Mọi người có thể thấy trong lịch sử trang không? Có thể hoàn tác dễ dàng không? Nhật trình xoá có công khai không? Báo lỗi khi xem trang Khác?
Xoá phiên bản Người dùng không phải
bảo quản viên
(bị gạch) MediaWiki:Rev-deleted-no-diff
Huỷ Người dùng không phải
giám sát viên
(bị gạch đúp)[note 1] Không MediaWiki:Rev-suppressed-no-diff
Huỷ (cũ) Người dùng không phải
giám sát viên
Không Không Không n/a

Quy định

[sửa | sửa mã nguồn]

Giám sát viên được phép sử dụng công cụ trong các trường hợp sau:

  1. Xoá thông tin cá nhân không công khai. Công cụ huỷ bỏ ưu tiên dùng để xoá hẳn dạng thông tin này. Một số ví dụ:
    • Số điện thoại, địa chỉ nhà, số thẻ an sinh xã hội, số thẻ tín dụng, cơ quan hay các thông tin cá nhân không công khai khác.
    • Thông tin giúp xác định danh tính của những thành viên dùng tên giả hoặc ẩn danh chưa từng công khai danh tính.
    • Dữ liệu IP của những biên tập viên vô tình đăng xuất và để lộ địa chỉ IP, không thể tự hoàn tác.
    • Dữ liệu IP của những biên tập viên không dùng tài khoản, theo yêu cầu.[note 2]

Trong các trường hợp sau, các giám sát viên có thể huỷ phiên bản hoặc nhật trình, tuỳ theo hoàn cảnh. Tuy nhiên, họ vẫn cần xét kỹ xem việc xoá phiên bản thông thường của điều phối viên hoặc bảo quản viên có đủ đáp ứng hay không.

  1. Xoá thông tin lăng mạ hoặc tiềm ẩn nguy cơ lăng mạ,
    • theo chỉ định của Tổ chức Wikimedia
    hoặc
    • khi rõ ràng không có bất cứ lý do nào để giữ lại phiên bản về mặt biên tập.
  2. Xoá nội dung vi phạm bản quyền, theo chỉ định của Tổ chức Wikimedia.
  3. Ẩn những tên người dùng có tính chất tấn công hiển nhiên trên các danh sách và nhật trình tự động, nếu không làm ngắt quãng lịch sử sửa đổi. Một tên người dùng có tính chất tấn công hiển nhiên là tên rõ ràng được đặt với dự định phỉ báng, đe doạ, lăng mạ, xúc phạm, hoặc quấy rối ai đó.[note 3]
  4. Xoá bỏ nội dung phá hoại. Công cụ huỷ bỏ đôi khi được dùng để xoá thông tin phá hoại mà các tác vụ thông thường của bảo quản viên không đủ hiệu quả. Những trường hợp như vậy cần phải thảo luận trước với các giám sát viên khác, trừ khi tình huống rất khẩn cấp hoặc cần ưu tiên – nhưng vẫn cần thảo luận lại ngay sau đó.[note 3]

Bộ quy định cho giám sát viên gốc, chỉ gồm có ba tiêu chí đầu tiên, đã được thông qua vì công cụ Oversight (nay không dùng) không cho phép giám sát viên phục hồi phiên bản đã huỷ. Tiêu chí thứ tư và thứ năm lần lượt được thông qua vào tháng 11 năm 2009 và khi phần mềm MediaWiki hoàn tất cập nhật tính năng RevisionDelete – cho phép giám sát viên dễ dàng hoàn tác việc huỷ bỏ.

Tính riêng tư sau khi đổi tên

[sửa | sửa mã nguồn]

Giám sát viên không được phép sử dụng công cụ để ẩn tên người dùng đã đổi, ngay cả khi tên cũ là tên thật. Các thành viên có tên cũ gây vấn đề bảo mật thông tin nghiêm trọng nhưng vẫn muốn tiếp tục đóng góp nên làm lại từ đầu và tiết lộ mối liên hệ giữa các tài khoản với kiểm định viên.

Quy trình

[sửa | sửa mã nguồn]

Giám sát viên sẽ có các quyền sau:

  1. Huỷ và phục hồi một phần nội dung của phiên bản trang xác định (văn bản, tên người dùng, tóm lược sửa đổi) bằng một tuỳ chọn mở rộng trên trang chức năng RevisionDelete.
  2. Huỷ và phục hồi một phần nội dung của nhật trình (trang/người dùng mục tiêu, tóm lược nhật trình, tên người dùng hoặc IP thực hiện tác vụ đó) bằng một tuỳ chọn mở rộng trên trang chức năng RevisionDelete.
  3. Huỷ và phục hồi một mục nhật trình sai phạm.[note 4]
  4. Huỷ một tên người dùng khỏi mọi sửa đổi và nhật trình khi áp dụng lệnh cấm bằng trang chức năng cấm.[note 5][note 6][note 7]
  5. Huỷ mọi sửa đổi trong lịch sử trang khi xoá trang đó bằng trang chức năng xoá.[note 8]
  6. Xem nhật trình huỷ – một danh sách tác vụ của các giám sát viên khác, gồm chính tác vụ huỷ và nội dung bị huỷ.
  7. Xem mọi sửa đổi và nhật trình bị huỷ.

Nhật trình

[sửa | sửa mã nguồn]

Giám sát viên và bảo quản viên đều có thể sử dụng tiện ích RevisionDelete cùng các trang chức năng cấm/xoá, nhưng chỉ giám sát viên mới có thêm ô tuỳ chọn giúp đánh dấu tác vụ đổi mức khả kiến là huỷ bỏ, tức chặn mọi luồng truy cập, kể cả bảo quản viên, hoặc chỉ đơn thuần là tác vụ bảo quản thông thường, nghĩa là khả kiến với mọi bảo quản viên và cho phép họ cấu hình lại. Giám sát viên cũng có một ô tuỳ chọn dành riêng khác để tự động huỷ mọi phiên bản và thông tin, hoặc tên người dùng khỏi các sửa đổi và nhật trình. Những tác vụ như vậy sẽ được ghi lại trong nhật trình huỷ, hoặc nhật trình cấm/xoá, tuỳ theo giám sát viên có đánh dấu xác nhận huỷ hay không.

  • Các phiên bản trang và nhật trình bị giám sát viên huỷ đi kèm với ô tuỳ chọn "Ẩn khỏi bảo quản viên" sẽ chỉ lưu lại trong nhật trình huỷ.[note 9]
  • Các phiên bản trang và nhật trình bị giám sát viên (hoặc bảo quản viên) xoá phiên bản không đi kèm với ô tuỳ chọn "Ẩn khỏi bảo quản viên" sẽ lưu trong nhật trình xoá.[note 10]
  • Tài khoản bị cấm kèm tuỳ chọn "Huỷ tên người dùng khỏi sửa đổi và danh sách" sẽ chỉ lưu lại trong nhật trình huỷ.[note 5][note 6][note 7]
  • Tài khoản bị cấm không kèm tuỳ chọn "Huỷ tên người dùng khỏi sửa đổi và danh sách" (cấm thông thường, không huỷ) được lưu trong nhật trình cấm.
  • Trang bị xoá kèm tuỳ chọn "Huỷ mọi sửa đổi" sẽ chỉ lưu lại trong nhật trình huỷ.[note 8]
  • Trang bị xoá không kèm tuỳ chọn "Huỷ mọi sửa đổi" (xoá thông thường, không huỷ) được lưu trong nhật trình xoá.

Mọi mục nhật trình sẽ ghi lại tên tài khoản thực hiện tác vụ đổi mức khả kiến, mốc thời gian thực hiện, trang nội dung, sửa đổi và nhật trình chịu ảnh hưởng, tóm lược của người thực hiện, cùng mức độ khả kiến của sửa đổi đi kèm với một liên kết Khác giúp so sánh phiên bản "sống" trước đó và sửa đổi đã qua cấu hình.

Lệnh cấm kèm huỷ bỏ

[sửa | sửa mã nguồn]

Các giám sát viên có thể cấm tài khoản dựa trên thông tin đã huỷ mà thành viên thông thường hoặc bảo quản viên không thể truy cập được. Họ sẽ ghi rõ trong tóm lược nhật trình cấm rằng lệnh cấm này áp dụng dựa trên "tác vụ đã bị huỷ". Các giám sát viên cũng thường đưa lệnh cấm kèm huỷ bỏ của mình lên listserv giám sát viên để bình duyệt. Các thành viên không có cờ giám sát không được phép hoàn tác những lệnh cấm loại này. Bảo quản viên cũng không thể hoàn tác hay giảm thời hạn bất kỳ lệnh "cấm huỷ" nào khi chưa được giám sát viên tư vấn.

Chỉ định và thu hồi

[sửa | sửa mã nguồn]

Mọi thành viên đáp ứng các tiêu chí dưới đây có thể ứng cử giám sát viên:

  1. Trên 18 tuổi, sẵn sàng công khai thông tin cá nhân cho Quỹ Wikimedia;
  2. Có trên 15.000 sửa đổi ngoài ở các không gian tên Thành viên và Thảo luận Thành viên, đã mở tài khoản ít nhất 2 năm trước khi đăng ký;
  3. Là bảo quản viên từ trước khi ứng cử;
  4. Không vi phạm quy định Tài khoản con rối (bao gồm việc không sở hữu một tài khoản thứ hai giữ các quyền nâng cao, trừ trường hợp bảo quản viên/điều phối viên bot và các ngoại lệ đặc biệt), tiết lộ mọi tài khoản phụ, có thể thông qua một kiểm định viên nếu cần giữ bí mật;
  5. Kích hoạt tính năng xác thực hai nhân tố để bảo mật tài khoản.

Ngoài ra, trong trường hợp khẩn cấp hoặc khi thực hiện yêu cầu của cộng đồng, một tiếp viên có thể tự cấp quyền giám sát viên tạm thời để giải quyết sự việc. Tuy nhiên, sau đó, họ phải thông báo lại cho giám sát viên địa phương (bằng thư điện tử) hoặc ở Tin nhắn cho bảo quản viên (nêu rõ tác vụ huỷ được thực hiện ở trang nào) nếu dự án không có giám sát viên vào thời điểm đó.

Cờ giám sát có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào nếu giám sát viên có dấu hiệu dùng sai, như lạm dụng công cụ huỷ để xoá nội dung không tuân theo quy định nêu trên, hoặc lan truyền thông tin bị huỷ khi không có thẩm quyền. Ngoài ra, các giám sát viên cần phải đáp ứng tiêu chí hoạt động tối thiểu: Có ít nhất 10 sửa đổi và 10 tác vụ bảo quản trong 3 tháng gần nhất. "Tác vụ bảo quản" ở đây có nghĩa là bất cứ tác vụ nào được thực hiện với ít nhất một quyền chỉ nằm trong các nhóm quyền nâng cao và có lợi cho dự án nói chung.

Trên mọi wiki trực thuộc tổ chức Wikimedia, việc cấp quyền và gỡ quyền về mặt kỹ thuật cho người dùng sẽ do một tiếp viên thực hiện. Trong những trường hợp ngoại lệ, chẳng hạn như tài khoản bị xâm nhập, họ cũng có thể phản hồi các yêu cầu khẩn cấp dựa trên những bằng chứng rõ ràng.

Khiếu nại

[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu cần khiếu nại hoặc điều tra việc dùng sai công cụ giám sát, hãy yêu cầu bằng cách gửi thư điện tử đến nhóm giám sát viên hoặc liên lạc với Uỷ ban Thanh tra.

Danh sách

[sửa | sửa mã nguồn]

Xem danh sách các giám sát viên ở Đặc biệt:Danh sách thành viên/suppress. Hiện có tất cả 0 giám sát viên trên Wikipedia tiếng Việt.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Hiện nay, các nội dung bị huỷ chỉ được in đậm trong lịch sử phiên bản. Các mục nhật trình huỷ sẽ hiển thị giống như nhật trình xoá.
  2. ^ Bản cập nhật 2015 dành cho các thành viên không dùng tài khoản (tiếng Anh)
  3. ^ a b Các tiêu chí số 4 và 5 có vai trò giải pháp tạm thời cho một số vụ phá hoại nghiêm trọng và quấy rối tục tĩu nhất định mà các bảo quản viên muốn viện dẫn, nhưng không có quyền về mặt kỹ thuật (vì giới hạn phần mềm trước đây). Vì sau đó, công cụ đã phát triển, và họ có thể áp dụng tiêu chí xoá với mọi nhật trình và vùng dữ liệu công khai trên wiki đang đề cập, các tiêu chí này có thể bị xem xét xoá bỏ.
  4. ^ Hiện nay, các bảo quản viên không thể xoá phiên bản nhật trình sai phạm, mà chỉ các giám sát viên có quyền huỷ chúng đi.
  5. ^ a b Tuỳ chọn này chỉ khả dụng khi áp dụng lệnh cấm vô thời hạn lên một tài khoản người dùng Wikipedia.
  6. ^ a b Áp dụng cấm đồng thời xác nhận ô tuỳ chọn huỷ sẽ kích hoạt một đoạn mã, từ đó tự động huỷ toàn bộ sửa đổi và nhật trình có liên quan. Sẽ chỉ có lệnh cấm sẽ được lưu lại trong nhật trình huỷ, cùng với một dòng lưu ý rằng lệnh đó đi kèm với tuỳ chọn huỷ.
  7. ^ a b Các thay đổi tự động ảnh hưởng đến sửa đổi và nhật trình sẽ không tự động hoàn tác nếu giám sát viên cấu hình lại lệnh cấm và bỏ xác nhận ô tuỳ chọn. Làm như vậy, lệnh cấm sẽ chỉ được cập nhật thành một lệnh cấm thông thường (tức là không có tác dụng gì về mặt kỹ thuật) và sẽ lưu lại trong nhật trình cấm công khai. Để hoàn tác tác vụ và các thay đổi khả kiến tự động diễn ra khi áp dụng lệnh cấm có xác nhận tuỳ chọn huỷ, giám sát viên sẽ phải thay đổi mức độ khả kiến thủ công đối với từng sửa đổi và nhật trình bị ảnh hưởng.
  8. ^ a b Áp dụng xoá đồng thời xác nhận ô tuỳ chọn huỷ sẽ kích hoạt một đoạn mã, từ đó tự động huỷ toàn bộ thông tin trong mỗi phiên bản. Sẽ chỉ có lệnh xoá sẽ được lưu lại trong nhật trình huỷ, cùng với một dòng lưu ý rằng lệnh đó đi kèm với tuỳ chọn huỷ. Lệnh xoá này có thể hoàn tác bằng cách phục hồi trang, đồng thời đánh dấu xác nhận "bỏ huỷ các phiên bản phục hồi". Nhật trình xoá sẽ lưu tác vụ phục hồi thay cho nhật trình huỷ
  9. ^ Nghĩa là, bao gồm mọi tác vụ đổi mức khả kiến bỏ xác nhận huỷ và phục hồi sửa đổi hoặc nhật trình. Các thay đổi này không lưu trong nhật trình xoá công khai, mà chỉ ở nhật trình huỷ. Mọi tác vụ đổi mức khả kiến không kèm xác nhận huỷ sau đó sẽ được lưu trong nhật trình xoá.
  10. ^ RevisionDelete được thiết lập để chỉ cho phép bảo quản viên hạn chế các thành viên không phải bảo quản viên truy cập phiên bản hoặc nhật trình, còn giám sát viên sẽ có thêm một ô tuỳ chọn giúp họ hạn chế truy cập phiên bản và nhật trình khỏi các thành viên thông thường cả bảo quản viên. Tác vụ này là "huỷ bỏ" khi và chỉ khi giám sát viên hạn chế mọi truy cập, kể cả bảo quản viên; mọi tác vụ đổi mức khả kiến khác cho phép bảo quản viên truy cập được gọi là "xóa phiên bản" hay "RevDel". Tác vụ xoá phiên bản được ghi lại trong nhật trình xoá, cho phép các bảo quản viên khác xem xét và hoàn tác, còn phiên bản và nhật trình bị giám sát viên huỷ – ẩn khỏi bảo quản viên – sẽ lưu trong nhật trình huỷ.