Bước tới nội dung

Wikipedia:Biểu quyết chọn giám sát viên/Điều lệ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Điều lệ chung

[sửa | sửa mã nguồn]

Căn cứ theo thảo luận về việc ứng cử trở thành giám sát viên, ứng cử viên sẽ trở thành giám sát viên tại Wikipedia tiếng Việt theo các điều lệ sau:

  1. Thời gian bầu cử là đúng 30 ngày, tính theo từng phút.[1]
  2. Một ứng cử viên sẽ trở thành giám sát viên sau cuộc bỏ phiếu nếu thoả mãn 2 điều kiện sau:
    a. Số phiếu thuận (đồng ý, ủng hộ) phải ít nhất là 25 phiếu.[2]
    b. Tỉ lệ thuận phải đạt từ 80% trở lên.[2]
    c. Ít nhất 3 bảo quản viên, trừ chính ứng viên giám sát viên, xác nhận tính hợp lệ sau khi thẩm định tính hợp quy của tất cả các lá phiếu. (thời gian biểu quyết, tư cách thành viên, quy định về nội dung lá phiếu theo Quy chế Biểu quyết).
  3. Bắt buộc phải mời số lượng lớn thành viên tích cực (50 sửa đổi trong 30 ngày gần nhất). Sau nửa thời gian biểu quyết nhưng chưa hội đủ số phiếu, được quyền chạy thư mời thêm một lần nữa đối với các thành viên có hoạt động nhưng chưa tham gia cho ý kiến. Việc này cũng có thể được thực hiện một lần nữa 5 ngày trước khi biểu quyết kết thúc.[1]
  4. Khi hết thời gian biểu quyết thì một bảo quản viên hoặc hành chính viên sẽ ra kết luận, chốt kết quả và đóng biểu quyết.[3]
  5. Ứng cử viên thất bại cần phải chờ tối thiểu 1 tháng trước khi ứng cử hay được đề cử lại.
  6. Một thành viên bất kỳ sẽ yêu cầu cấp quyền cho ứng viên đắc cử giám sát viên tại m:SRP.
  7. Ứng cử viên (tự ứng cử hoặc được đề cử) có quyền đóng biểu quyết của mình bất cứ lúc nào.[4]
  8. Ứng cử viên nên cho biết lý do tại sao muốn trở thành giám sát viên.

Điều lệ ứng cử viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Một ứng viên cần đạt tất cả các tiêu chuẩn sau đây:

  1. Từ 18 tuổi trở lên, sẵn sàng cung cấp thông tin cá nhân của mình cho Wikimedia Foundation.[5]
  2. Là bảo quản viên từ trước khi ứng cử. Mọi giám sát viên phải đồng thời có quyền bảo quản viên.[6]
  3. Đã đăng ký tài khoản và bắt đầu sửa đổi Wikipedia tiếng Việt ít nhất là 2 năm.[6]
  4. Đã thực hiện ít nhất 15.000 sửa đổi, không tính số sửa đổi ở không gian trang cá nhân, thảo luận thành viên.[6]
Ghi chú: Hiện không có quy định cụ thể về quốc tịch hay nơi ở. Tuy nhiên, Quỹ Wikimedia sẽ không cấp quyền cho những thành viên sinh sống trong các lãnh thổ đã hoặc đang cấm truy cập Wikipedia và có lý do để tin rằng chỗ ở của họ đã được một bên thứ ba biết đến.[7]

Điều lệ thành viên tham gia bỏ phiếu

[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả thành viên tham gia bỏ phiếu bầu chọn giám sát viên thì cần đảm bảo các điều lệ sau:

  1. Một lá phiếu hợp lệ là một lá phiếu của thành viên đã đăng nhập, có trên 300 sửa đổi, đã mở tài khoản 90 ngày 50 sửa đổi trong 30 ngày trước khi biểu quyết bắt đầu. Trường hợp không cần quan tâm đến số sửa đổi trong 30 ngày trước biểu quyết là thành viên có trên 3000 sửa đổi và đã mở tài khoản 90 ngày.[1] Lá phiếu cần nêu rõ thuận hay chống và được ký tên kèm theo bằng ~~~~. Nếu không đủ điều kiện, bạn được phép nêu ý kiến.
  2. Lá phiếu hợp lệ là lá phiếu thỏa mãn tất cả các điều kiện sau đây: (a) cần nêu rõ thuận hay chống, bày tỏ quan điểm rõ ràng và được ký tên đầy đủ theo quy định. và (b) lá phiếu bỏ trong thời gian quy định biểu quyết.
  3. Các lá phiếu có nội dung chung chung, không rõ hoặc không có lý do đều bị hủy bỏ sau khi một thành viên nhóm bảo trì thẩm định.[1]

Điều lệ thành viên tham gia đề cử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành viên có quyền đề cử giám sát viên nếu thỏa mãn tất cả các điều kiện sau:

  1. Đã đăng ký tài khoản và bắt đầu sửa đổi Wikipedia tiếng Việt ít nhất là 1 năm.
  2. Đã thực hiện ít nhất 10.000 sửa đổi, không tính số sửa đổi ở không gian trang cá nhân, thảo luận thành viên.
  3. Người đề cử có toàn quyền đóng biểu quyết với điều kiện những người tham gia bỏ phiếu không ai phản đối. Thời gian phản đối đề xuất là 48 giờ.[4]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Theo [[Wikipedia:Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt|]].
  2. ^ a b Theo m:Oversight policy: "After gaining consensus (at least 70–80% in pro/con voting or the highest number of votes in multiple choice elections) in their local community, and with at least 25–30 members' approval, the user should request access on Steward requests/Permissions with a link to the community's decision."
  3. ^ Theo [[Wikipedia:Biểu quyết/Đối tượng thành viên đóng biểu quyết cộng đồng|]].
  4. ^ a b Xem [[Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Quy chế biểu quyết|]].
  5. ^ Theo m:Oversight policy: "Oversighters must be both 18 years of age and of legal age in their jurisdiction, and willing to sign the Wikimedia Foundation's confidentiality agreement for nonpublic information. They must also be familiar with the privacy policy."
  6. ^ a b c Theo WP:OS.
  7. ^ Quy định đã sửa đổi: "The Foundation shall not grant Foundation volunteer NDA recognition to applicant(s) for volunteer roles if the applicants live in jurisdictions that block(ed) access to Wikimedia projects AND there is reason to believe that their domicile is known to others than the individual applicant(s) and the Foundation."