Wikipedia:Biểu quyết/Trang Tử
Giao diện
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Kết quả: Mọi người đã thống nhất rằng cần phải viết hoa cả hai chữ Trang và Tử. Về sau, bất cứ bài viết nào khác về các nhà triết học Trung Hoa đều sẽ theo quy luật này, không phải mất công tranh cãi dài dòng. Tất nhiên, có thể mở lại biểu quyết mới khi nhu cầu thay đổi lại tăng lên. Tân (trả lời) 00:43, ngày 4 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Kết quả: Mọi người đã thống nhất rằng cần phải viết hoa cả hai chữ Trang và Tử. Về sau, bất cứ bài viết nào khác về các nhà triết học Trung Hoa đều sẽ theo quy luật này, không phải mất công tranh cãi dài dòng. Tất nhiên, có thể mở lại biểu quyết mới khi nhu cầu thay đổi lại tăng lên. Tân (trả lời) 00:43, ngày 4 tháng 6 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Tôi đề nghị biểu quyết về tên gọi các triết gia Trung Quốc xưa, chúng ta nên viết là Tử (như Trang Tử) hay tử (như Trang tử). Tất cả các ý kiến và nguồn dẫn chứng trước đây có thể tham khảo tại Thảo luận:Trang Tử.
- Viết hoa chữ tử
- Tôi không bỏ phiếu cho ''Thầy Trang" hay "thầy Trang", tôi bỏ phiếu cho Trang Tử. Vì tử đã thành danh từ riêng, cũng giống như "Bác Hồ" mà người Việt vẫn dùng. Nhưng tôi cũng chấp nhận kết quả cuối cùng của việc bỏ phiếu này. Lưu Ly (thảo luận) 10:11, ngày 26 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
- Để Việt hóa tỏ sự trân trọng tán thành viết hoa cả hai chữ: Trang Tử. —bàn luận không ký tên vừa rồi là của Hung oanh (thảo luận • đóng góp)
- Ủng hộ viết hoa chữ "Tử". Đây là cách viết phổ biến hiện nay, danh từ riêng hóa danh từ chung để bày tỏ sự tôn trọng hoặc nhấn mạnh tính chất duy nhất của danh từ chính đứng trước nó, phù hợp với ngữ pháp tiếng Việt đương đại. Việt Hà (thảo luận) 08:01, ngày 27 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
- Ủng hộ viết hoa chữ tử trong Trang Tử, Khổng Tử, Lão Tử v.v. Đây là sự kính trọng cao nhất, cho dù diễn giải theo "danh từ riêng hóa danh từ chung" hay diễn giải theo kiểu chữ tử là thầy thì chữ "Thầy" cũng là sự tôn trọng cao hơn chữ "thầy". Song song (thảo luận) 13:30, ngày 27 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
- Nên để là Trang Tử. Vì đây là một danh từ chỉ tên người, phổ biến, tuy là xuất phát từ Hàn Việt nhưng đã trở thành một từ đặc biệt. Vả lại "tử" ở đây tuy là thầy nhưng không phải ai là thầy đều được gắn chữ "tử" vào.Handyhuy (thảo luận) 03:54, ngày 30 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý. Như phân tích của Viethavvh và ví dụ của Songsong. conbo trả lời 17:34, ngày 31 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý viết hoa. NAD ♫ ^_^ 12:57, ngày 2 tháng 6 năm 2008 (UTC)NAD[trả lời]
- Không viết hoa chữ tử
- Tôi đồng ý với cách không viết hoa chữ tử, nó thể hiện đúng bản chất của tiếng Hán Việt trong trường hợp này, tức là thầy. Tân (trả lời) 08:37, ngày 26 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý, "tử" là thầy. Avia (thảo luận) 09:12, ngày 26 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến và lập luận khác
- Trang Tử dịch sang Tiếng Việt là(...) thầy Trang, nhưng tại sao không luôn dịch là thầy Trang mà lại muốn để nguyên Hán-Việt là Trang tử ?. Để nguyên Hán Việt là Trang tử là thể hiện sự kính trọng một bậc thánh hiền, một trong các đại triết gia của Trung Quốc. Để thêm phần kính trọng thì viết hoa cả hai chữ Trang Tử là rất phải, ở hầu hết các sách viết về Trang Tử hiện nay đều viết hoa cả hai chữ Trang và Tử. Rất nhiều sách còn viết đầy đủ hơn là: thầy Trang Tử. Như vậy trong Tiếng Việt Trang Tử đã trở thành một tên riêng để chỉ nói về ông Trang Tử. Vợ chồng xưng hô trong Tiếng Anh máy móc dịch sang Tiếng Việt là anh tôi chẳng sai, nhưng để phù hợp với Tiếng Việt người ta việt hóa là anh em... Tóm lại không nên đòi hỏi máy móc phải viết là Trang tử, với bậc hiền nhân như thế thì xem như là khiếm nhã, các sách hiện nay hầu như không dùng lối viết đó, người ta đã Việt hóa rồi, kể cả Từ điển bách khoa Việt Nam.Hung oanh (thảo luận) 05:44, ngày 27 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
- Tử là danh từ chỉ "thầy" trong các danh từ riêng Khổng Tử (孔子), Trang Tử (莊子), Lão Tử (老子), Hàn Phi Tử (韓非子) , Tuân Tử 荀子 v.v., OK. Nhưng thầy ở đây là bậc thầy của các thầy, bậc thầy duy nhất, bậc thầy theo nghĩa "vạn thế sư biểu" (萬世師表). Trong tiếng Việt hiện nay phổ biến trường hợp danh từ riêng hóa danh từ chung nhằm bày tỏ sự tôn trọng, đã không chỉ trở thành tiền lệ với các bậc hiền thánh như Trang Tử, Khổng Tử, Lão Tử v.v.. mà còn sử dụng rộng rãi cho cả những nhân vật đương đại, như thường thấy nói Bác Hồ, Giáo sư Nguyễn Văn A, Tiến sĩ Nguyễn Thị B v.v. Nếu chỉ gọi là "thầy" chung chung, có thể có nhiều thầy Trang, thầy Lão, thầy Khổng, bác Hồ nào đó chứ? Ở phương diện khác, phiên âm latinh viết liền dạng Zhuangzi hay Zhoang-zi để chỉ Trang Tử, Yangtze hay Yang-tze để chỉ sông Dương Tử, thì thường ko viết hoa chữ "zi" hay "tze" là đúng quy tắc ngữ pháp. Tiếng Việt một thời cũng vậy, ví dụ ngài Trang-tử, sông Dương-tử. Tuy vậy với tiếng Việt hiện nay đã tiến hóa trở thành ngôn ngữ đơn lập phân tích tính cao, thì các từ riêng phân tách thường viết hoa, như sông Dương Tử, thầy Trang Tử v.v. Việt Hà (thảo luận) 08:01, ngày 27 tháng 5 năm 2008 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!