Wikipedia:Biểu quyết bất tín nhiệm điều phối viên/Điều lệ
Một khi đã đắc cử, nếu có thành viên cho rằng điều phối viên lạm quyền hoặc không tôn trọng các quy định, điều lệ của Wikipedia thì có thể tổ chức biểu quyết bất tín nhiệm nhằm đánh giá và bãi miễn điều phối viên[1], với quy trình tổ chức bỏ phiếu tương tự quy định bỏ phiếu bầu điều phối viên[2] (xem Wikipedia:Biểu quyết chọn điều phối viên/Điều lệ), ngoại trừ việc cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm chỉ được coi là thành công nếu số phiếu thuận lớn hơn 1/2 (quá bán) trên tổng số phiếu.
Điều lệ chung
- Thời gian bầu cử là đúng 30 ngày, tính theo từng phút.[3]
- Một ứng cử viên sẽ bị bãi nhiệm điều phối viên sau cuộc bỏ phiếu nếu thoả mãn 2 điều kiện sau: (a) tổng số phiếu hợp lệ trong cuộc bầu cử phải ít nhất là 10 phiếu[4] và (b) số phiếu thuận (đồng ý, ủng hộ bãi nhiệm) phải chiếm lớn hơn 1/2 (quá bán) tổng số phiếu thuận và chống.[5]
- Bắt buộc phải mời tay số lượng lớn các thành viên tích cực (50 sửa đổi trong 30 ngày gần nhất, có thể là từ 10, 30 tùy ý người mời) hoặc chạy bot gửi thư mời thông báo đến cộng đồng. Sau nửa thời gian biểu quyết nhưng chưa hội đủ số phiếu, được quyền chạy thư mời thêm một lần nữa đối với các thành viên có hoạt động nhưng chưa tham gia cho ý kiến. Việc này cũng có thể được thực hiện một lần nữa 5 ngày trước khi biểu quyết kết thúc.
- Khi hết thời gian biểu quyết, một bảo quản viên hoặc hành chính viên sẽ ra kết luận, chốt kết quả và đóng biểu quyết.[6]
- Nếu cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm thành công, một hành chính viên sẽ gỡ quyền/công cụ quản trị của điều phối viên này.
Điều lệ thành viên yêu cầu bãi nhiệm
Thành viên có quyền yêu cầu bãi miễn điều phối viên khi đảm bảo tất cả điều lệ sau[7]:
- Có tài khoản rõ ràng. Các IP do không thể xác định là ai sẽ không được tham gia.
- Có đóng góp ít nhất 600 sửa đổi đáng kể (như sửa chữa, thêm bớt nội dung bài đã có, viết bài mới, thảo luận tại trang thảo luận bài viết hay trang thảo luận thành viên có liên quan tới viết bài) trong vòng 6 tháng gần nhất tại các bài viết thuộc không gian chính. Các sửa đổi nhỏ như sửa một vài lỗi chính tả không được tính là sửa đổi đáng kể.
- Trong vòng 6 tháng gần nhất không bị treo/khóa tài khoản lần nào, do người đã bị treo/khóa tài khoản thì ý kiến đề nghị bãi miễn thường có độ tin cậy không cao (nếu bị cấm một cách vô lý thì một bảo quản viên khác chắc chắn sẽ mở khóa và lần khóa trước đó không bị tính là một lần cấm tài khoản).
- Trong vòng 6 tháng qua không bị cấm (vi phạm chưa đến mức thành hệ thống) như: sao chép bài viết có bản quyền từ trang Web ngoài; truyền hình ảnh không giấy phép sử dụng, giấy phép không đúng, có giấy phép hợp lệ nhưng không thể/thiếu nguồn kiểm chứng, tùy tiện công kích cá nhân, thiếu thái độ văn minh.
- Người yêu cầu bãi nhiệm có quyền đóng biểu quyết với điều kiện những người tham gia bỏ phiếu không ai phản đối. Thời gian phản đối là 48h. Điều này có thể tiết kiệm rất nhiều thời gian cho cộng đồng nếu người yêu cầu bãi nhiệm phát hiện mình có điều sai sót.[8]
Khi yêu cầu bãi miễn một điều phối viên cần nêu rõ lý do bãi miễn; các vi phạm của điều phối viên bị đề nghị bãi miễn với dẫn chứng cụ thể (liên kết tới nơi có vi phạm); các dẫn chiếu tới những quy định chung của Wikipedia đã bị điều phối viên đó vi phạm.
Điều lệ thành viên bị yêu cầu bãi nhiệm
- Thành viên (điều phối viên) bị yêu cầu bãi nhiệm được quyền giải thích (phản bác) những cáo buộc về mình tại cuộc biểu quyết.
- Thành viên (điều phối viên) bị gỡ công cụ được quyền ra ứng cử trở lại sau 3 tháng kể từ khi bị bãi nhiệm.
Điều lệ thành viên tham gia bỏ phiếu
Các điều lệ dành cho thành viên tham gia bỏ phiếu bãi nhiệm sẽ giống với Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên/Điều lệ, cụ thể:
- Một lá phiếu hợp lệ là một lá phiếu của thành viên đã đăng nhập, có trên 300 sửa đổi, đã mở tài khoản 90 ngày và 50 sửa đổi trong 30 ngày trước khi biểu quyết bắt đầu. Trường hợp không cần quan tâm đến số sửa đổi trong 30 ngày trước biểu quyết là thành viên có trên 3000 sửa đổi và đã mở tài khoản 90 ngày.[9] Lá phiếu cần nêu rõ thuận hay chống và được ký tên kèm theo (Bạn có thể sử dụng mã
~~~~
(bốn dấu ngã) để ký tên như vậy.). Nếu không đủ điều kiện thì chỉ được phép nêu ý kiến của mình. - Người bỏ phiếu thuận (đồng ý) phải cho biết lý do một cách rõ ràng để người bị bãi nhiệm có thể biện hộ.
Chú thích
- ^ Thảo luận Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên/Điều lệ#Bãi miễn quyền sysop?
- ^ Thảo luận Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên/Điều lệ#Quy trình bãi miễn quản lý
- ^ Thời gian tính đến từng phút. Wikipedia:Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt
- ^ Wikipedia:Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt, do lỗi hiểu nhầm ý (không bao gồm các biểu quyết phong cấp), ThiênĐế98 đã hiệu đính con số phiếu thành 10.
- ^ Wikipedia:Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt
- ^ Theo quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt
- ^ Thảo luận Wikipedia:Biểu quyết chọn bảo quản viên/Điều lệ#Đề nghị sửa điều 5
- ^ Xem Wikipedia:Biểu quyết/Sửa đổi, bổ sung một số quy định trong Quy chế biểu quyết
- ^ Wikipedia:Quy chế biểu quyết trên Wikipedia tiếng Việt