Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Chúng ta không thuộc về nhau
Kết quả: Giữ với tỷ lệ phiếu đề nghị Xóa/Giữ là 7/10, không còn bất cứ ý kiến gì khác trong 1 tuần qua. Việt Hà (thảo luận) 01:33, ngày 28 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Chúng ta không thuộc về nhau (sửa | thảo luận | lịch sử | khóa | xóa | liên kết | theo dõi | nhật trình | số lần xem)
- (Tìm nguồn: "Chúng ta không thuộc về nhau" – tin tức · sách · scholar · JSTOR · hình ảnh)
Lão Ngoan Đồng (thảo luận · đóng góp) xin phép trích đầy đủ WP:NSONGS. Phần tôi bôi đậm là phần Thusinhviet bỏ qua, nhưng lại là mấu chốt của cuộc biểu quyết này.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận)
“ |
Tất cả các bài viết về album, đĩa đơn hay nhạc phẩm phải thỏa mãn các tiêu chí cơ bản trong Wikipedia:Độ nổi bật, được đưa tin đáng kể bởi các nguồn đáng tin cậy mà độc lập với chủ đề. Nhìn chung, nếu một nhạc sĩ hay nhóm nhạc mà ghi âm một album được công nhận là nổi bật, thì những album đã phát hành chính thức của họ đều có thể đủ nổi bật để có bài riêng trên Wikipedia. Những bản demo, mixtape, bootleg, promo-only và các album không chính thức nhìn chung đều không đủ nổi bật; tuy nhiên, chúng có thể là nổi bật nếu được nhắc đến đáng kể bởi các nguồn độc lập và uy tín. Các bài viết về album sẽ phải có nhiều nội dung hơn là chỉ liệt kê danh sách bài hát, nếu không có thể sẽ thích hợp hơn là nhập chung vào bài chính về nghệ sĩ hoặc về danh sách đĩa hát (discography) của nghệ sĩ đó, tùy vào độ dài của bài viết. Hầu hết các bài hát[5] đều không đáp ứng về độ nổi bật và nên được đổi hướng về mục từ khác liên quan, chẳng hạn như bài về nhạc sĩ sáng tác, album tiêu biểu hay về nghệ sĩ tiêu biểu đã biểu diễn bài hát. Các bài hát lọt vào thứ hạng cao trong một bảng xếp hạng âm nhạc quan trọng hay cấp quốc gia, hoặc nhận những giải thưởng hay vinh danh quan trọng, cũng như được biểu diễn độc lập bởi một số nghệ sĩ nổi bật thì có thể tin là đủ nổi bật. Ngoại trừ tính nổi bật, một bài viết riêng về một bài hát chỉ giữ lại khi nó có đủ tư liệu kiểm chứng được đảm bảo cho tính tồn tại hợp lý của nó; các bài viết mà không được cải thiện khỏi tình trạng sơ khai tốt nhất nên nhập vào bài viết về nghệ sĩ hay album. Các bài viết và thông tin về một album sắp phát hành trong tương lai gần phải được xác nhận bởi các nguồn đáng tin cậy và sử dụng tiêu bản Bản mẫu:Future-album. Các bài viết riêng lẻ không nên được lập cho tới khi có đủ thông tin đáng tin cậy về kế hoạch phát hành tương lai. Ví dụ, một album tương lai mà bài viết có tựa "Album sắp tới của (Nghệ sĩ)" và nếu chỉ có trên blog hay forum của người hâm mộ thông tin về tựa đề có thể của album, hoặc những bài hát mà có thể có trên album, thì đó là sự vi phạm WP:KHONG#Wikipedia không phải là nơi phỏng đoán về những chuyện chưa xảy ra và chỉ nên đề cập đến trong thảo luận của bài viết về nghệ sĩ. Trong trường hợp chắc chẳn, như nếu có những thông tin kiểm chứng được đáng tin cậy và đúng đắn về kế hoạch thu âm của một album hay một đĩa đơn, ví dụ như biết về nghệ sĩ khách mời tham gia, có thể sẽ đủ để lập thành một bài viết độc lập. Nếu nghệ sĩ hay hãng thu âm đã công khai rộng rãi về tựa đề, danh sách nhạc phẩm và ngày phát hành, bài viết về album đó |
” |
Theo quy định về Độ nổi bật đối với nhạc phẩm:
- Hầu hết các bài hát đều không đáp ứng được độ nổi bật và nên được đổi hướng đến mục từ liên quan (nhạc sĩ sáng tác, album, ca sĩ thể hiện) (tiêu chí quan trọng nhất để xóa)
- Lọt vào thứ hạng cao trong một bảng xếp hạng âm nhạc quan trọng hay cấp quốc gia, hoặc nhận những giải thưởng hay vinh danh quan trọng, cũng như được biểu diễn độc lập bởi một số nghệ sĩ nổi bật thì có thể tin là đủ nổi bật. (không thấy bài hát này thỏa mãn bất kỳ tiêu chí nào ở đây, có dù thỏa mãn cả ba tiêu chí trên, nó vẫn ở mức có thể tin).
Nội dung của bài viết này cũng không chỉ rõ được bài hát này nổi bật ở chỗ nào, chỉ thấy được nó đã gây ra được một sự quan tâm lớn nơi người xem. Xin mời xem Lập luận cần tránh khi tham gia trang Biểu quyết xóa bài: trong đó có khẳng định số lượt xem trên YouTube không khiến chủ thể trở nên nổi bật, mà chính nguồn có kiểm chứng và đáng tin cậy nói về nó mới khiến nó nổi bật. Trong đó cũng nêu lên trường hợp chủ thể chỉ cần một nguồn là bài viết trên bách khoa Encyclopedia Britannica cũng đủ nổi bật hơn 1 triệu lượt xem trên YouTube.
Xin xem thêm ở Wikipedia:Tồn tại ≠ Nổi bật, tại đây giải thích rõ ràng tồn tại khác nổi bật như thế nào và cũng giải thích rằng thậm chí một chủ thể được nhắc đến trong rất nhiều nguồn và có vẻ được mọi người quan tâm trong một thời gian ngắn nhưng sau đó thì quên ngay thì vẫn không thể xem là nổi bật. Vì độ nổi bật không có tính chất tạm thời (theo bài giải thích Tồn tại ≠ Nổi bật). Nếu bài hát Chúng ta không thuộc về nhau là một bài hát nổi bật, nghĩa là nó sẽ nổi bật vĩnh viễn, và đây là một nhạc phẩm nổi bật vĩnh viễn. Tôi cho rằng không yếu tố nào trong bài viết về bài hát này chứng minh được đây là bài hát nổi bật vĩnh viễn.
Vì thế, bài này nên được xóa. Xem thêm thảo luận với người tạo bài tại đây Thảo luận:Chúng ta không thuộc về nhau. Kẹo Dừa (thảo luận) 04:37, ngày 25 tháng 1 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến tranh luận với @Thusinhviet::
- Thể theo WP:NSONGS
- "Nhìn chung, nếu một nhạc sĩ hay nhóm nhạc mà ghi âm một album được công nhận là nổi bật, thì những album đã phát hành chính thức của họ đều có thể đủ nổi bật để có bài riêng trên Wikipedia. Những bản demo, mixtape, bootleg, promo-only và các album không chính thức nhìn chung đều không đủ nổi bật; tuy nhiên, chúng có thể là nổi bật nếu được nhắc đến đáng kể bởi các nguồn độc lập và uy tín. Các bài viết về album sẽ phải có nhiều nội dung hơn là chỉ liệt kê danh sách bài hát, nếu không có thể sẽ thích hợp hơn là nhập chung vào bài chính về nghệ sĩ hoặc về danh sách đĩa hát (discography) của nghệ sĩ đó, tùy vào độ dài của bài viết.
- Hầu hết các bài hát[5] đều không đáp ứng về độ nổi bật và nên được đổi hướng về mục từ khác liên quan, chẳng hạn như bài về nhạc sĩ sáng tác, album tiêu biểu hay về nghệ sĩ tiêu biểu đã biểu diễn bài hát. Các bài hát lọt vào thứ hạng cao trong một bảng xếp hạng âm nhạc quan trọng hay cấp quốc gia, hoặc nhận những giải thưởng hay vinh danh quan trọng, cũng như được biểu diễn độc lập bởi một số nghệ sĩ nổi bật thì có thể tin là đủ nổi bật. Ngoại trừ tính nổi bật, một bài viết riêng về một bài hát chỉ giữ lại khi nó có đủ tư liệu kiểm chứng được đảm bảo cho tính tồn tại hợp lý của nó; các bài viết mà không được cải thiện khỏi tình trạng sơ khai tốt nhất nên nhập vào bài viết về nghệ sĩ hay album."
- Bài viết này đã thỏa mãn WP:NSONGS (phần nguồn độc lập) và WP:DNB#Độ nổi bật cần có chứng cứ khách quan khi nó đã có:
- Lượt view và dislike lớn trên Youtube ( 95.060.421 views và 268.748 dislike ở thời điểm tôi ký tênkiểm chứng) và Zing (55.068.129 [___m.mp3.zing.vn/bai-hat/Chung-Ta-Khong-Thuoc-Ve-Nhau-Son-Tung-M-TP/IWB7OIZ7.html ) là thỏa mãn ở WP:DNB#Độ nổi bật cần có chứng cứ khách quan
- Có 11.600 kết quả về tin bài có chứa từ khóa "Chúng ta không thuộc về nhau" (lưu ý tôi đã hạn chế scope tìm kiếm bằng hai dấu " ") là đủ thỏa mãn yêu cầu nguồn độc lập của WP:NSONGS.
- Vậy nên, nếu bài này không tồn tại được độc lập, tôi nghĩ chúng ta cần bàn lại về hai tiêu chuẩn nổi bật bài viết đã được thông qua bên trên.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 11:55, ngày 26 tháng 1 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Cảm ơn anh Lão Ngoan Đồng đã tham gia thảo luận. Tôi cần một chút thời gian để đọc qua và tìm hiểu thêm thông tin trước khi phản hồi. Trong lúc này, mong anh đọc qua tất cả các lập luận của tôi đã nêu để bảo vệ ý kiến bài này thiếu nổi bật. Anh vui lòng chứng minh dùm tôi các dẫn chứng và lập luận của tôi sơ hở và sai sót ở đâu. Đó là cái tôi trông đợi. Kẹo Dừa (thảo luận) 13:35, ngày 26 tháng 1 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Tôi phản hồi tiếp ý kiến của anh Lão Ngoan Đồng. Ở đây, anh dẫn ra 2 lý do ở phần in đậm và các dẫn chứng để chứng minh cho 2 lý do đó. Tiếc rằng hai lý do anh dẫn ra không thỏa đáng.
- chúng có thể là nổi bật nếu được nhắc đến đáng kể bởi các nguồn độc lập và uy tín: Đây là tiêu chuẩn dành cho album, không phải là tiêu chuẩn dành cho bài hát.
- một bài viết riêng về một bài hát chỉ giữ lại khi nó có đủ tư liệu kiểm chứng được đảm bảo cho tính tồn tại hợp lý của nó: Ý này tôi hiểu là để tạo một bài viết bách khoa về một bài hát, người viết bài cần tập hợp những nguồn độc lập và uy tín, mà những nguồn này dùng để chứng minh độ nổi bật của chủ thể được nhắc tới bài viết. Nội dung trong bài viết Chúng ta không thuộc về nhau nói về bài hát này, và thông tin nói lên độ nổi bật của bài hát này là bài hát có nhiều lượt xem trên YouTube. Tuy vậy, tôi không cho rằng bài hát có nhiều lượt xem trên YouTube là một bài hát nổi bật. Xin hãy đọc qua Wikipedia:Những_lập_luận_cần_tránh_khi_tham_gia_trang_Biểu_quyết_xóa_bài#Số lượng người nói về chủ đề mục Số lượng người nói về chủ đề. Trong đó có nói rõ là số lượt xem cao một video không khiến video đó nổi bật. Thêm vào đó, không có thông tin nào khác trong bài viết về bài hát này chứng minh được bài hát này nổi bật.
- Vì những lý do anh dẫn ra tôi thấy không hợp lý nên những dẫn chứng của anh tôi nghĩ cũng không thích hợp. Kẹo Dừa (thảo luận) 17:15, ngày 26 tháng 1 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Tôi xin đính chính lại cách bạn dẫn quy định (dù thực sự nó đã rất lỗi thời so với Wikipedia tiếng Anh). Cái quy định bên trên được gom chung lại gồm cả bài hát gồm Album, đĩa đơn và '''nhạc phẩm'''. Trừ khi Wikipedia tiếng Việt tách nó ra thành một mục riêng cụ thể như tại Notability_(music)#Songs thì tôi mới không dùng tới, vì vậy tôi vẫn bảo vệ quan điểm và dẫn chứng của mình như bên trên. Tôi sử dụng cả quy định bên tiếng Anh vì quy định này của tiếng Việt cũng được dịch rất cũ từ bên đó, không phải là một quy định riêng của cộng đồng tự thông qua.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 18:04, ngày 26 tháng 1 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Mục của quy định là Album, đĩa đơn và nhạc phẩm, tôi hiểu "nhạc phẩm" là "bài hát". Tôi cũng hiểu rằng mục này quy định độ nổi bật cho "album, đĩa đơn và nhạc phẩm", tức là cũng có quy định về độ nổi bật cho bài hát. Mục này có 4 đoạn. Đoạn 1, nói lên tiêu chí tổng quát mà album, đĩa đơn và nhạc phẩm cần phải có để bài viết về nó được xem là đủ nổi bật. Đoạn 2 quy định độ nổi bật dầnh cho album. Đoạn 3 quy định về độ nổi bật cho nhạc phẩm, tức là bài hát. Đoạn 4 quy định về độ nổi bật cho album sắp được phát hành. Vì câu trích của bạn nằm trong đoạn 2, nên tôi cho rằng nó là quy định dành cho album chứ không dành cho bài hát. Kẹo Dừa (thảo luận) 18:53, ngày 26 tháng 1 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Đó là cách hiểu của bạn, tôi không đồng ý với nó, cứ nằm trong một mục nó sẽ là quy định chung của mục đó. Và như tôi nói CẬP NHẬT LẠI CÁI QUY ĐỊNH NÀY ĐI, TÔI SẼ TUÂN THEO CHO PHÙ HỢP. Ngay chính quy định chung chung hiện giờ cũng nói rất rõ là cứ thỏa Wikipedia:Độ nổi bật là đủ, bạn không hề đọc nó, rất ư là bad faith khi xóa bài như vậy.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 20:19, ngày 26 tháng 1 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Giấy trắng mực đen nó như thế, bạn đọc không đồng ý rồi nói tôi hiểu sai thì tôi cũng đành chịu. Kẹo Dừa (thảo luận) 06:21, ngày 27 tháng 1 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Xin @Thusinhviet: lưu ý câu đầu tiên của quy định "Tất cả các bài viết về album, đĩa đơn hay nhạc phẩm phải thỏa mãn các tiêu chí cơ bản trong Wikipedia:Độ nổi bật, được đưa tin đáng kể bởi các nguồn đáng tin cậy mà độc lập với chủ đề." Và các diễn dãi trong quy định để viết rõ cho điều này mà thôi, và như tôi có chứng minh bằng hai tiêu chí (XIN LƯU Ý CHỈ CẦN MỘT TIÊU CHÍ ĐỂ CHO THẤY NỔI BẬT ĐÃ LÀ ĐỦ) đều bao hàm trong cái Wikipedia:Độ nổi bật, cụ thể là mục #Độ nổi bật cần có chứng cứ khách quan (là cái Zing và Youtube) và #Chỉ dẫn chung (là cái 11000 nghìn nguồn).
- Trong trường hợp này những con số không nói lên được điều gì bạn à. Tôi tin hết tất cả các con số trên Zing và YouTube bạn đưa ra, kể cả số lần bạn tìm với từ khóa có dấu ngoặc kép nữa. Nhưng cái tôi muốn rõ là bài hát này nổi bật vì điều gì thì không thấy ai nhắc tới một cách rõ ràng, chỉ đại khái chung chung rằng đây là bài hát được nhiều người nghe (tôi đồng ý bài này có nhiều người nghe). Những con số bạn nêu chẳng phải là minh chứng cho việc bài hát này có nhiều người nghe và được nhiều nơi đề cập đến hay sao. Tôi cho rằng bài hát có nhiều người nghe và có nhiều nơi đề cập tới không phải là bằng chứng để nói rằng bài hát nổi bật. Kẹo Dừa (thảo luận) 18:53, ngày 26 tháng 1 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Cái lập luận không nên có trong biểu quyết xóa bài là rác, tôi xin mạnh miệng như vậy. Nó dùng để loại bỏ các chủ đề lá cải (trivial) và nhất thời (one time), tôi không biết vì sao suốt ngày vẫn có bạn đưa nó ra dùng như là một quy định. Cụ thể ở bài này, tiêu chí nhiều người nhắc là một cách diễn rất sai khi mà nó dùng để nói về CÁI DƯ LUẬN HAY DIỄN RA ở một onetime event trong khi Chúng ta không thuộc về nhau được nhắc đi nhắc lại rất rất nhiều ở ba mảng: sự nổi tiếng (Youtube, Zalo), sự sáng tạo dựa trên bài hát (cover thành ca trùcover bởi một ca sĩ nổi tiếng trong dòng nhạc bolero)), và xì căng đan hàng nhái [1][2]. TÔI XIN HỎI Thusinhviet, một bài hát tiêu biểu và tạo thành một trend lâu dài như vậy, nếu không xứng đáng thì thế nào là xứng đáng.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 18:04, ngày 26 tháng 1 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Cái lập luận không nên có trong biểu quyết xóa bài là rác: Tôi nghĩ nếu bạn cho nó là rác thì bạn nên đặt bảng rác lên bài đó và đưa mọi người biết quyết xóa, khi xóa xong bài đó thì sẽ chẳng ai có thể lấy cớ dựa vào bài đó và xem nó như một quy định, còn nếu bạn không đặt bảng rác, hoặc đặt bảng rác và đưa ra biểu quyết xóa nhưng không thành công, nghĩa là bài đó vẫn tồn tại, tức là bài đó là một dạng nào đó của quy định, thì chúng ta nên xem nó là quy định, và chúng ta nên tranh luận dựa theo khuôn khổ của cái quy định ấy. Mà cái đó ở tầm vĩ mô quá, và vẫn không liên quan trực tiếp đến thảo luận về độ nổi bật của bài Chúng ta không thuộc về nhau. — thảo luận quên ký tên này là của Thusinhviet (thảo luận • đóng góp).
- Không có cái gì gọi là vĩ mô, cái dẫn chứng bạn nêu ra là để tránh one-time event. Những sự kiện thu hút rất nhiều báo viết về nó nhưng thực sự sau đó là biến mất. TRONG KHI VỀ CHỦ THỂ BÀI VIẾT, TÔI ĐÃ NÊU RẤT RÕ NÓ ĐƯỢC NÊU RẤT NHIỀU MẶT CŨNG NHƯ THỜI GIAN LÂU DÀI. Cái những lập luận cần tránh là một dạng essay, không hề có sức ép buộc phải tuân theo, là một dạng rác rất cần bỏ ra khỏi chính cái thảo luận về xóa bài này.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 20:19, ngày 26 tháng 1 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Những dẫn chứng của bạn về sự nổi tiếng, sự sáng tạo dựa trên bài hát, xì căng đan hàng nhái theo link bạn đưa là nguồn có kiểm chứng. Nhưng sự nổi tiếng vì có nhiều người xem trên YouTube và Zalo, sáng tạo dựa trên bài hát vì được cover lại và được biểu diễn chung với nghệ sĩ dòng nhạc khác và thế hệ trước và đạo nhạc là những tin đầy rẫy và bình thường trong giới showbiz, cũng chẳng chứng minh được nó nổi bật hơn các ca khúc khác như thế nào. Kẹo Dừa (thảo luận) 18:53, ngày 26 tháng 1 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Xin lỗi Thusinhviet (thảo luận · đóng góp), bạn nêu ra 5 bài hát của Việt Nam nào có trên 90.000.000 lượt xem trên Youtube đi, bạn đưa ra 5 bài hát có hơn 100 cover đi, bạn đưa ra 5 bài hát có hơn 1 vạn bài báo viết về nó đi, đừng ở đó bảo nó "đầy rẫy". Bạn đang đưa ra một "unsustained claim", "alternative fact" cho phù hợp với narrative của bạn đó. Thực sự tôi rất muốn gọi đây là một dạng nói dối cho phù hợp với quan điểm của mình đó.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 20:19, ngày 26 tháng 1 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Vì bạn thực sự không đọc hết chính cái quy định bạn dẫn ra (là chính cái tiêu đề và câu dẫn của mục đó), nay tôi xin nhắc lại một lần nữa cho bạn hiểu. Tôi mong rằng không phải giải thích đi giải thích lại hai cái điểm tôi đã dẫn ra nữa.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 18:04, ngày 26 tháng 1 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Chúng ta nên thảo luận về vấn đề chúng ta đang thảo luận hơn là thảo luận về người chúng ta đang thảo luận mà người đó đang thảo luận với chúng ta về vấn đề đang được thảo luận ấy. Mong bạn hiểu được câu rắc rối này. Mà phần đầu đề này có vẻ cũng dài quá. Có tiếp ý gì thì cũng nên viết xuống phần ý kiến bên dưới bạn nhé. Kẹo Dừa (thảo luận) 18:53, ngày 26 tháng 1 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Tôi muốn đưa ra ý kiến tranh luận ngay phần khởi đầu, để tránh tình trạng chỉ có một chiều trong cuộc thảo luận. Wikipedia chưa cấm việc này, nên nếu bạn cũng dời ý kiến bạn xuống thì tôi xuống theo. Còn không, xin cứ để như vậy.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận)
Xoá
- Xóa Lý do như đã phân tích ở trên. Kẹo Dừa (thảo luận) 04:39, ngày 25 tháng 1 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Xóa Trong thời đại bùng nổ thông tin truyền thông, kết hợp với sức lan truyền của mạng xã hội như hiện nay thì việc một bài hát, video, một sự kiện bất thường hay một scandal đều có khả năng lan truyền nhanh, chiếm lượt xem nhiều và phủ kín nhiều mặt báo là không có gì mới lạ. Tuy nhiên, điều này không phải là minh chứng cho độ nổi bật - vốn là một tiêu chí từng gây tranh cãi và chia rẽ rất nhiều ở đây. Việc Sơn Tùng vừa lấy cảm hứng ở đâu đó, vừa sáng tác vừa hát, vừa bị tố đạo nhạc thu hút nhiều chú ý nhưng giá trị lâu dài thật sự của bài hát cần xem xét lại. Tôi cho rằng độ nổi bật của bản thân tác phẩm chưa phù hợp, cần xóa và sát nhập một số nội dung chính yếu vào bài về ca sĩ. ~ Violet (talk) ~ 06:05, ngày 1 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Xóa Đây chỉ là bản cover của ca khúc "We Don't Talk Anymore", vậy nên không cần tách làm bài riêng. HoangXuanVinh74 (thảo luận) 04:53, ngày 4 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Báo chí VN đồn đại là bài này đạo nhạc, chứ làm gì có chứng cứ thực sự, đã có bên nào xác nhận điều này? Lập luận của bạn HoangXuanVinh74 (thảo luận · đóng góp) là không có chứng cứ và ngoài lề, mang nặng quan điểm cá nhân (Wikipedia:Những lập luận cần tránh khi tham gia trang Biểu quyết xóa bài#Quan điểm cá nhân) và nó chẳng liên quan gì đến nội dung của cuộc biểu quyết. Đây là biểu quyết về độ nổi bật của bài, chứ không phải là nơi biểu quyết xem bài này đạo nhạc hay không. Các bài nhạc trùng vòng hoà âm là điều rất bình thường, rất nhiều ca khúc trên thế giới cũng tương đồng như thế (bài "Blurred Lines", một trong những đĩa đơn được bán chạy nhất thế giới mọi thời đại, cũng bị tố là đạo nhạc đó). Nếu bạn bảo là bài CTKTVN đạo nhạc, bạn hãy thử nghe 2 beat của 2 bài "We Don't Talk Anymore" và "Chúng ta không thuộc về nhau" thì thấy chả đoạn nào giống đoạn nào.--Chibaodoanle (thảo luận) 15:50, ngày 4 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Tôi nghĩ bạn Chibaodoanle (thảo luận) nên google và youtube để xem người Việt, và cả người nước ngoài, phân tích ca khúc này "đạo nhạc" ca khúc gốc như thế nào nhé, chứ không ai nói dùng vòng hòa âm là đạo nhạc cả. Thêm thông tin cho bạn là bài "Blurred Lines" bị tòa án xử là đạo nhạc từ tháng 10 năm 2015 và 2 ca sĩ đã trả cho gia đình Marvin Gaye 7,3 triệu $ rồi. Đã là đạo nhạc thì nên gộp vào bài chính. HoangXuanVinh74 (thảo luận) 16:30, ngày 4 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Chuyện phân tích về sự giống nhau giữa hai ca khúc, người này có ý kiến này ý kiến nọ, riêng trong phần comment trong các video trên YouTube (điển hình video của Reaction Time) đã có nhiều ý kiến khác nhau rồi. Về phần đạo nhạc hay không thì chưa thấy có bên thẩm quyền nào xác nhận cả. Điều mà tôi muốn nói là lập luận của bạn, nó quá mang nặng quan điểm cá nhân và không nên xuất hiện trong BQXB này. Giả sử, nếu theo lời của bạn, thì do bài này đạo bài kia nên phải hợp nhất với bài gốc, vậy chắc bài "Blurred Lines", đã bị xác thực là đạo nhạc, cũng phải hợp nhất với bài "Got to Give It Up" chứ nhỉ? Hai bài hit mới gần đây là "Treat You Better" và "Don't Let Me Down" cũng bị nhiều người tố là giống nhau, sao không hợp nhất luôn? Tôi thấy, nếu như bạn thấy hai bài này nên hợp nhất lại, thì bạn nên chuyển phiếu này xuống phần ý kiến, vì lý do mà bạn nêu không phải là lý do chính đáng để có thể xoá bài này. Việc một bài bị tố đạo nhạc không có nghĩa là nó không đủ nổi bật để không thể có mặt trên Wikipedia này. Nội dung chính của cuộc biểu quyết này, là vì vấn đề nổi bật của bài viết này đang được tranh luận. Wikipedia làm gì có quy định nào bảo bài "đạo nhạc" là không đủ nổi bật và nên xoá đâu?--Chibaodoanle (thảo luận) 17:22, ngày 4 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Tôi nghĩ bạn Chibaodoanle (thảo luận) nên google và youtube để xem người Việt, và cả người nước ngoài, phân tích ca khúc này "đạo nhạc" ca khúc gốc như thế nào nhé, chứ không ai nói dùng vòng hòa âm là đạo nhạc cả. Thêm thông tin cho bạn là bài "Blurred Lines" bị tòa án xử là đạo nhạc từ tháng 10 năm 2015 và 2 ca sĩ đã trả cho gia đình Marvin Gaye 7,3 triệu $ rồi. Đã là đạo nhạc thì nên gộp vào bài chính. HoangXuanVinh74 (thảo luận) 16:30, ngày 4 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Báo chí VN đồn đại là bài này đạo nhạc, chứ làm gì có chứng cứ thực sự, đã có bên nào xác nhận điều này? Lập luận của bạn HoangXuanVinh74 (thảo luận · đóng góp) là không có chứng cứ và ngoài lề, mang nặng quan điểm cá nhân (Wikipedia:Những lập luận cần tránh khi tham gia trang Biểu quyết xóa bài#Quan điểm cá nhân) và nó chẳng liên quan gì đến nội dung của cuộc biểu quyết. Đây là biểu quyết về độ nổi bật của bài, chứ không phải là nơi biểu quyết xem bài này đạo nhạc hay không. Các bài nhạc trùng vòng hoà âm là điều rất bình thường, rất nhiều ca khúc trên thế giới cũng tương đồng như thế (bài "Blurred Lines", một trong những đĩa đơn được bán chạy nhất thế giới mọi thời đại, cũng bị tố là đạo nhạc đó). Nếu bạn bảo là bài CTKTVN đạo nhạc, bạn hãy thử nghe 2 beat của 2 bài "We Don't Talk Anymore" và "Chúng ta không thuộc về nhau" thì thấy chả đoạn nào giống đoạn nào.--Chibaodoanle (thảo luận) 15:50, ngày 4 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Xóa Trong thời đại bùng nổ thông tin truyền thông, kết hợp với sức lan truyền của mạng xã hội như hiện nay thì việc một bài hát, video, một sự kiện bất thường hay một scandal đều có khả năng lan truyền nhanh, chiếm lượt xem nhiều và phủ kín nhiều mặt báo là không có gì mới lạ. Tuy nhiên, điều này không phải là minh chứng cho độ nổi bật - vốn là một tiêu chí từng gây tranh cãi và chia rẽ rất nhiều ở đây. Che Guevaranhắn tin 07:00, ngày 5 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Xóa Bài hát mới, được nhiều người xem trêm mạng xã hội, cũng còn nhiều thứ nữa được nhiều người xem, like, love trên các trang mạng Morning (thảo luận) 07:25, ngày 5 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Xóa bài viết mang tính chất pr Xuân (thảo luận) 10:55, ngày 6 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Xóa Lập luận như các bạn biểu quyết giữ thì "Lạc trôi", "Đếm ngày xa em", "Phía sau một cô gái" .... hay một bài bolero như "Duyên phận" của Thái Thịnh là đủ nổi bật sao? (Đấy là mình không xét đến quy định độ nổi bật âm nhạc). Nhiều anh hit thì cứ chìm dần ngay, thậm chí đi vào quên lãng khi rời khỏi bảng xếp hạng, dù có giải nọ giải kia, trong khi mấy anh bolero thì dù có âm ỉ chảy vào công chúng nhưng lại được công chúng biết từ trước 1975, và cho đến ngày hôm nay vẫn được biết đến, dù nó ra đời cách đây 50-60 năm, không cần phải giải thưởng, bảng xếp hạng, mà vẫn được những nhà chuyên môn âm nhạc, giáo sư, tiến sĩ đánh giá cao. Nói vậy là đủ hiểu, vì sao những bản nhạc bolero như Nỗi buồn hoa phượng, Xuân này con không về thì đương nhiên nổi bật, có bài, không cần biểu quyết, trong khi hit nọ hit kia thì phải biểu quyết, cãi nhau ông nọ bà kia, nếu cãi ược thì mới giữ còn không thì xoá thẳng cẳng. Bảng xếp hạng âm nhạc ở VN thì chưa được chuẩn hoá chuyên nghiệp như các nước phát triển trên thế giới, kể cả Bài hát yêu thích, Bài hát Việt mà mình tin tưởng nhất cũng chưa thể sánh tầm với Billboard,... Quy định thì có nhiều điểm chưa phù hợp với nhạc Việt Nam hiện tại, quá cứng nhắc về giải thưởng, thành tích,... Thiết nghĩ, cần có một tiêu chí khác để đánh giá cho phù hợp, không cần xét nhiều đến giải thưởng mà mục tiêu hướng đến là công chúng, hay những người có chuyên môn âm nhạc đánh giá về bài hát, chứ giải thưởng nó chỉ là một mặt. Giải thưởng ở VN thì cũng chủ yếu do khán giả bình chọn chứ rất ít giải có nhà chuyên môn đánh giá. – MessiM10 13:40, ngày 6 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Nói thêm một chút nữa, tuy là fan MTP nhưng mình nghĩ lập luận lấy dẫn chứng về số lượt nghe/xem, thích/không thích trên Youtube, Zing,... như của các bạn bỏ phiếu giữ là chưa hợp lý bởi vì trong thời đại công nghệ bùng nổ như hiện nay, anh nào là fan quá khích của MTP thì anh ta chơi khôn lỏi
bằng cách hack lượt nghe(hoặc click liên tục vào đường link đến bài đấy bằng nhiều cách) để làm tăng số lượt nghe, xem, like các thứ... Những dạng như thế này không cần tải về, nhưng họ cũng không phải là chỉ nghe một lần đâu, họ nghe đi nghe lại nghe tái nghe hồi nghe mãi đến lúc nào bằng chán thì thôi, chứ đa số người dân ở trung và cao niên Việt Nam (tầm từ 30-35 tuổi trở lên) họ nghe nhạc vàng, nhạc Bolero chứ họ ít nghe cái thể loại nhạc trẻ như thế này. Chưa kể Việt Nam có 15% dân số đạt loại nghèo, đặc biệt nghèo, nhiều gia đình chưa có internet,... đương nhiên không thể vào youtube, zing mà xem/nghe được. Hơn nữa, nếu tính ra tổng số người Việt ở trong nước & quốc tế thì là khoảng 98 triệu người trong khi số lượt xem là khoảng 97,5 triệu (vậy là tất cả, kể cả trẻ sơ sinh, chưa biết chữ các thứ cũng bấm vào xem được????) và nhạc VN không thể sánh tầm với các quốc gia lớn trên thế giới nên dân nước họ để ý đến nhạc VN làm gì (nói chung nếu để ý thì cũng rất ít, đây là thực tế từ bao nhiêu năm nay, tất nhiên không tính các thể loại truyền thống vì nhà nước đem ra quảng bá để thành di sản). Vốn dĩ hơn nữa, nhạc của Sơn Tùng không được các nhà chuyên môn âm nhạc đánh giá cao (thường bị tố là đạo nhạc). Và rồi như mình đã nói ở trên, hit nọ hit kia, dù có giải nọ giải kia, scandal nọ kia,...v.v khi rời khỏi bảng xếp hạng hay để một thời gian là chìm ngay, đi vào quên lãng ngay, còn nhạc bolero thì dù có âm ỉ chảy vào đời sống nhưng lại được công chúng biết từ trước 1975, và cho đến ngày hôm nay vẫn được các thế hệ người Việt Nam biết đến, dù nó ra đời cách đây 50-60 năm, không cần phải giải thưởng, bảng xếp hạng, mà vẫn được những nhà chuyên môn âm nhạc, giáo sư, tiến sĩ đánh giá cao. Ý kiến của bác ~ Violet là hoàn toàn đúng đắn. Thật lòng, ta cần phải đọc nhiều, tìm hiểu, trải nghiệm thực tế nhiều về chủ đề ấy, mới đánh giá được chính xác cái cốt của vấn đề, chứ ta không nên nhìn vẻ bề ngoài (bao nhiêu lượt wiev, like,...) mà đánh giá. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn mà. (Đây chỉ là quan điểm của mình dựa trên cái nhìn khách quan nhất). MessiM10 15:03, ngày 8 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]- Hình như bạn có quan điểm bài nội. Trên thực tế trên thế giới có rất ít các video clip đạt trên 100 triệu, bất kể từ nước nào. Nếu bạn cho rằng bài hát được lên mức đó do gian lận, thì có việc gì cản trở các clip khác? Nếu nó đạt lên con số đó do gian lận đi chăng nữa, việc này cũng chứng tỏ là nó nổi bật vì nó đã "qua mặt" được trang web YouTube trong khi các clip khác lại không được. NHD (thảo luận) 07:00, ngày 13 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Nếu bác NHD muốn xét một cách công tâm nhất về một video clip, một bài hit thì bác nên tìm hiểu về văn hoá, truyền thống, cũng như nền âm nhạc của từng quốc gia hẵng rồi mới nhận xét. Thực ra mà nói, nền âm nhạc Việt Nam không thể phát triển sánh vai ngang hàng với các quốc gia khác trên thế giới, cái này là đương nhiên.
Một clip mà được 100 triệu lượt xem trong khi số người có quốc tịch trong nước chỉ là khoảng 98 triệu, cứ cho là cả các nước khác nó vào xem thì con số này cũng rất ít (bởi họ có hiểu được tiếng Việt cũng như là có để ý đến văn hoá, âm nhạc VN đâu, trừ khi nhà nước VN đem ra quảng bá cho thế giới; còn đương nhiên trẻ sơ sinh, chưa biết chữ các thứ, số hộ đặc biệt nghèo ở VN là rõ ràng không xem được). Đấy là cái thực tế ở VN (rõ ràng rồi vì VN là một trong những nước nghèo của thế giới). Thế nên, lợi dụng công nghệ thông tin phát triển, nhiều fan hâm mộ đã tìm cách "qua mặt", "gian lận" như em đã nói ở phần lập luận trên. Họ không phải chỉ nghe một lần, họ còn nghiện đến chết mê chết mẩn cái ca khúc ấy mới thôi (tất nhiên là em cũng vài lần click liên tục vào link trên Youtube để tăng lượt xem cho bài này). Đa số trong cái "rất ít các video clip đạt trên 100 triệu" mà bác nói em cũng thấy đa phần từ các nước lớn trên thế giới (Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản,... những nước có nền âm nhạc phát triển nhất thế giới).Nguồn báo chí tại VN thì luôn "ca tụng" cho mỗi ca khúc hit khi nó xuất hiện (đây là điều thường gặp mỗi khi có hit nào được tung ra tại Việt Nam), rõ ràng không phải là "nguồn độc lập nói về đề tài" (nếu có thì lác đác vài cái).Bác NHD đúng là "am hiểu chưa đến nơi đến chốn", "người mà cứ thấy anh nào nhiều like hay share phát là OK ngay", nếu như cứ hit lên 100 triệu lượt xem mà không biết rằng thực ra con số này có phần gian lận thì quả thật đương nhiên có bài trên wiki luôn, không cần biểu quyết gì nữa, mặc kệ thành tích, đánh giá chuyên môn, ảnh hưởng trong nước và quốc tế.Em chỉ nói đôi lời với bác vậy thôi, còn đúng là quan điểm của em hơi có "bài nội" một chút (mặc dù dẫn chứng "Xuân này con không về" cũng là một ca khúc nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khắp thế giới, nhất là những nước có nhiều người VN lưu vong sau 1975). Nếu nghĩ như bác thì em lại vi phạm cái tôn chỉ của cộng đồng từ bao nhiêu năm nay: "Đây là Wikipedia tiếng Việt chứ không phải Wikipedia Việt Nam" mất, bởi nếu em chiếu ý kiến của bác thì chưa thấy nguồn nào là "trung lập" (báo quốc tế, trang web chính phủ và các cơ quan trực thuộc) vì báo chí VN hay ca tụng khen ngợi hoặc nửa khen nửa chê. Vốn dĩ khi lật lại lịch sử BQXB về các bản nhạc đình đám về trước, các thành viên còn "cãi nhau chí choé", "ông nọ bà kia", hễ cứ cãi được hoặc dùng rối bỏ phiếu thì giữ còn không thì bị xoá. Thôi, chắc là dài quá, em chỉ nói đến đây thôi, còn bác muốn bỏ phiếu thế nào thì tuỳ bác. MessiM10 14:00, ngày 13 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]- Cho tôi nhiều chuyện một chút CVQT. Có một điểm tôi trình bày cho bạn với tư cách một người làm đại lý quảng cáo cấp II của Google ở Việt Nam rằng việc hack view trên Youtube hầu như là không thể, trừ khi bạn chịu bỏ ra là trăm ngàn tới cả triệu đôla để mướn cả ngàn hệ thống VPN hoặc là botnet vì Youtube tính view dựa trên thời gian bạn xem video (hiện tại là >= 1/2 thời gian theo tài liệu không chính thức) và có hạn chế theo số IP và unique device. Đây là thuật toán proprietary dùng chống cheat của AdSense được Google đem vào áp dụng trong YouTube. Cứ cho Sơn Tùng có vài trăm ngàn fan siêu cuồng, sẽ là một nỗ lực cực kỳ lớn để huy động hết số này ngày nào cũng phải vô xem đi xem lại trên vài thiết bị thì cũng chưa chắc được quá một triệu hay vài triệu. Bạn có thể xem ví dụ ở nhạc Kpop ví dụ của T-ara và Girl Generation, chỉ những tác phẩm nào thực sự có chiều sâu mới có thể đạt được 100 triệu view, dù lượng fan nội địa và quốc tế của hai nhóm này chắc chắn nhiều hơn Sơn Tùng. Google làm điều này vì quyền lợi của những người trả tiền quảng cáo do những video vài chục triệu like giá click có thể không ít hơn 200 nghìn đồng VND một click, nhưng cũng do vậy Youtube trở thành thước đo chuẩn xác của các trending trên mạng cũng không phải là không có cơ sở. Việc khó khăn này cũng đúng với like và dislike, vì Google hiện tại kiểm soát việc tạo tài khoản ồ ạt rất chặt. Cùng một máy, bạn tạo số tài khoản nhất định, nếu hơn bạn sẽ bị yêu cầu xác thực qua điện thoại nên hack like và dislike cũng không bao giờ có được, chỉ là bọn lừa đảo hay tuyên bố chứ chưa ai làm được. Nếu bạn thực sự có cách hack view đạt hiệu quả, bạn có thể trình bày cho tôi được biết. Nếu cần bảo mật tôi sẽ nhắn tin cho bạn ở email. Nếu đúng là lỗi của Google, tôi sẽ làm hồ sơ để bạn nhận được Vulnerability Reward Program với số tiền từ 500$ - 4000$, còn không xin bạn đừng nói đi nói lại điều này, rất thiệt hại uy tín cho những người làm trong ngành này giống tôi.--116.108.113.24 (thảo luận) 05:43, ngày 14 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Rất cảm ơn ý kiến của Thành viên:116.108.113.24. Việt Hà (thảo luận) 05:52, ngày 14 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Đúng là việc "qua mặt" được YouTube/Google là việc dễ nói hơn làm. Vì Google phải trả tiền cho các quảng cáo trên video hay trang web, Google đã bỏ ra nhiều công sức để tạo ra các biện pháp chốn gian lận. Các tổ chức tội phạm lớn còn chưa qua mặt được, huống gì một nhóm fan xì tin. NHD (thảo luận) 06:25, ngày 14 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Rất cảm ơn ý kiến của Thành viên:116.108.113.24. Việt Hà (thảo luận) 05:52, ngày 14 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Cho tôi nhiều chuyện một chút CVQT. Có một điểm tôi trình bày cho bạn với tư cách một người làm đại lý quảng cáo cấp II của Google ở Việt Nam rằng việc hack view trên Youtube hầu như là không thể, trừ khi bạn chịu bỏ ra là trăm ngàn tới cả triệu đôla để mướn cả ngàn hệ thống VPN hoặc là botnet vì Youtube tính view dựa trên thời gian bạn xem video (hiện tại là >= 1/2 thời gian theo tài liệu không chính thức) và có hạn chế theo số IP và unique device. Đây là thuật toán proprietary dùng chống cheat của AdSense được Google đem vào áp dụng trong YouTube. Cứ cho Sơn Tùng có vài trăm ngàn fan siêu cuồng, sẽ là một nỗ lực cực kỳ lớn để huy động hết số này ngày nào cũng phải vô xem đi xem lại trên vài thiết bị thì cũng chưa chắc được quá một triệu hay vài triệu. Bạn có thể xem ví dụ ở nhạc Kpop ví dụ của T-ara và Girl Generation, chỉ những tác phẩm nào thực sự có chiều sâu mới có thể đạt được 100 triệu view, dù lượng fan nội địa và quốc tế của hai nhóm này chắc chắn nhiều hơn Sơn Tùng. Google làm điều này vì quyền lợi của những người trả tiền quảng cáo do những video vài chục triệu like giá click có thể không ít hơn 200 nghìn đồng VND một click, nhưng cũng do vậy Youtube trở thành thước đo chuẩn xác của các trending trên mạng cũng không phải là không có cơ sở. Việc khó khăn này cũng đúng với like và dislike, vì Google hiện tại kiểm soát việc tạo tài khoản ồ ạt rất chặt. Cùng một máy, bạn tạo số tài khoản nhất định, nếu hơn bạn sẽ bị yêu cầu xác thực qua điện thoại nên hack like và dislike cũng không bao giờ có được, chỉ là bọn lừa đảo hay tuyên bố chứ chưa ai làm được. Nếu bạn thực sự có cách hack view đạt hiệu quả, bạn có thể trình bày cho tôi được biết. Nếu cần bảo mật tôi sẽ nhắn tin cho bạn ở email. Nếu đúng là lỗi của Google, tôi sẽ làm hồ sơ để bạn nhận được Vulnerability Reward Program với số tiền từ 500$ - 4000$, còn không xin bạn đừng nói đi nói lại điều này, rất thiệt hại uy tín cho những người làm trong ngành này giống tôi.--116.108.113.24 (thảo luận) 05:43, ngày 14 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Cảm ơn ý kiến của IP 116.108.113.24 đã giúp mình hiểu thêm một số chính sách của Google về quản lý số lượng lượt view cũng như là việc
hack view. Nhưng tất nhiên không phải là không có cách làm tăng lượt view một cách chóng mặt, với những trường hợp thuộc dạng hit như thế này (bài Chúng ta không thuộc về nhau chỉ dài tầm 4 phút), kiểu của fan hâm mộ cuồng nhiệt người Việt Nam là cứ xem đi xem lại xem tái xem hồi bằng mọi cách, đến lúc nào chán thì thôi (cái này ai cũng phải thừa nhận, bị phản ánh nhiều trên truyền thông rồi), chính vì vậy, anh nào là fan cuồng của MTP thì giả sử cứ cho là xem clip liên tục trong 30 ngày là chán, mỗi ngày chỉ cần bỏ ra khoảng 20 phút xem hit này (khoảng 4 lần), và MTP có khoảng tầm 400 nghìn fan hâm mộ cuồng nhiệt, nếu làm tính nhân là ra khoảng 50 triệu lượt xem (bằng một nửa so với số lượt xem đã hiển thị, nhưng vậy cũng đã là một con số lớn và làm chênh lệch/nổi bật nhiều cái lắm). Giả sử nếu có giảm đi thì con số này cũng vẫn khá lớn (ít nhất là khoảng 10 triệu lượt là nghe đi nghe lại). Trong khi đất nước còn chưa phát triển về nhiều mặt lại ít được sự chú ý như Việt Nam, thì việc một clip đạt được 100 triệu lượt xem quả là rất khó và chỉ có những dạng như đã lập luận ở trên mới làm cho con số này nó cao chóng mặt như vậy. Cái này là phải tìm hiểu thực tế thì mới biết chứ còn cứ máy móc áp dụng quy định/chính sách như vậy là không nên đâu bạn IP à.– MessiM10 10:56, ngày 15 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]- Còn giả sử em chiều theo ý các bác bỏ phiếu giữ thì tí nữa em tạo bài Nguyễn Ngọc Bảo An – bé này chỉ 9 tuổi nhưng có clip gần 150 triệu lượt xem trên YouTube. Xong các bác lại gán đnb thì em hết lý để nói với các bác. MessiM10 13:26, ngày 15 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Thật hết nói nổi bạn với những lý thuyết hết sức ngô nghê như vậy. Tôi giải thích thêm, 30 phút xem để đủ chuẩn tính view nhưng có limit vào tổng số view/ ngày thậm chí là trên tuần, chưa kể đến nhiều yếu tố khác như người đó có đang xem video không hay bỏ đi nơi khác, người đó để tag browser ở vị trí nào và nhiều thuật toán chống botting khác. Giả sử bạn có một máy tính để riêng chỉ chuyên spam view, bạn có thể tự thử nghiệm một chương trình "auto refresh", bạn set nó ở chừng 30 phút refresh page một lần, tới tiếng thứ hai hoặc thứ ba Google sẽ buộc bạn phải điền CAPTCHA như thế sau [3] và nếu bạn vẫn tiếp tục refresh thì Youtube sẽ block bạn lại vì hành vi của bạn là theo một 'scripting pattern'. Google đã đầu tư cực lớn vào trí tuệ nhân tạo, họ xây dựng đế chế dựa trên một con Googlebot và đang phát triển tiếp trí tuệ có ý thức Deepmind, thì đừng có ngạc nhiên vì sao khó vậy và những gì bạn nghĩ ra đều bị chặn đầu hết cả. Vậy, giả sử 400 nghìn fan của bạn là đúng đi, thì 400 nghìn người ấy phải túc trực bên thiết bị, cứ liên tục một tiếng refresh hai lần và sẵn sàng điền CAPTCHA liên tục, cũng như xóa cookies, history browsers ... trong vài tuần liên tiếp thì có thể có được vài triệu đó. Đó phải là một nỗ lực khổng lồ (herculean effort) cần tới một quốc gia (country-state) huy động thực hiện, ví dụ như trước đây có vụ Natural7Wonders, chứ chưa từng có bằng chứng có ai (individual) có thể thực hiện, nói gì tới một ca sĩ nội địa như Sơn Tùng MTP. Vấn đề bạn nêu ra vì sao Việt Nam có 40 triệu người lên mạng mà có tận 100 triệu view? Đơn giản có nhiều user có thói quen nghe nhiều lần, hoặc họ theo playlist kiểu như Tuyển tập nhạc trẻ Việt Nam 2014, nghe trên share ở Facebook, buồn buồn nghe lại, Google ra bấm vào nghe .... thì ở đó sẽ được tính view đàng hoàng. Ngoài ra, Sơn Tùng MTP làm hầu như video nào cũng được lên Trending của Youtube, video của anh này sẽ được suggest thẳng cho nhóm người nước ngoài thích nghe nhạc pop khi họ đang browser randomly, đó chính là mục 'Up next' hoặc 'Suggestion for you' của Youtube. Tóm lại, như tôi nói, nếu bạn có bằng chứng cụ thể về việc 'hack view' có thể lên tới hơn 1 triệu hoặc 100 nghìn/tháng thôi, cứ giải thích cụ thể "put up or shut up", nếu tôi thấy có lý tôi sẽ làm hồ sơ để bạn nhận được giải thưởng về lỗi sản phẩm của Google lên tới 10 triệu VND cho tới 80 triệu VND. Còn không, xin hãy ngừng giả sử và giả như kiểu này lại đi, rất là không nên làm chuyên gia học thuyết âm mưu (conspiracy theorist) như vậy có thể hại tới cả uy tín của cá nhân và cách cộng đồng Wikipedia này đang làm việc là 'luôn hướng tới sự thật có nguồn gốc đáng tin cậy' (facts with reliable sources).--116.108.113.24 (thảo luận) 14:33, ngày 15 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Cảm ơn bạn IP nhiều nha, vậy mình xoá lý do hack view đi. Mặc dù vậy, nhưng clip này lên được 100 triệu lượt (con số thực chỉ là 98,7 triệu) cũng không hẳn là mỗi người xem 1 lượt đâu, họ có thể xem 2, 3 lần cái clip ấy như vậy, đều đặn trong một khoảng thời gian nhất định (tất nhiên là không liên tục vì sẽ bị block), con số chênh lệch cũng lên tới vài triệu. Chưa kể họ có thể nghe trên share ở Facebook, buồn buồn nghe lại, Google ra bấm vào nghe .... như vậy. Và chính vì vậy, YouTube cũng không hoàn toàn là thước đo đánh giá độ nổi bật (tất nhiên chỉ trong một số trường hợp) – MessiM10 15:14, ngày 15 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Dẫn chứng về các cách cày view đây IP: Cuộc chiến cày view cho MV Nơi này có anh của Sơn Tùng M-TP, Bí kíp giúp MV 'Lạc trôi' trôi lạc khắp thế giới: Chiêu trò tăng view đến tài năng của Sơn Tùng, "Nơi này có anh" được fan "cày" bằng 7 máy để vượt mặt "Lạc trôi", Lạc trôi đã “khủng”, hit mới của Sơn Tùng M-TP còn đỉnh hơn, Loạt ảnh hài hước khi Sky cày view cho MV 'Nơi này có anh'. IP và các thành viên tham khảo nhé. Hỏi sao mà nó lệch lên tới cả chục triệu là vì thế !!!! –MessiM10 06:10, ngày 16 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Còn giả sử em chiều theo ý các bác bỏ phiếu giữ thì tí nữa em tạo bài Nguyễn Ngọc Bảo An – bé này chỉ 9 tuổi nhưng có clip gần 150 triệu lượt xem trên YouTube. Xong các bác lại gán đnb thì em hết lý để nói với các bác. MessiM10 13:26, ngày 15 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Gạch bớt một số lý do về lượt xem và lượt nghe ở trên do lập luận của IP đã giúp mình hiểu được về việc làm tăng, chênh lệch số lượng lượt xem trên YouTube (mặc dù vậy, vẫn có để lại một phần sau khi đọc một số bài báo phản ánh ở trên về hit Nơi này có anh, nên không thể chấp nhận việc tìm cách cày view để làm bài hát nổi bật). Tuy nhiên bài vẫn chưa thể thoả mãn một số yêu cầu về ảnh hưởng lâu dài cũng như về chuyên môn âm nhạc. – MessiM10 06:25, ngày 16 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- CVQT, những cái dẫn chứng bạn nêu ra chỉ là những phỏng đoán của những chòi báo thiếu hiểu biết không hơn không kém. Vì chính tôi đã từng thực hiện cày view do nhu cầu SEO video clip của mình lên top để lấy tiền quảng cáo, và bán view cũng là một ngành kinh doanh hời với 50k cho mỗi 1000 view ngày xưa từ trước 2014 đó, giờ không còn ai dám nhận nữa. Xin nói thẳng với bạn là 20 chục máy đủ các thiết bị một lúc chứ không chỉ là bảy máy và nó hoàn toàn không có tác dụng do Youtube chặn theo cả IP, việc bạn xem cùng lúc với nhiều thiết bị và xem chỉ duy nhất một clip như vậy đã quá đủ làm 'botting pattern'. Khi tôi thử nghiệm thì clip của tôi không vượt được hơn 30 view trong một ngày, và bị security check ở 12/20 thiết bị sau 12 tiếng tôi để máy tự chạy. Nếu tôi muốn thực hiện, chắc phải thuê 5 đường truyền Internet một lúc, và viết bot scripting như hacker Nga ngố. Tiền đâu mà làm? Chi phí ai bỏ ra? Kể cả tôi làm vì lợi nhuận cũng không đủ chứ đừng có nói một nhóm vài chục nghìn fan xì tin dâu. Không tin tôi nói? bạn test đi, dùng 3 thiết bị cùng test trên một địa chỉ IP view 1 clip vớ vẩn nào đó bạn tự up lên sẽ thấy mấy cái tôi nói.
- Gần đây nhất từng có một anh chàng cố gắng dùng botnet, proxy với view exchange để cheat view như ở đây I cheated YouTube for 5 months and finally got caught và đã bị xóa ngay khi cán qua đích 500k view vì đây là mốc để Youtube dùng con người để kiểm tra, và kể cả anh này cheat rất ít và trong thời gian cũng rất dài. Bạn nên nhớ cùng một hệ thống nó cheat cho nhiều clip một lúc mới lời, trừ khi bạn thuê bao vài tỷ đồng cả hệ thống đó nên xài những cái này trước sau cũng bị bắt. Xin nhắc với bạn, bạn nghĩ ra được cách cheat nào, có hơn 100 cái đầu chuyên về behavior và AI ở Google nghĩ ra hết rồi, đừng hoang tưởng. Bạn tưởng một năm Unilever xài hơn 200 triệu USD cho quảng cáo trên Google và các trang con của nó họ quảng cáo kiểu mù mắt không nghĩ gì sao?
- Những cách khác như là làm truyền thông, kêu gọi fan shore link, fan cuồng rủ nhau vào xem clip của "sếp", fan yêu thích nên xem đi xem lại nhiều lần ở nhiều thời điểm khác nhau, Sơn Tùng MTP được chú ý vì scandal là những cách làm hợp pháp (legit). Ví dụ như fan share link chứ có bắt non-fan phải click vô xem không? Đó là thuộc về Digital Marketing thuần túy và chính thống. Sơn Tùng MTP là một ca sĩ có sức hút, anh ta có thể làm được như vậy thì đừng có vộ la lối là cheat này cheat nọ. PUT UP OR SHUT UP! Bạn chứng minh đi, hoặc là im lặng, đừng có cố gắng FAKE một cái thông tin không đúng.
- Ngoài ra, như là cái clip xúc xắc xúc xẻ bạn có đề cập, lượt view khủng vì view đó là thực sự và hợp pháp. Do các bé dưới 5 tuổi hay có xu hướng lặp đi lặp lại cái nó thích, mỗi khi vào Youtube nó chỉ xe, chứ không phải bật auto, clip xúc xắc xúc xẻ hay Xuân Mai gì đó và hành vi của cha mẹ Việt Nam cũng hay cho con coi TV, Youtube để nó ngồi yên cho họ làm việc khác. Đó không phải là cheat, vì các view đó là view thật, do người thật xem. Ca khúc của Sơn Tùng MTP không thuộc về nhóm này nên bạn đừng đem ra so sánh, cứ như so sữa tươi đóng bịch với sữa hộp cho bà mẹ đang mang thai, cùng là sữa nhưng không có gì để so với nhau vậy.--116.108.156.235 (thảo luận) 07:58, ngày 16 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Từ giờ tôi sẽ đăng ký tài khoản để nói chuyện với bạn CVQT.--Tôi ghét FAKE NEWS (thảo luận) 08:32, ngày 16 tháng 2 năm 2017 (UTC) Xác nhận tài khoản trên là do tôi đăng ký.--116.108.156.235 (thảo luận) 08:36, ngày 16 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- OK Tôi ghét FAKE NEWS, nhưng chính Đài Truyền hình Việt Nam – VTV (một nguồn hoàn toàn đủ uy tín và đáng tin cậy vì là đài truyền hình cấp quốc gia) cũng đã nói lên thực trạng: Lạc trôi đã “khủng”, hit mới của Sơn Tùng M-TP còn đỉnh hơn –MessiM10 10:07, ngày 16 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Ngoài lề tý nhưng mà mấy bạn đăng hình mở mấy máy lên một lúc toàn là để câu likes thôi. Mình ko biết chắc liệu views ảo có bị xoá ko nhưng cách đây hai tuần, mình thấy trong mục thống kê của MV thì thấy có tất cả 103.821.000 views (mình có comment ở dưới Mv này) nhưng chỉ hai ngày sau chỉ còn 95 triệu (tức là có 8 triệu views ki biết đã bay đi đâu). Chibaodoanle (thảo luận) 10:29, ngày 16 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Chibaodoanle đó chính là hệ thống gỡ view tôi có nói của Youtube. Đừng ráng cheat, Google không có ngu si đến mức đầu tư gần trăm triệu vô cái AI để dễ bị cheat vậy đâu!--Tôi ghét FAKE NEWS (thảo luận) 11:13, ngày 16 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Xin phép ẩn một số dòng nêu lý do về hack view do chính người bỏ phiếu đã rút ra những quy định của YouTube về quản lý lượt nghe. Nhưng với việc câu view thì xin phép vẫn để đấy vì do có đài truyền hình quốc gia đưa tin trên báo điện tử nên vẫn còn băn khoăn. Các lý do còn lại (ảnh hưởng, chuyên môn) sẽ là lý do bỏ phiếu xoá. – MessiM10 10:36, ngày 16 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- CVQT: VTV đi ăn cắp ăn trộm bị ban khỏi Youtube, đưa tin láo, đưa tin giật gân... Mới chỉ trong 2 năm từ thời điểm này trở về trước thôi đó. Uy tín quá ha, đáng tin cậy quá? Đừng đem mác truyền hình quốc gia ra để bảo chứng, vì uy tín dựa trên quá trình hoạt động chứ không phải là danh hiệu.
- Đọc cái link bạn dẫn, đó cũng là dạng lều báo đi tổng hợp thành bài chứ không có nghiên cứu, trích dẫn khi viết bài, vì vậy đừng có dùng nó để dẫn chứng trong việc này, giá trị nó không hơn thằng Kenh14 là bao nhiêu đâu. Nếu muốn dẫn hãy nêu ra một bài viết có chuyên môn và đầu tư như cái Daily Dot tôi có nêu trên.--Tôi ghét FAKE NEWS (thảo luận) 11:13, ngày 16 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- YYYYYYY OK!!!!!! Tôi ghét FAKE NEWS –MessiM10 11:51, ngày 16 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Chuyện VTV đưa tin sai sự thật ko ít. Cách đây khoảng một tháng VTV còn đưa tin về việc "người Việt làm điều dưỡng viên dưỡng lão ở Đức thu nhập hơn 100 triệu đồng một tháng". Xin lỗi chứ lương kỹ sư giỏi lắm cũng mới chỉ 3-4000 €. Làm mấy việc như dưỡng lão giỏi lắm cũng chỉ được 1000-1500€. Thế mà bên VTV bảo là 100 triệu. Nguồn thông tin như thế thì ko thể gọi là tin cậy được.Chibaodoanle (thảo luận) 12:25, ngày 16 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Nói thêm một chút nữa, tuy là fan MTP nhưng mình nghĩ lập luận lấy dẫn chứng về số lượt nghe/xem, thích/không thích trên Youtube, Zing,... như của các bạn bỏ phiếu giữ là chưa hợp lý bởi vì trong thời đại công nghệ bùng nổ như hiện nay, anh nào là fan quá khích của MTP thì anh ta chơi khôn lỏi
Giữ
- Giữ Tôi cảm thấy quy định độ nổi bật về âm nhạc, là một bản dịch tay từ tiếng Anh khoảng 8 năm trước, là hơi dè dặt đối với chủ đề âm nhạc Việt. Vốn dĩ tại đây không có bảng xếp hạng chính quy như nhiều quốc gia khác, chứng nhận đĩa thu âm lại càng không, lượng đĩa đôi khi chỉ được báo đăng úp mở, giải thưởng chuyên môn đếm trên đầu ngón tay vì hiện nay chủ yếu là người hâm mộ bầu chọn, việc đủ chứng cứ minh bạch để lọt vào dnb thế này thực sự khó. Nếu lấy theo tiếng Anh hiện tại, bài hát chỉ cần biểu diễn công khai, báo đáng tin cậy đề cập là đủ. Có khá nhiều cuộc thảo luận giữ/xóa các ca khúc của nghệ sĩ này theo thời gian, có thể xem ở đây.
- Riêng bài viết này và "Em của ngày hôm qua" mà Thusinhviet đặt biển, theo tôi, là bài đầu tư tốt, nguồn đủ uy tín và độc lập. Damian Vo (thảo luận) 05:08, ngày 25 tháng 1 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Giữ Tôi dựa vào tiêu chí độ phủ trên hai trang âm nhạc lớn nhất Việt Nam, Youtube và Zing (lượt view và dislike) và độ phủ độc lập trên báo chí với 11.600 kết quả. Đã quá dư đủ thỏa mãn WP:NSONGS (phần nguồn độc lập) và WP:DNB#Độ nổi bật cần có chứng cứ khách quan (phần thống kê của Zing và Youtube).--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 11:44, ngày 26 tháng 1 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Giữ Đủ nổi bật. Nên cập nhật lại quy định để khỏi phải tranh cãi. P.T.Đ (thảo luận) 19:34, ngày 26 tháng 1 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Nghe có vẻ ngược khi mà thấy quy định hiện thời không cho thấy bài viết đủ độ nổi bật, giờ muốn giữ bài viết lại bằng cách sửa quy định để biến bài viết thành nổi bật. Có vẻ giống câu chuyện đẻo chân cho vừa giày nhỉ. Kẹo Dừa (thảo luận) 19:38, ngày 26 tháng 1 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Quy định này là quy định vay mượn, không phải là quy định biểu quyết vì vậy việc cập nhật nó cho phù hợp với tình hình mới cũng không hề là vấn đề sai. Trừ khi quy định riêng đã được thông qua Wikipedia:Biểu quyết.--Lão Ngoan Đồng (thảo luận) 20:19, ngày 26 tháng 1 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Nghe có vẻ ngược khi mà thấy quy định hiện thời không cho thấy bài viết đủ độ nổi bật, giờ muốn giữ bài viết lại bằng cách sửa quy định để biến bài viết thành nổi bật. Có vẻ giống câu chuyện đẻo chân cho vừa giày nhỉ. Kẹo Dừa (thảo luận) 19:38, ngày 26 tháng 1 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Giữ MV nam trong TOP hai muoi MV V-pop duoc xem nhieu nhat, theo toi nen giu --Thuận Đức Hoàng đế 05:00, ngày 4 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Giữ Tôi đã phân tích ý của tôi ở trên rồi--Chibaodoanle (thảo luận) 17:23, ngày 4 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Giữ Bài viết nội dung có thể coi là chi tiết. Dẫn nhiều nguồn uy tín.Kieprongbuon812 Thảo luận 12:42, ngày 6 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Giữ Bài viết đầy đủ chi tiết, với nhiều nguồn độc lập nói về đề tài (khen lẫn chê). Số lượt xem cũng có thể xem là một thông số về sự nổi tiếng của nó (tương tự như số đĩa bán hay doanh thu phòng vé). NHD (thảo luận) 07:03, ngày 13 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Giữ Đủ nổi bật theo quy định. A l p h a m a Talk 10:20, ngày 14 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Giữ không hiểu vì sao xóa? Nếu đem ra đây để biểu quyết xem có đủ nổi bật không, thì tôi thấy nó đủ nổi bật nhiều nguồn đưa tin. Còn nếu đưa ra đây để bình phẩm về những cái khác thì đó không phải việc của wiki. majjhimā paṭipadā Diskussion 17:57, ngày 14 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Giữ Bỏ phiếu quá găng. Nhạc hay, cả video cũng cấp tiến. Về câu hỏi nó có xứng đáng để được nhắc nhở sau này không, mới là điều quan trọng. Việc đó theo mình là quyết định nên bỏ hay giữ, không phải con số view. Mình nghĩ đó cũng là ý nghĩ của những người muốn xóa. Mình thiệt ra cũng có ý nghĩ này. Nhưng thấy có nhiều người muốn giữ, theo mình cũng là lý do để bỏ phiếu giữ. DanGong (thảo luận) 13:06, ngày 21 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Ý kiến
- Ý kiến Bạn Damian Vo, đầu tiên, tôi muốn giải thích sự khác nhau giữa bài viết chất lượng và bài viết có độ nổi bật. Bài viết chất lượng là bài viết chứa nhiều thông tin bách khoa kiểm chứng được, còn bài viết có độ nổi bật là bài viết về một chủ đề nổi bật. Đối với bài Chúng ta không thuộc về nhau, điều tôi đưa ra biểu quyết xóa là vì nó thiếu nổi bật chứ không phải bài viết chất lượng kém.
- Kế nữa, Wikipedia tiếng Việt có quy định của Wikipedia tiếng Việt (tuy rằng nhiều trong số đó được áp dụng theo Wikipedia Tiếng Anh), và không có nghĩa là Wikipedia tiếng Việt sẽ thay đổi quy định nếu Wikipedia tiếng Anh update quy định của họ.
- Còn nếu bạn cho rằng chúng ta nên áp dụng quy định của Wikipedia tiếng Anh trong trường hợp có sự sai khác giữa quy định của Wikipedia tiếng Việt và Wikipedia tiếng Anh, vui lòng bạn copy nguyên văn tiếng Anh để chứng minh rằng bài hát này đủ sự nổi bật theo Wikipedia tiếng Anh. Kẹo Dừa (thảo luận) 08:25, ngày 25 tháng 1 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Cảm thấy đủ nổi bật. P.T.Đ (thảo luận) 13:15, ngày 25 tháng 1 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Mời bạn đọc mục Đơn giản là không nổi bật trong bài Lập luận cần tránh khi tham gia trang Biểu quyết xóa bài.Kẹo Dừa (thảo luận) 17:38, ngày 25 tháng 1 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Hì, mục đó đọc vui thiệt, giờ mới biết mình là nhà tiên tri. Mà sẵn cho mình hỏi mấy bài hát cũ như Ly rượu mừng, Con thuyền không bến, rồi Liên khúc Chiều mưa, Liên khúc Tình yêu mình định viết có bị xếp vào diện này không. Hỏi trước để khỏi bị xóa. :( P.T.Đ (thảo luận) 05:44, ngày 26 tháng 1 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Có vẻ Wikipedia có quy định rất chi tiết về cách thức lập luận, những lý giải tường tận và những nickname vui vui. Rảnh rỗi mình nghĩ mọi người cũng nên vô đó tham khảo bởi những bài này giúp nâng cao khả năng tranh luận của mọi người, bên cạnh những bài bách khoa mang tính hàn lâm. Tuân thủ những quy tắc trên, mọi người sẽ tránh phải những đôi co ở mức vô cùng căn bản.
- Về các bài viết về các bài hát mà bạn P.T.Đ tính viết, bạn nên cân nhắc kỹ, vì mình có đọc đâu đó ở trong quy định: độ nổi bật không mang tính tạm thời. Có nghĩa là một chủ thể nổi bật thì nó sẽ mãi mãi nổi bật. Như bài hát ta đang đề cập ở đây, nó gây được chú ý (tôi không dùng từ nổi bật) trong một thời gian ngắn (chừng độ 2-3 năm), nhưng sau đó nó không được chú ý nữa, thậm chí sẽ có người không biết đến bài hát này. Như vậy, khi độ hot của bài hát này qua đi, người ta tìm đến bài hát này, điều ấn tượng khi người ta tiếp xúc với bài hát đơn thuần là giá trị nghệ thuật của bài hát, khả năng lan tỏa tức sự ảnh hưởng đến ngành âm nhạc và thẩm mỹ âm nhạc của cộng đồng. Chính những điều đó mới làm nên độ nổi bật của bài viết. Khi này người viết bài mới cần những nguồn, tức những bài viết độc lập để chứng minh rằng bài hát này đã đóng góp thế nào cho nền âm nhạc Việt Nam, nó khởi đầu một trào lưu âm nhạc thế nào. Những nguồn như vậy mới chứng minh được độ nổi bật của bài hát, chứ một nguồn trên báo (dù là tờ báo uy tín) nói rằng bài hát có trên 1 triệu lượt view trên YouTube thì nguồn đó cũng vô ích, bởi thông tin mà nguồn đó cung cấp là một điều có sẵn chứ không phải là nhận định khách quan. Người ta chỉ việc lên YouTube là biết liền số lượt view hiện tại của bài hát chứ chẳng cần phải đọc tờ báo đó mới biết. Nhận định khách quan là phân tích một cách khách quan về giá trị của bài hát từ một ai đó (một chuyên gia nghiên cứu âm nhạc, một nhạc sỹ có uy tín khác), cái làm bài hát trở nên nổi bật. Kẹo Dừa (thảo luận) 09:39, ngày 26 tháng 1 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Vậy thì cũng hơi khó cho nền âm nhạc Việt Nam vốn manh mún, thiếu chuẩn hóa, người ngoài khó khai thác thông tin từ giới chuyên gia. Còn những Liên khúc mình định viết cảm thấy chúng đủ nổi bật, người ta đã nghe từ hàng chục năm nay rồi, dù cũ nhưng khi up lên YouTube cũng thu hút lượt view rất lớn (như Liên khúc Tình yêu đã đạt 10 triệu view), chỉ tiếc là cũ quá nên cực thiếu nguồn dẫn, bài sẽ không đạt được chất lượng như những bài về các bài hát hiện nay. P.T.Đ (thảo luận) 09:53, ngày 26 tháng 1 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Hì, mục đó đọc vui thiệt, giờ mới biết mình là nhà tiên tri. Mà sẵn cho mình hỏi mấy bài hát cũ như Ly rượu mừng, Con thuyền không bến, rồi Liên khúc Chiều mưa, Liên khúc Tình yêu mình định viết có bị xếp vào diện này không. Hỏi trước để khỏi bị xóa. :( P.T.Đ (thảo luận) 05:44, ngày 26 tháng 1 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Nếu một nhạc phẩm nổi bật, chắc chắn đâu đó người ta sẽ đánh giá nó nổi bật, việc của chúng ta là tập hợp những ý kiến đó lại để viết một bài về nhạc phẩm đó, với những lời phê bình của chuyên gia. Mình nghĩ là chủ đề âm nhạc Việt Nam còn khá nhiều thứ để khai thác viết bài. Với lại, khi nhắc đến nguồn có lẻ nhiều người cho rằng đó là "nguồn tới một bài viết có nhắc đến chủ thể trong bài viết", mình thì không tán thành, mình cho rằng nguồn phải là "nguồn tới một bài viết mà bài đó chỉ ra được vì sao chủ thể đó nổi bật". Vì hai cách tiếp cận khái niệm nguồn khác nhau như vậy nên lác đác trên Wikipedia vẫn còn nhiều tranh cãi về nguồn. Kẹo Dừa (thảo luận) 11:02, ngày 26 tháng 1 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Mời bạn đọc mục Đơn giản là không nổi bật trong bài Lập luận cần tránh khi tham gia trang Biểu quyết xóa bài.Kẹo Dừa (thảo luận) 17:38, ngày 25 tháng 1 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Đơn cử, cứ những bài hát mà fan hâm mộ "cuồng nhiệt" cày view bằng mọi cách như đã dẫn chứng ở trên để làm tăng lượt xem, từ đó tạo độ nổi bật cho bài hát như thế là KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC. Một bài hát, một tác phẩm muốn nổi bật một cách toàn diện thì phải đạt các tiêu chí chính đáng sau: Phải được các nhà chuyên môn đánh giá cao (và/hoặc) có giải thưởng âm nhạc thoả mãn yêu cầu, Có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đến đời sống âm nhạc công chúng trong nước và quốc tế, Nằm trong album nổi bật của một ca sĩ đủ nổi bật chứ lượt xem trên YouTube nó chỉ là một khía cạnh nhỏ thôi, đặc biệt như các dẫn chứng hoàn toàn rõ ràng ở trên. Chỉ đơn giản thế thôi. (Ở đây không có ý nói xấu và hạ thấp người sản xuất clip). –MessiM10 06:44, ngày 16 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- Trích : "Nơi này có anh" được fan "cày" bằng 7 máy để vượt mặt "Lạc trôi" – Báo Dân Việt, ngày 15/02/2017. Từ đó suy ra tình trạng như ở CTKTVN hay Lạc trôi như các dẫn chứng:
“ | Một lý do khác để MV Nơi này có anh đạt có số lượng người xem tăng đột biến khiến Youtube không thể cập nhật được chính xác lượng người xem phải kể đến đó là sự "cày cuốc" bất chấp thời gian từ những fan trung thành của nam ca sĩ. Không ít người hâm mộ Sơn Tùng khoe những hình ảnh "ba đầu sáu, bảy máy" nào máy tính, điện thoại, máy tính bảng...để làm gia tăng lượng người xem MV Nơi này có anh.' | ” |
cực lực lên án thành viên CVQT dùng thông tin phóng viên lều báo tổng hợp từ mạng xã hội FAKE NEWS, không hề có nghiên cứu và kiểm chứng để bôi bác một hệ thống view đã được công nhận của Youtube Youtube từ năm 2015 đã và đang chống việc cày view này rất rất kỹ lưỡng, nhiều publisher lớn như Sony từng mất hơn 2 tỷ view vì hệ thống rất mạnh này của Youtube và trong term của họ cũng đã ghi rất rõ cách thức họ chống:
“ | You agree not to use or launch any automated system, including without limitation, "robots," "spiders," or "offline readers," that accesses the Service in a manner that sends more request messages to the YouTube servers in a given period of time than a human can reasonably produce in the same period by using a conventional on-line web browser. Bạn đồng ý không sử dụng hoặc khởi động bất kỳ hệ thống tự động nào, bao gồm nhưng không giới hạn ở, các "rô-bô," "nhện," hoặc "thiết bị đọc ngoại tuyến," mà truy cập Dịch Vụ theo cách thức gửi nhiều thông báo yêu cầu đến các máy chủ YouTube trong khoảng thời gian nhất định hơn một người có thể tạo ra hợp lý trong cùng khoảng thời gian bằng cách sử dụng trình duyệt web trực tuyến thông thường. | ” |
“ | After more than five months, $500 spent, and more than half a million views, YouTube has finally deleted the video that I blatantly juiced with fake views all winter. sau hơn 5 tháng, tốn gần 500$, và được nửa triệu view, Youtube xóa mất video tôi thô thiển fake view trong cả mùa đông | ” |
- OK bạn Tôi ghét FAKE NEWS đã giúp mình hiểu vấn đề, nhưng do có Đài truyền hình Việt Nam là nguồn tham khảo đáng tin cậy và cực kỳ uy tín – là đài cấp quốc gia và là nguồn được sử dụng trong rất nhiều bài của cộng đồng nên mình mới băn khoăn như thế! Chứ nếu báo lá cải hay nguồn yếu thì đã k tin! –MessiM10 10:11, ngày 16 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- CVQT: VTV đi ăn cắp ăn trộm bị ban khỏi Youtube, đưa tin láo, đưa tin giật gân... Mới chỉ trong 2 năm từ thời điểm này trở về trước thôi đó. Uy tín quá ha, đáng tin cậy quá? Đừng đem mác truyền hình quốc gia ra để bảo chứng, vì uy tín dựa trên quá trình hoạt động và cả nội dung bài báo chứ không phải là danh hiệu suông.--Tôi ghét FAKE NEWS (thảo luận) 11:06, ngày 16 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- YYYYYY Đồng ý Cho một like mạnh!!!!!! Tôi ghét FAKE NEWS Đến đây thì hoàn toàn nhất trí với quan điểm của bạn. –MessiM10 11:51, ngày 16 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- CVQT: Tôi không bình luận gì thêm vì tôi không quan tâm đến những cái bỏ phiếu kiểu này, nhưng tôi mong từ nay về sau bạn lưu ý khi đưa ra khẳng định gì đó nên bỏ ra một chút thời gian nghiên cứu xem nhận định của mình có cơ sở hay là không, lần cuối cùng tôi truy cập thì Google vẫn còn miễn phí mà. Khi bạn làm được vậy, bạn sẽ cởi mở với thông tin hơn và cũng đồng thời sẽ có các nhận định chính xác hơn. Tôi nhảy vô cũng chỉ vì thấy bạn lặp đi lặp lại vụ này, đúng thật không thể cứ im lặng mà bỏ qua cho được. Ngoài ra không có ý gì khác.--Tôi ghét FAKE NEWS (thảo luận) 16:02, ngày 17 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
- OK bạn Tôi ghét FAKE NEWS đã giúp mình hiểu vấn đề, nhưng do có Đài truyền hình Việt Nam là nguồn tham khảo đáng tin cậy và cực kỳ uy tín – là đài cấp quốc gia và là nguồn được sử dụng trong rất nhiều bài của cộng đồng nên mình mới băn khoăn như thế! Chứ nếu báo lá cải hay nguồn yếu thì đã k tin! –MessiM10 10:11, ngày 16 tháng 2 năm 2017 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Hệ thống chống lại cày view trên Youtube
[sửa | sửa mã nguồn]Theo tôi hiểu thì Youtube sẽ chống lại những lượt view được xem là nghi ngờ do sử dụng các phần mềm tự động, hoặc những lượt view có chất lượng thấp hoặc thời gian xem quá ngắn so với quy định của 1 lượt view cần thiết. (có thể công ty Sony mà thành viên "Tôi ghét FAKE NEWS" đưa ra dẫn chứng đã vi phạm quy định của Youtube do sử dụng phần mềm để "cày view").
Còn những lượt view đảm bảo 2 yêu cầu: chất lượng xem tốt (thường từ 480p trở lên), thời gian 1 lượt xem tối thiểu ở mức nào đó hoặc thậm chí tối đa thì lượt view đó được chấp nhận. Sở dĩ tôi đưa ra ý kiến này vì trước đây tôi cũng hay "cày view" cho video của mình đăng lên mạng, và tôi theo dõi những lượt view liên tục. Tôi nhận thấy nếu cày mà chất lượng video thấp + thời gian xem chỉ vài giây thì những lượt view đó được tính là "view ảo", nếu có nhiều lượt view ảo thì sẽ bị nghi ngờ dùng phần mềm tự động.
Việc tự cày không phải do ai phán xét cả, báo chí cũng không cần nhận xét bởi vì chính các "Sky" đã thừa nhận công khai công việc đó, họ chẳng giấu giếm gì hành động của mình.
Nếu các lượt view "tự cày" đảm bảo không bị nghi ngờ là "view ảo" (tức là lượt view đó vẫn đảm bảo chất lượng và thời gian xem) thì Youtube vẫn sẽ cập nhật như một lượt view bình thường. (Điển hình là video "Gangnam Style" của PSY gây bão năm 2012 với hơn 1 tỷ lượt view chỉ trong khoảng thời gian ngắn, đủ hiểu nó cũng giống như trường hợp của "Chúng ta không thuộc về nhau").
Vì vậy việc tự cày của các Sky trên thực tế là có thật, chính các Sky cũng thừa nhận chứ đừng có nói theo kiểu "báo chí chỉ đưa tin nhảm". Nếu không thì một video rất "bình thường", chỉ trong 1 ngày phát hành không biết đã "ra khỏi" Việt Nam chưa, mà đã có lượt view "quá khủng" như thế, tôi hỏi nếu không có sự "nỗ lực cày cuốc" của các Sky thì bạn "Tôi ghét FAKE NEWS" thử trả lời xem có vị "thần thánh" nào đã "tăng giùm" lượt view lên như vậy, tự nhiên mà có được à??? — thảo luận quên ký tên này là của Mhung121 (thảo luận • đóng góp) vào lúc 21:50, ngày 24 tháng 3 năm 2017.