Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Vụ tước bằng thạc sĩ Đỗ Thị Thoan
Kết quả: Giữ. Việt Hà (thảo luận) 06:47, ngày 29 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
- Vụ tước bằng thạc sĩ Đỗ Thị Thoan (sửa | thảo luận | lịch sử | khóa | xóa | liên kết | theo dõi | nhật trình | số lần xem)
- (Tìm nguồn: "Vụ tước bằng thạc sĩ Đỗ Thị Thoan" – tin tức · sách · scholar · JSTOR · hình ảnh)
Sự kiện nhất thời, không rõ ảnh hưởng. DangTungDuong (thảo luận) 12:13, ngày 12 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
- Chép lại đoạn trong trang thảo luận của bài do bạn Eightcirclestheorem viết: " Theo tôi bài viết về vụ này đã đủ độ nổi bật vì:
- Trong năm 2013 đã có 67, và năm 2014 có 84 bài chuyên khảo, chuyên luận, bài báo của các tiến sĩ, giáo sư, nhà nghiên cứu liên quan đến vụ này. Các bài viết này không tầm thường như các bài trên báo lá cải thông thường vì nó đều được viết bởi những người có chuyên môn (xem tại đây: Vụ Nhã Thuyên)
- Không nên xét vụ này như một bài viết về vụ tước bằng thông thường như sai quy trình, đạo tài liệu, không trung thực, hay nhầm lẫn trong hội đồng..... Mà nguyên nhân của vụ này đã khác xa các nguyên nhân đó.--Eightcirclestheorem (thảo luận) 11:20, ngày 24 tháng 9 năm 2015 (UTC)." Cảm ơn ý kiến bạn này. DanGong (thảo luận) 13:12, ngày 24 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
- Chép lại đoạn trong trang thảo luận của bài do bạn Eightcirclestheorem viết: " Theo tôi bài viết về vụ này đã đủ độ nổi bật vì:
- Vụ này mà cũng viết thì nên nhớ lại vụ kỷ luật Đào Ngọc Dung quay bài khi thi nghiên cứu sinh mà viết tiếp đi, còn ầm ĩ hơn vụ này nhiều, đưa cả lên VTV kìa.--123.25.28.170 (thảo luận) 02:14, ngày 22 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
- Bạn 123.25.28.170 vụ mà bạn đề cập đến chỉ là liên quan đến gian lận thi cử, một lý do quen thuộc không có gì mới, dù có vài trăm bài báo về nó đi nữa thì cũng không có gì nói nên nó đặc biệt cả. --Eightcirclestheorem (thảo luận) 02:07, ngày 28 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
- Bạn 123.25.28.170, ầm ỉ nhiều hay ít chưa nói được tính quan trọng hay độ nổi bật của vấn đề. Nghiên cứu sinh đó đã được chấm hạng ưu 10/10 và được nhận là giảng viên cho trường đại học? Vụ kỷ luật Đào Ngọc Dung có vi phạm pháp lý theo như thư phản đối của 164 nhà trí thức Việt Nam, vì không cơ sở pháp lý gì để thẩm định lại bài luận văn, và đã không tôn trọng thẩm quyền khoa học và danh dự khoa học của Hội đồng Đánh giá luận văn mà đã chấm hạng ưu. Ngoài ra nó không âm ỉ vì báo chí và truyền thông ở VN đã được chỉ thị của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, không được đăng những tranh cãi. Nếu đúng như vậy có phải nó đã vi phạm chức năng của báo chí là truyền đạt tiếng nói từ nhiều phía để người dân có thể có cái nhìn chính xác, để có được những cuộc thảo luận bổ ích để cải tổ đất nước? Như bạn Eightcirclestheorem đã nói, nếu không quan trọng thì sao Ban Tuyên giáo Trung ương lại can thiệp vào chuyện của báo chí và giới truyền thông nói chung? DanGong (thảo luận) 07:23, ngày 23 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
- Lý do này xem chừng không hợp lý, vì nếu thế Vụ thảm sát Bình Phước cũng thỏa mãn do có tận Bộ và Bộ trưởng Bộ Công an tham gia. DangTungDuong (thảo luận) 07:59, ngày 23 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Bạn DangTungDuong vẫn chưa hiểu vấn đề, tôi muốn nói ban tuyên giáo trung ương can thiệp nên không có báo chí trong nước phản anh nhiều chứ không phải vì có ban tuyên giáo trung ương can thiệp nên nó nổi bật. Bài nào nổi bật là tự nó có yếu tố nổi bật hay không chứ không phải là do có ông nọ ông kia hay cơ quan nọ kia vào cuộc. Vụ thảm sát Bình Phước không so sánh được vụ này vì những vụ như vậy có nhan nhản, ngày nào cũng thấy báo rao báo công an nhân dân báo pháp luật đời sống rao về các vụ Cướp Giết Hiếp...còn vụ như này không có nhiều. Đây là vụ điển hình. --Eightcirclestheorem (thảo luận) 13:14, ngày 23 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
- Bác ECT nói thế thì chắc là không học ĐH ở VN hay chưa từng hay tiêu cực nội bộ ở ĐH sao? DangTungDuong (thảo luận) 13:21, ngày 23 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
- Tôi học ở Việt Nam, biết nhiều tiêu cực tại giáo dục của đại học Việt Nam, tình trạng chạy điểm, bán dâm lấy điểm,....còn cả chạy tiền để đăng ký học. Ví dụ học tín chỉ khi danh sách còn trống nhưng cán bộ phòng đạo tạo bảo hết lớp rồi thế là sinh viên phải đút cho ít tiền để được vào lớp....nhiều tiêu cực khác. Tuy nhiên vụ này không chỉ là một vụ tiêu cực thông thường mà vụ này khác đặc biệt và nổi bật hơn hầu hết các vụ khác. Nó không đơn thuần là lĩnh vực giáo dục mà đã sang đến lĩnh vực văn hóa nghệ thuật và là vụ điển hình. --Eightcirclestheorem (thảo luận) 13:47, ngày 23 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
- Xóa
- Xóa Tôi thấy chuyện này ở VN khá là thường xuyên, quy mô khác nhau thôi. Hiện tại tôi thấy sự kiện chỉ mang tính nhất thời. DangTungDuong (thảo luận) 09:41, ngày 14 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
- Bạn DangTungDuong, quy mô khác nhau ở đây cho thấy sự việc không giống nhau, không chỉ là một việc lấy lại bằng đơn giản, mà mục đích chính là việc ngăn chặn sự tự do và độc lập của đại học, cho nên mới có cả một chiến dịch với sự tham gia trực tiếp của ban tuyên giáo trung ương ra lệnh báo chí không đăng những gì họ chưa định hướng. Đối đầu lại là 2 kiến nghị của 166 người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu khoa học ở Việt Nam và của 100 người là "những người quan tâm về giáo dục Việt Nam", chủ yếu là các học giả quốc tế gốc Việt. Với sự quan tâm của giới trí thức như vậy và nếu hiểu được sự quan trọng của sự tự do và độc lập của đại học sẽ thấy sự nổi bật của vấn đề. Cho nên đã có trang lập mục lục của 89 bài tranh cãi nhiều chiều, cũng như có trang đã nhập tất cả các bài đó vào một tập tin pdf để có thể được tra cứu trong tương lai. DanGong (thảo luận) 12:46, ngày 14 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
- Xóa Rất nhiều vụ việc khác còn nổi hơn như Vụ giết người ở Bình Phước, Vụ giết người ở Yên Bái, Vụ đạp xe 300km từ Thanh Hóa ra thi đại học, Vụ thi 29 điểm trượt ĐH An ninh... còn chẳng có bài. Suy cho cùng đây chỉ là 1 luận án của 1 trong hàng vạn thạc sỹ ở VN. Nếu hỏi dân VN thì 99,99% còn chẳng biết bà này là ai và cũng chả quan tâm việc rút bằng của bà này (166 người ký tên kiến nghị gì đó cũng chỉ là một phần rất nhỏ trong giới giảng viên VN, và sau khi ký tên thì nhóm này cũng đường ai nấy đi, gần 2 năm chả thấy có động thái gì nữa). Theo tôi, nếu Dangong có thể tìm được tuyên bố ngoại giao của 1 chính phủ nào đó về vụ này thì lúc đó mới đủ nổi bậtThaiduong123 (thảo luận) 07:51, ngày 24 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
- Bạn Thaiduong123 đã bị đề nghị kiểm định tài khoản từ ngày 12.8, phiếu này mình đề nghị chỉ có giá trị nếu có trả lời dứt khoát của người có thẩm quyền. DanGong (thảo luận) 08:32, ngày 24 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
- Tôi không hiểu bạn Thaiduong123 sao cứ nhất định nhìn bài này dưới góc độ rút bằng thạc sĩ, rút bằng thạc sĩ hay đốt bằng thạc sĩ, hay đốt bằng tiến sĩ....chẳng có nghĩa lý gì cả. Cái cốt yêu là hãy nhìn nó dưới góc độ văn hóa, văn nghệ,....--Eightcirclestheorem (thảo luận) 10:42, ngày 24 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
- Bản chất của sự việc là việc rút bằng thạc sỹ của 1 cá nhân, "hãy nhìn nó dưới góc độ văn hóa, văn nghệ..." là tự người viết và bạn suy diễn vấn đề ra đấy chứ. Nói như bạn thì những sự kiện giết người, thi cử... tôi dẫn ở trên cũng đủ điều kiện đưa thành bài viết với lý do là "nhìn dưới góc độ an ninh, giáo dục, báo chí..." với nguồn là hàng trăm bài báo luôn. Cá nhân trong bài viết không nổi tiếng, vụ việc cũng chẳng mấy ai biết, không một chính phủ hoặc tổ chức lớn nào lên tiếng, vậy thì tôi không thấy có lý do nào để coi nó là đủ độ nổi bậtThaiduong123 (thảo luận) 10:53, ngày 24 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
- Lập luận như bạn Thaiduong123 hết sức vô lý, vậy ví dụ tôi viết về ông Newton , bản chất ông Newton là một con người. Như vậy bạn sẽ biểu quyết xóa vì suy cho cùng ông Newton cũng chỉ là một con người như bao người khác nên xóa. Không phải như vậy ông Newton ngoài là một con người còn là một nhà bác học vĩ đại nên được viết. Cũng như vậy vụ án này chẳng phải là vụ rút bằng thông thường, vì nó đã được rất nhiều người quan tâm, rất nhiều nghiên cứu của nhiều người có học vị giáo sư tiến sĩ đả động đến thì không còn là vụ rút bằng thông thường. Vụ tước bằng này không phải tước bằng thông thường như gian dối trong luận văn, sai quy trình, đạo tài liệu, hay người nghiên cứu vi phạm pháp luật, hay người hướng dẫn chưa đủ trình độ hướng dẫn. Nếu bạn nói nó là vụ rút bằng thông thường XIN HÃY ĐƠN CỬ MỘT VÍ DỤ có tác động, mức độ thu hút chú ý như vụ này đi. Còn các vụ CƯỚP GIẾT HIẾP hàng ngày có mà đầy. Nhưng cùng là vụ án giết người nhưng vụ Vụ án Lê Văn Luyện lại nổi bật hơn vụ án khác.--Eightcirclestheorem (thảo luận) 11:16, ngày 24 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
- Giữ
- Giữ Vụ việc được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm; dù thế nào cũng ngầm phản ánh vấn đề chính trị hướng văn học. Tuy nhiên người tạo bài cần viết thêm về nhóm mở miệng. --Eightcirclestheorem (thảo luận)
- Trích dẫn đoạn này trong bài để cho thấy rõ hơn quan điểm của bạn Eightcirclestheorem "GS Trần Đình Sử, nguyên Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội phê bình trên blog mình: "Tại sao chúng ta lại hành xử một sự kiện văn hóa một cách thô bạo, y như hồi những năm 50, 60, khi chúng ta đang còn ít kinh nghiệm?" (Cuộc phê phán luận văn của Đõ Thị Thoan hay là sự xung đột về khung tri thức và thế hệ) DanGong (thảo luận) 07:07, ngày 13 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
- Theo đề nghị bạn Eightcirclestheorem, mình đã thêm vào đoạn: Nhóm Mở miệng, chị Thoan và bà Bình được cho là đã bị mất việc vì đã dám tự "đổi mới" bàn về vùng cấm này. DanGong (thảo luận) 09:01, ngày 13 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
- Giữ Bài này rất xứng đáng để được giữ lại. Nó ghi lại rõ ràng một chiến dịch (nhờ Internet) để một đảng độc quyền trong thập niên 2010 can thiệp vào vấn đề nội bộ của một đại học, coi như là xâm phạm tính tự do, độc lập của một đại học, khởi đầu là loạt bài báo chỉ trích, đến việc lập một hội đồng khác đưa luận văn thạc sĩ này, mà đã được chấm điểm 10/10, ra thẩm định lại. Sau đó Ban tuyên giáo Trung ương yêu cầu báo chí không được loan tải những tin tức mà Ban Tuyên giáo thấy cần phải định hướng (tự do báo chí). Kết quả của chiến dịch này là một người mất bằng đã có từ 4 năm, không được tiếp tục gia hạn làm giảng viên đại học. Một giáo sư Chủ nhiệm Bộ môn Văn học Việt Nam bị cho về hưu non. Nó cũng cho thấy sự phát triển của xã hội dân sự với những phản đối của giới trí thức người Việt trong và ngoài nước, có sự tham dự của các nhà khoa học ngoại quốc như Committee of Concerned Scientists (Ủy ban các nhà Khoa học Quan tâm). DanGong (thảo luận) 07:07, ngày 13 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
- Giữ Vụ này với những nguồn được đề cập trong bài viết đã đủ độ nổi bật để giữ bài.--Prof. Cheers! (thảo luận) 11:38, ngày 24 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
- Giữ Vì Kiểm tra độ nổi bật:
- 2.1.1 sự kiện này có trigger sự kiện khác có tính lịch sử chưa? Cho tới thời điểm hiện tại là chưa N
- 2.1.2 rất nhiều báo đài trong và ngoài nước đã đăng tải. có thể Y
- 2.2.1 đã có rất nhiều phân tích về vụ này Y
- 2.2.2 hiện nay ko thấy báo chính thống nào nói về vụ này nữa N
- 2.2.3 có rất nhiều nguồn báo khác nhau Y
- nhìn chung giữ Na Tra (thảo luận) 22:30, ngày 25 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến
- Ý kiến Đề nghị các bạn tham dự biểu quyết bài, đọc kỹ để thấu hiểu vấn đề. Không phải tự nhiên mà nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc viết "Hình như chưa bao giờ, từ năm 1975 đến nay, có một đợt tấn công nào nhắm vào nhà văn được tiến hành với một quy mô rộng lớn và với một mức độ tàn nhẫn đến như vậy." Vụ án Nhã Thuyên DanGong (thảo luận) 08:18, ngày 13 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Một thạc sĩ văn chương, và một luận văn cao học/hàng trăm nghìn luận văn cao học trên cao học thì có phải là to tát gì mà cần đến cả Ban tuyên giáo Trung ương và Hội nhà văn vào cuộc? Đủ thấy mức độ nổi bật của vấn đề --Eightcirclestheorem (thảo luận) 08:24, ngày 13 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
- Chuyện gì cũng có thể xảy ra. Một vụ giết gia đình chỉ hơi đặc biệt cũng khiến cả bộ trưởng bộ công an trực tiếp chỉ đạo đấy thôi. DangTungDuong (thảo luận) 09:40, ngày 14 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
- Vụ này là trường hợp đặc biệt, hiếm gặp nếu bạn lấy ra được một ví dụ tương tự tôi sẽ chuyển sang phiếu xóa. Ngoài ra bạn không nên so sánh vụ này với vụ án giết cả nhà ở Bình Phước vì các vấn đề Cướp Giết Hiếp nhan nhản khắp mọi nơi, hầu như ngày nào cũng có--Eightcirclestheorem (thảo luận) 12:12, ngày 14 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
- Trong trường đại học thì những chuyện quy mô nhỏ hơn nhiều lắm, nó thành tệ nạn ngầm không ít người biết. Tôi thấy bài này có thể gộp vào một bài tổng quát hơn, như về "tự do học thuật ở VN". DangTungDuong (thảo luận) 15:43, ngày 14 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
- Vụ này là trường hợp đặc biệt, hiếm gặp nếu bạn lấy ra được một ví dụ tương tự tôi sẽ chuyển sang phiếu xóa. Ngoài ra bạn không nên so sánh vụ này với vụ án giết cả nhà ở Bình Phước vì các vấn đề Cướp Giết Hiếp nhan nhản khắp mọi nơi, hầu như ngày nào cũng có--Eightcirclestheorem (thảo luận) 12:12, ngày 14 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
- Chuyện gì cũng có thể xảy ra. Một vụ giết gia đình chỉ hơi đặc biệt cũng khiến cả bộ trưởng bộ công an trực tiếp chỉ đạo đấy thôi. DangTungDuong (thảo luận) 09:40, ngày 14 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
- Nếu bài này được xem là Wikipedia:Độ nổi bật (sự kiện) thì cũng xét tiêu chí này: Nguyên tắc để tạo một bài viết Wikipedia là nó có thỏa mãn tính chất ảnh hưởng lâu dài, tính lịch sử và mục đích báo cáo (như đề cập đến báo cáo quốc gia hay toàn cầu). Theo đó, Các sự kiện được cho là rất có thể nổi bật nếu chúng ảnh hưởng rộng rãi (quốc gia hoặc quốc tế) và được nhiều nguồn đề cập đến, đặc biệt nếu nó được các nguồn phân tích lại (như miêu tả bên dưới). Bài này được rất viết báo phân tích lại, điều đó đã đủ nổi bật? A l p h a m a Talk - Bot - Page 09:27, ngày 21 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Bài viết có quá ít nguồn phản biện trong nước, bản kiến nghị của 166 người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu khoa học ở Việt Nam không có chữ ký, thể hiện thiên kiến chính trị gay gắt. Những bài viết như thế này có hại với Wiki tiếng Việt.--Diepphi (thảo luận) 17:24, ngày 21 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
- Những ý kiến của bạn Diepphi, là không đúng sự thật, mình xin ghi rõ ra: trong phần nhận xét 4 người viết, một người tán đồng (Phó giáo sư Phan Trọng Thưởng), 3 người phản đối (GS Trần Đình Sử, Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, giảng viên Nguyễn Thị Từ Huy) đều là những người trong giới văn học ở Việt Nam và viết ở Việt Nam, sao lại cho là không có phản biện trong nước. DanGong (thảo luận) 06:42, ngày 22 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
- BẢN PHẢN ĐỐI VÀ YÊU CẦU là cái tên mà bạn Diepphi gọi là bản kiến nghị, các bạn có thể đọc trên trang văn học Tiền Vệ BẢN PHẢN ĐỐI VÀ YÊU CẦU gởi cho ông hiệu trưởng đã được giao tận tay cho đại diện trường Đại học Sư phạm Hà Nội bởi Nhà giáo Phạm Toàn, TS. Đặng Thị Hảo, TS. Nguyễn Xuân Diện, HS Mai Xuân Dũng và Luật gia Nguyễn Kim Môn. Thứ nhất bạn có đọc qua chưa mà cho là không có chữ ký, thứ hai tên đã được công bố cụ thể trên trang nêu trên. Có ai đã khiếu nại là đã lợi dụng tên không? Thứ 3, ở đây chả có gì là gay gắt mà là những phản đối và đòi hỏi cụ thể: cho là hai văn bản về việc không công nhận luận văn và thu hồi bằng Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn của Đỗ Thị Thoan là phi pháp và phi lý (có nêu 3 lý do) và đòi "minh bạch hóa toàn bộ quá trình đi đến hai quyết định nêu trên" và "tôn trọng thẩm quyền khoa học và danh dự khoa học của Hội đồng Đánh giá luận văn, của Người Hướng dẫn luận văn và Tác giả luận văn khi có bất kỳ hành động hay quyết định nào liên quan đến Luận văn." Cái ý kiến có vẻ cảm tính của bạn Diepphi càng cho thấy sự cần thiết của bài và các nguồn được công bố. DanGong (thảo luận) 07:26, ngày 22 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Cheers! đã xóa thảo luận này của Lumerita vì cho rằng nó mang tính chất diễn đàn. Việc xóa bỏ đã diễn ra vào lúc 11:41, ngày 24 tháng 9 năm 2015 (UTC). Nếu bạn muốn xem lại, xin tra ở lịch sử trang vào thời gian tương ứng.[trả lời] |
- Bạn Diepphi, Wiki phát triển là nhờ sự đóng góp của nhiều người. Chỗ nào thấy thiếu thì thêm vào, quá lố thì tìm cách sửa cho cân bằng. Chỉ ngồi ngoài mà phê bình, thì sẽ chả được cái gì cả. Cái quan điểm "ngồi chỉ tay năm ngón" như vậy mới hại cho wiki tiếng Việt. DanGong (thảo luận) 18:23, ngày 21 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
- Bạn Diepphi chỉ ra nó có hại ở chỗ nào? Bạn lưu ý là đã có sự chỉ đạo của Ban Tuyên Giáo Trung Ương cấm các báo chí trong nước đăng tải bình luận về vấn đề này. Vậy làm sao bạn đòi hỏi nhiều các nguồn phản biện trong nước được? --Eightcirclestheorem (thảo luận) 19:16, ngày 21 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
- Báo chí không đăng tải, nhưng phát ngôn cá nhân thì không cấm. Tôi không tin ở các nước phát triển không có trường hợp chính quyền khống chế thông tin. Bài viết trích bình luận của Trần Đình Sử, Phạm Xuân Nguyên đó thôi! Huống hồ bài viết nói đến 166 người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, họ đâu cả rồi? Tôi đồng ý với quan điểm đánh giá luận văn này dưới góc nhìn học thuật, còn bài viết sử dụng một cách áp đảo những lời bình luận nhằm chứng minh quan điểm như lời bạn Dangong: "xâm phạm tính tự do, độc lập". Cứ vin vào thiên kiến để đánh giá, đánh mất tính trung lập, góp phần đẩy chệch hướng hoạt động của Wiki, không gây hại là gì? Tự do học thuật hoàn toàn không có nghĩa là muốn viết gì cũng được, nhưng luận văn của Đỗ Thị Thoan từng được công nhận - tức là có điểm hợp lý, nay bị xét lại, thì tương lai có thể được xét lại lần nữa, đây là thực tế học thuật ở VN. Những kẻ dựng chiêu bài "tự do, độc lập" hầu hết là có ý riêng, nhưng trước mắt là chặn đường trở lại của luận văn này.--Diepphi (thảo luận) 01:52, ngày 22 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
- Bạn Diepphi chỉ ra nó có hại ở chỗ nào? Bạn lưu ý là đã có sự chỉ đạo của Ban Tuyên Giáo Trung Ương cấm các báo chí trong nước đăng tải bình luận về vấn đề này. Vậy làm sao bạn đòi hỏi nhiều các nguồn phản biện trong nước được? --Eightcirclestheorem (thảo luận) 19:16, ngày 21 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
- Theo chỉ trích của bạn Diepphi, mình đã đặt bảng trung lập để xem xét lại nội dung, nhờ các bạn giúp một tay. DanGong (thảo luận) 06:20, ngày 22 tháng 9 năm 2015 (UTC) Những đoạn bạn Diepphi nêu trên không cần phải bàn nhiều vì đây chỉ là ý kiến cá nhân của mình và bạn. DanGong (thảo luận) 07:42, ngày 22 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
- Bạn Diepphi, Wiki phát triển là nhờ sự đóng góp của nhiều người. Chỗ nào thấy thiếu thì thêm vào, quá lố thì tìm cách sửa cho cân bằng. Chỉ ngồi ngoài mà phê bình, thì sẽ chả được cái gì cả. Cái quan điểm "ngồi chỉ tay năm ngón" như vậy mới hại cho wiki tiếng Việt. DanGong (thảo luận) 18:23, ngày 21 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Lập luận của bạn Diepphi có mâu thuẫn, một mặt bạn nói thiếu thông tin từ báo chí trong nước, trong khi bạn cũng biết có thông tin ban tuyên giáo trung ương đã có yêu cầu báo chí không đăng tải thông tin về vụ nay-vậy thì làm sao mà có nhiều được thông tin trong nước về vụ này? Hoặc bạn chỉ ra thông tin ban tuyên giáo trung ương cấm là không đúng sự thật, như vậy rõ ràng vụ này là dựng chuyện!! hoặc ngược lại nếu nó đúng sự thật thì yêu cầu của bạn là bất khả thi do vậy nó đã đảm bảo tính khách quan, và hoàn toàn không có gì gọi là chệch hướng. Nếu bạn muốn có sức thuyết phục cho những lập luận: Rằng vụ này không có gì đặc biệt của bạn xin bạn chỉ ra hai trường hợp tương tự, tôi sẽ chuyển sang phiếu xóa cho bài này.--Eightcirclestheorem (thảo luận) 03:03, ngày 22 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
- Cảm ơn bạn Eightcirclestheorem đã đề cập tới vấn đề tự do báo chí, nó càng cho thấy sự tồn tại cần thiết của của bài này để mọi người có đủ mọi nguồn để tham khảo, hầu có được một quan điểm không cảm tính nhờ đầy đủ thông tin. Ai thấy thiếu nguồn nào, quan điểm nào quan trọng thì nên thêm vào như bạn A l p h a m a đã làm. DanGong (thảo luận) 06:28, ngày 22 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Nên giữ lại bài này để khoảng 10 hay 20 năm nữa khi VN văn minh hơn thế hệ sau có thể tìm hiểu về sự kiểm soát của nhà nước đối với nền học thuật VN nó như thế nào. Nói thật nếu tôi là bà này cũng chẳng tiếc gì cái bằng thạc sĩ, tôi bỏ nghề giảng viên đi kiếm tiền rồi giành thời gian viết Wiki, viết sách. Như vậy nó thoải mái, tự do hơn.Lumerita (thảo luận) 16:39, ngày 23 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
- Sách của bạn Thoan sẽ xuất bản ở đâu? Bạn cứ nghĩ nghề viết sách ngon ăn lắm. Bán lèo bèo chẳng được đáng bao nhiêu tiền đâu. --Eightcirclestheorem (thảo luận) 05:23, ngày 24 tháng 9 năm 2015 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!