Wikipedia:Biểu quyết/Xóa phiếu Trắng khỏi Wikipedia tiếng Việt
Kết quả: 20 đồng ý và 1 chưa đồng ý, kết quả=Không còn khái niệm "phiếu Trắng" nào ở Wikipedia tiếng Việt. Đồng nghĩa, phiếu Trắng không được dùng trong bất kỳ các cuộc biểu quyết hay bình chọn nào trên đây ㅡ ManlyBoys 22:32, ngày 15 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Tôi vào Wikipedia tiếng Việt hơn nữa năm và đã tham gia nhiều cuộc biểu quyết (đề cử), từ đó tôi thấy rằng phiếu Trắng không có ý nghĩa và lợi ích gì mà còn đem lại phiền phức xấu cho cộng đồng với những lý do sau đây:
- Bất kể trong các cuộc biểu quyết bình thường nào thì chỉ cần tối thiểu 3 phương án để lựa chọn là đủ. Thứ nhất là phiếu Đồng ý (tức là Ủng hộ, Tán thành, Đồng tình các quan điểm mà người mở biểu quyết đưa ra) vì cho rằng nó hợp lý, phù hợp với thực trạng hiện tại, giúp vi-wp phát triển lên và có tính thực tế cao. Còn cho rằng nó vô lý, không cần thiết và đạt hiệu quả không cao thì chọn phiếu Chưa đồng ý (tức là Phản đối, Không đồng ý các đề xuất mà người mở biểu quyết nêu ra). Nếu không muốn bỏ phiếu nhưng lại quan tâm đến chủ đề đó, thì mục Ý kiến là hoàn toàn hợp lý. Cụm từ "Ý kiến" mang ý nghĩa là đưa ra lời khuyên, lời nhận xét để mọi người có thể tham khảo. Vậy thì phiếu Trắng là gì? nó có tác dụng và mục đích gì? Trả lời cho việc này, phiếu Trắng tôi xem như là một phiên bản làm lại bị lỗi của Ý kiến vì nó cũng tương đồng như phiếu Ý kiến là đưa ra lời nhận xét để người khác tham khảo trong thời gian đề cử (biểu quyết) và không được tính trong tỷ lệ phiếu Đồng ý/Chưa đồng ý mặc dù nó vẫn được cộng vào tổng số phiếu (theo quy định hiện tại).
- Ví dụ trong một cuộc biểu quyết tại WP:BQXB với giả sử 1 phiếu giữ, 1 phiếu xóa và 3 phiếu trắng thì phiếu Trắng này xem ngầm như phiếu Đồng ý và biểu quyết này không thành công (tốn thời gian-công sức của cộng đồng, khác với nghĩa đen của phiếu Trắng như đã nghĩ). Nhìn vào thì phiếu Trắng không có giá trị pháp lý nào ngoài việc góp chân vào tổng số phiếu và nêu ý kiến, nhưng thực tế nó lại làm thay đổi rất lớn đến kết quả biểu quyết. Thành viên lại bỏ phiếu Trắng thay vì cho Ý kiến do một phần không muốn theo bên nào, nhưng vô tình kết quả lại phụ thuộc vào người này. Đôi khi tôi cũng thấy thành viên đã cho Ý kiến, rồi sau đó lại bỏ phiếu Trắng vì họ nghĩ rằng hai phiếu này không có giá trị nên bỏ thoải mái, tùy thích. Đây là những nguyên nhân hàng đâu làm đề xuất thất bại cao dù nó có hoàn hảo đến đâu.
- Đề xuất
Xóa bỏ phiếu Trắng ra khỏi Wikipedia tiếng Việt. Tức phiếu Trắng sẽ không được dùng trong bất kỳ các cuộc biểu quyết (như BQ xóa bài, BQ chọn thành viên cấp quyền,...) hay bình chọn (như Ứng cử BVCL, BVT,...) nào trên Wikipedia tiếng Việt.
- Kết quả
- Nếu đề xuất được thông qua, thì sẽ không còn khái niệm "phiếu Trắng" nào ở đây. Đồng thời nhờ BQV xóa mục phiếu Trắng trong các bản mẫu biểu quyết tự động và những quy định biểu quyết liên quan đến phiếu Trắng trên Wikipedia tiếng Việt.
- Nếu đề xuất không được thông qua, thì từ xưa đến nay phiếu Trắng được quy định như thế nào thì sẽ như thế đấy.
- Chú ý
Do đây là cuộc biểu quyết liên quan đến phiếu Trắng nên phiếu Trắng sẽ không được dùng, chỉ còn lại 3 phiếu là Đồng ý, Chưa đồng ý và Ý kiến để đảm bảo sự công bằng. — thảo luận quên ký tên này là của ManlyBoys (thảo luận • đóng góp) vào lúc 01:41, ngày 16 tháng 4 năm 2016.
Đồng ý
- Đồng ý Càng đơn giản, càng dứt khoát càng tốt Morning (thảo luận) 05:29, ngày 16 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Không phải tụ nhiên, hay vì muốn làm cho nó rắc rối, màu mè mà có vấn đề phiếu trắng trong bầu cử. Nó là cơ hội để người có thẩm quyền bày tỏ quan điểm. Đơn giản thi tốt, nhưng quá mức như việc xóa phiếu trắng làm hạn chế cơ hội bày tỏ quan điểm qua lá phiếu. Theo mình trong một cuộc biểu quyết chỉ cho ý kiến cũng tốt, bỏ phiếu thế nào cũng tốt hơn. Việc đếm phiếu không phức tạp đến nỗi cần phải bỏ nó đi. DanGong (thảo luận) 07:11, ngày 16 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- "Nhưng quá mức như việc xóa phiếu trắng làm hạn chế cơ hội bày tỏ quan điểm qua lá phiếu", vậy theo bạn thì phiếu Trắng có giá trị và quan điểm gì. Nhớ rằng phiếu Đồng ý là Ủng hộ quan điểm đề cử, phiếu Không đồng ý là Phản đối quan điểm đề cử và phiếu Ý kiến là nêu nhận xét để tham khảo. "Việc đếm phiếu không phức tạp đến nỗi cần phải bỏ nó đi", nếu phiếu Trắng không được tính vào tổng số phiếu (tác dụng duy nhất) thì nó còn giá trị gì nữa, hay để nêu nhận xét để tham khảo như Ý kiến chăng ㅡ ManlyBoys 08:15, ngày 16 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Bỏ phiếu trắng đi, người bỏ phiếu sẽ có trách nhiệm hơn. Morning (thảo luận) 13:52, ngày 16 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- "Nhưng quá mức như việc xóa phiếu trắng làm hạn chế cơ hội bày tỏ quan điểm qua lá phiếu", vậy theo bạn thì phiếu Trắng có giá trị và quan điểm gì. Nhớ rằng phiếu Đồng ý là Ủng hộ quan điểm đề cử, phiếu Không đồng ý là Phản đối quan điểm đề cử và phiếu Ý kiến là nêu nhận xét để tham khảo. "Việc đếm phiếu không phức tạp đến nỗi cần phải bỏ nó đi", nếu phiếu Trắng không được tính vào tổng số phiếu (tác dụng duy nhất) thì nó còn giá trị gì nữa, hay để nêu nhận xét để tham khảo như Ý kiến chăng ㅡ ManlyBoys 08:15, ngày 16 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Không phải tụ nhiên, hay vì muốn làm cho nó rắc rối, màu mè mà có vấn đề phiếu trắng trong bầu cử. Nó là cơ hội để người có thẩm quyền bày tỏ quan điểm. Đơn giản thi tốt, nhưng quá mức như việc xóa phiếu trắng làm hạn chế cơ hội bày tỏ quan điểm qua lá phiếu. Theo mình trong một cuộc biểu quyết chỉ cho ý kiến cũng tốt, bỏ phiếu thế nào cũng tốt hơn. Việc đếm phiếu không phức tạp đến nỗi cần phải bỏ nó đi. DanGong (thảo luận) 07:11, ngày 16 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Đồng ý. Bác nào lăn tăn ý kiến thì cho ý kiến là được, phiếu trắng khiến cuộc biểu quyết xóa bài trở nên phức tạp và nan giải hơn. zzmk 13:30, ngày 16 tháng 4 năm 2016 (UTC)
- Đồng ý Đồng ý. Phiếu trắng chẳng có tác dụng gì, chỉ giữa quan điểm người tham gia ở mức không muốn xóa, cũng không muốn giữ thì nên ghi ở phần ý kiến để làm ý tham khảo. A l p h a m a Talk 14:56, ngày 16 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý. —
Pinus|tl
16:01, ngày 16 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời] - Đồng ý Phiếu trắng không có tác dụng tích cực trên WP.--▐ Trình Thế Vânthảo luận 19:07, ngày 16 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Trước đây nhiều người thấy hài hước khi chính phủ Việt Nam thực hiện bỏ phiếu tín nhiệm gồm:Tín nhiệm cao, tín nhiệm vừa và tín nhiệm thấp- thay vì chỉ có hay không tín nhiệm như các nước khác thường làm. Nay có cuộc biểu quyết này tôi thấy nên chỉ "yes" hay "no" là hay nhất. Còn phiếu trắng thì chuyển qua mục ý kiến cho những ai muốn trung lập hay tuân theo sự lựa chọn của cộng đồng.Hoàng Đạt ®, thảo luận ©_ 06:40, ngày 17 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Đồng ý bỏ phiếu trắng, phiếu ý kiến là được rồi. --Gia Minh hộp thư 06:51, ngày 17 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Phiếu trắng có khi làm sai lệch kết quả sau cùng (ví dụ 1 xóa thì không xoá được nhưng 1 xoá 4 trắng thì lại xoá). Đã có phần ý kiến để bày tỏ ý kiến nếu không muốn bỏ phiếu. Do đó nên bỏ phiếu trắng. Én bạc (thảo luận) 10:14, ngày 17 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Nếu có ý kiến mà không thống nhất là đồng ý hay phản đối thì chỉ cần để ở phần đóng góp ý kiến là đủ. Sophia Nguyễn (thảo luận) 05:36, ngày 18 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Phiếu trắng cũng chả khác gì "ý kiến." Thà không có còn hơn. Chuyện gì cũng phải nên dứt khoát. Còn lưỡng lự thì chỉ nên ý kiến, khỏi cần bỏ phiếu làm gì. Nguyentrongphu (thảo luận) 22:11, ngày 18 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Đồng ý với lập luận trên.--Prof. Cheers! (thảo luận) 11:31, ngày 20 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Biểu quyết càng đơn giản càng tốt. Đồng ý cao, đồng ý vừa và đồng ý thấp luôn. Tuanminh01 (thảo luận) 11:35, ngày 20 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Tôi thấy nếu bỏ đi phiếu trắng thì sẽ hay đấy. Bởi nếu còn phân vân hay không muốn bày tỏ gì thì chúng ta có thể im lặng. Nhưng tôi nghĩ nếu biểu quyết cái gì đó thì nên kéo dài thời gian để mọi người còn suy nghĩ. Mọi người còn có việc của mình nữa. Chỉ cần bù đắp thế là đủ.— thảo luận quên ký tên này là của Thuanmycuatoi (thảo luận • đóng góp) vào lúc 12:49, ngày 20 tháng 4 năm 2016.
- Đồng ý Tôi ủng hộ để các cuộc biểu quyết trở nên rõ ràng hơn. Vietbio (thảo luận) 13:56, ngày 20 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý ㅡ ManlyBoys 03:01, ngày 21 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Phiếu trắng nếu có đóng vai trò gì trong bối cảnh mà kết quả biểu quyết dựa vào đầu phiếu như ở vi.wiki, thì đó chỉ có thể là 1 kết quả thiếu hợp lý. majjhimā paṭipadā Diskussion 05:45, ngày 21 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Mặc dù đã từng bỏ khá nhiều phiếu trắng, nhưng mình thấy phiếu trắng thực ra cũng chẳng cần thiết trong các cuộc biểu quyết ở đây. Nếu cảm thấy còn lưỡng lự 2 bên thì chỉ cần nêu rõ chính kiến ở mục Ý kiến là đủ. Phiếu trắng còn làm sai lệch kết quả nhiều cuộc biểu quyết (nhất là ở biểu quyết xoá), nếu 3 giữ 3 trắng (như ở bài Nếp cái hoa vàng Đại Thắng tháng 11 năm ngoái) thì lại giữ hoặc nếu 3 xóa 2 trắng thì lại xóa. Càng đơn giản, gọn nhẹ, dứt khoát càng tốt, k làm cho cuộc BQ trở nên rườm rà mất thời gian vả lại chẳng đâu vào đâu cả. MessiM10 12:43, ngày 21 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Dù hơi tiếc một chút (phiếu trắng là ý tưởng khá hay) nhưng nếu làm sai lệch kết quả biểu quyết vậy sẽ không hay, cần xóa bỏ --Thuận Đức Hoàng đế 01:17, ngày 22 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý, tôi đã từng nêu lý do gần 1 năm trước, (tại đây [1]). Việt Hà (thảo luận) 18:56, ngày 24 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Đúng là nên bỏ từ lâu, có rất ít ý nghĩa ở đây. Handyhuy (thảo luận) 02:10, ngày 11 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Chưa đồng ý
- Chưa đồng ý Quyền bỏ phiếu là quyền cúa mọi thành viên đã đáp ứng được những quy định. Họ có quyền bày tỏ sự không quyết định, chưa dứt khoát trong lá phiếu. Ngoài ra các ý kiến bên dưới cho thấy là những lá phiếu này cũng góp phần quyết định cho sự thành công hay thất bại của biểu quyết. DanGong (thảo luận) 04:52, ngày 16 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Mọi thành viên đều có quyền bỏ phiếu khi đáp ứng được quy định đặt ra. Nếu thành viên không quyết định, chưa dứt khoát trong lá phiếu thì hãy cho vào mục Ý kiến. Nếu thành viên ủng hộ thì cho phiếu Đồng ý, còn phản đối thì cho phiếu Chưa đồng ý. Như vậy thì tác dụng của phiếu Trắng là gì, tại sao phải chọn nó khi đã có phiếu Ủng hộ/Chưa ủng hộ/Ý kiến rồi. Như đã trình bày ở trên, ban đầu trong thời biểu quyết thì phiếu Trắng không có giá trị gì, đến khi kết thúc thì phiếu Trắng mới có tác dụng lớn, ảnh hưởng xấu ㅡ ManlyBoys 05:16, ngày 16 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Trong khi phiếu Đồng ý đã có quyền Ủng hộ đề xuất mà người đề cử đặt ra, còn phiếu Chưa đồng ý thì có quyền Phản đối đề xuất của người đề cử. Còn phiếu thông dụng thứ 3 là Ý kiến, do không được tính vào tỷ lệ phiếu nên tác dụng của nó là nêu nhận xét để tham khảo. Đúng là phiếu Trắng cũng có quyền Ủng hộ và Phản đối (khi kết thúc biểu quyết), vậy tại sao phải có 2 mục phiếu có cùng một quyền xuất hiện trong một không gian biểu quyết ㅡ ManlyBoys 05:25, ngày 16 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến với lá phiếu là 2 cái khác nhau. Xin bạn Manly đừng lẫn lộn. Mọi người đều có quyền cho ý kiến, nếu không bị cấm. Nhưng không phải ai cũng được quyền bỏ phiếu. Ý kiến không có giá trị trong cuộc bầu cử, nhưng lá phiếu trắng thì có. DanGong (thảo luận) 05:53, ngày 16 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Tôi không hề nhầm lẫn với những gì tôi nói, có lẽ bạn đã không hiểu quan điểm của tôi. Đúng là phiếu Trắng có giá trị khi kết thúc biểu quyết, chính là hiểu ngầm như Ủng hộ và Phản đối, nó chỉ khác với Đồng ý/Chưa đồng ý là không biểu lộ trực tiếp ra bên ngoài thôi. Tức phiếu Trắng có 2 quyền là Ủng hộ và Phản đối, còn trong khi phiếu Đồng ý và Chưa đồng ý thì chỉ có 1 quyền (Đồng ý=Ủng hộ, Chưa đồng ý=Phản đối). Như ví dụ BQXB ở trên (1 xóa-1 giữ-3 trắng), thì trong biểu quyết đó có 3 quyền hạng khác nhau tham gia. Xóa của Ủng hộ, Giữ của Phản đối và Giữ của phiếu Trắng (do nó có thể vừa giữ, vừa xóa ở các trường hợp khác nhau, trường hợp này là được hiểu ngầm như Giữ). Vậy thì tại sao lại tồn tại 2 quyền giữ như vậy trong một không gian BQ khi chỉ có 1 quyền xóa, đây là một ảnh hưởng xấu của Trắng do không theo bên nào một bên mà tùy trường hợp và quy định lại theo bên đó ㅡ ManlyBoys 06:38, ngày 16 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến với lá phiếu là 2 cái khác nhau. Xin bạn Manly đừng lẫn lộn. Mọi người đều có quyền cho ý kiến, nếu không bị cấm. Nhưng không phải ai cũng được quyền bỏ phiếu. Ý kiến không có giá trị trong cuộc bầu cử, nhưng lá phiếu trắng thì có. DanGong (thảo luận) 05:53, ngày 16 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Ý kiến
- Ý kiến Tôi từ lâu muốn thay đổi quan điểm đặt nặng giá trị của lá phiếu thay vì phần nội dung của lá phiếu đó nên việc có hay không phiếu trắng với tôi cũng không có gì để quan tâm. --minhhuy (thảo luận) 03:25, ngày 16 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Ví dụ trong một cuộc biểu quyết tại WP:BQXB với giả sử 1 phiếu giữ, 1 phiếu xóa và 3 phiếu trắng thì phiếu Trắng này xem ngầm như phiếu Đồng ý và biểu quyết này không thành công (tốn thời gian-công sức của cộng đồng, khác với nghĩa đen của phiếu Trắng như đã nghĩ). Ví fu5 sai rồi ông ơi, cái này nhớ kola62m có chỉnh lại cho hợp lí rồi, mới đầu cũng có người nói vậy --Thuận Đức Hoàng đế 03:33, ngày 16 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Ví dụ này chắc là đúng: trong một bqxb, khi đã có 3 phiếu xóa và 1 phiếu giữ, khi đó mặc dù tỉ lệ bầu bán nghiêng về phiếu xóa nhưng chưa đủ ngưỡng 5 phiếu nên chưa thể kết luận kết quả được, lúc này 1 phiếu trắng thêm vào dù có là quan điểm phân vân đi nữa thì cũng xem như đã hỗ trợ giùm cho phiếu xóa, khiến cho bài đủ 5 phiếu với tỉ lệ xóa áp đảo giữ ==> xóa. --minhhuy (thảo luận) 03:42, ngày 16 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến có thảo luận về vấn đề này ở đâu chưa bạn? Nếu có kèm đường dẫn để tham khảo.--Prof. Cheers! (thảo luận) 04:20, ngày 16 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Đã từng có BQ về phiếu Trắng này rồi, bạn xem [2]. Với BQ đó, cộng đồng quyết định cho phiếu Trắng Phiếu trắng chỉ được đếm trong tổng số phiếu khi kiểm tra xem biểu quyết đã đạt số phiếu tối thiểu hay chưa; không dùng trong công thức tính tỷ lệ phiếu cho kết quả biểu quýêt. Còn BQ này, tôi muốn xóa phiếu Trắng dẹp luôn chứ không giới hạn quyền lực của nó ㅡ ManlyBoys 04:40, ngày 16 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Tôi nghĩ, trong các cuộc lấy ý kiến có số lượng cử tri là con số cụ thể thì mọi cử tri đều được hỏi ý kiến và có quyền thể hiện quan điểm đó bằng lá phiếu. Trường hợp này, phiếu trắng là lựa chọn cho quan điểm khác với hai quan điểm ở hai thái cực "đồng ý" hoặc "bác bỏ". Thế nhưng, ở trên WP, các cuộc hỏi ý kiến không giới hạn số lượng cử tri tối đa. Và nhìn chung, phần lớn các cuộc lấy ý kiến trên WP là đề cao việc đưa ra ý kiến để kiện toàn cơ chế hoạt động thay vì chỉ đếm phiếu. Cho nên, vai trò của phiếu trắng không tương xứng cho các cuộc lấy ý kiến kiểu này, nếu không muốn nói là làm mập mờ và rối thêm cuộc lấy ý kiến. Tóm lại, cá nhân tôi không ủng hộ vao không quan tâm phiếu trắng trên WP. (Có nhiều bạn mời tôi vào bỏ phiếu một vấn đề trên WP nhưng tôi không có ý kiến gì, thay vì bỏ phiếu trắng thì tôi không tham gia biểu quyết vấn đề đó).--▐ Trình Thế Vânthảo luận 05:57, ngày 16 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Bạn Trình Thế Vân nên nhớ, không quan tâm, và có quan tâm và muốn bày tỏ ý kiến qua lá phiếu là 2 vấn dề khác nhau. DanGong (thảo luận) 06:09, ngày 16 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Dạ vâng, tôi nhớ ạ. Vậy nhé.
(Đã viết chữ "Tôi nghĩ," to chần dần ngay đầu rồi mà cũng vào nắn lưng bằng chữ "nên nhớ" mới được cơ. Đọc chữ "nên nhớ" thấy mình thấp kém thật, như đứa trẻ con trước vị giáo sư ấy :(--▐ Trình Thế Vânthảo luận 06:31, ngày 16 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Dạ vâng, tôi nhớ ạ. Vậy nhé.
- Bạn Trình Thế Vân nên nhớ, không quan tâm, và có quan tâm và muốn bày tỏ ý kiến qua lá phiếu là 2 vấn dề khác nhau. DanGong (thảo luận) 06:09, ngày 16 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Nói thẳng ra là cái phiếu trắng bản chất là một quyết định nửa vời "xóa cũng được, giữ cũng được". Vì thế cái bài BQ đó xóa hay giữ thì người bỏ phiếu trắng thực tế cũng không quan tâm (lắm), vì bản thân họ đã phó mặc cho số đông người bỏ phiếu. Nếu tước quyền bỏ phiếu của những lá phiếu "lưỡng lự" đó (mà vốn trước đó rất khó để tạo nên) thì tôi e rằng các phi vụ BQ vốn đìu hiu sẽ lại càng đìu hiu hơn mà thôi. DangTungDuong (thảo luận) 06:43, ngày 16 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Như thế tôi mới muốn dẹp phiếu Trắng đi. Một lá phiếu mà không biết chính mình theo bên nào thì họa lớn. Nhu ví dụ đó, thành viên Ủng hộ thì cho Xóa, Phản đối thì cho Giữ. Cứ mà cho phiếu Trắng làm gì khi không biết chính xác tác dụng của nó ㅡ ManlyBoys 06:53, ngày 16 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Tôi nghĩ thế này. Vai trò của phiếu trắng là bày tỏ quan điểm rằng: Biểu quyết đưa ra là chưa đầy đủ/ chưa rỏ rằng/ thiếu logic để thành viên biểu quyết đưa ra một lá phiếu trọn vẹn, đồng ý hay không đồng ý. Người đưa ra phiếu trắng cũng nên giải thích vì sao họ có quan điểm trên. Tôi không đồng ý việc người bỏ phiếu trắng chỉ để biểu quyết đủ lá phiếu hay ngầm đồng ý hay không đồng ý. Nếu đang lưỡng lự/ chưa có chính kiến thì tốt nhất không nên bỏ phiếu và nêu ra mục ý kiến. Vấn đề này cũng đã từng đưa ra biểu quyết tại đây ! --- Vdongold |✆ talk ✉ mail 15:50, ngày 16 tháng 4 năm 2016 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Với tỷ lệ bỏ phiếu như thế này, thì có lẽ đề xuất sẽ được thông qua vào ngày 16 (hoặc 17/5) tới. Và nếu như thế thì Wikipedia:Biểu quyết/Xóa nhanh các bài vi phạm bản quyền cùng diễn ra vào thời điểm này sẽ là 1 trong những cuộc BQ cuối cùng có sử dụng phiếu trắng. Tiếc rằng, những TV kì cựu ngày trc đã đưa ra ý tưởng Phiếu trắng là 1 ý tưởng hay, nhưng với bao phiền toái trên cũng như k thể hiện một cách đúng đắn KQBQ, thì việc xoá phiếu trắng là nên làm vào thời điểm này để cho cuộc bỏ phiếu trở nên minh bạch rõ ràng hơn (mặc dù đôi khi chính phiếu xoá/giữ cũng phản lại tác dụng của chính nó). MessiM10 13:55, ngày 4 tháng 5 năm 2016 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!