Bước tới nội dung

Wikipedia:Tiểu sử người đang sống

Trang khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng (khóa 30/500)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Wikipedia:BLPCOI)
Nếu bạn là thành viên quan tâm đến độ chính xác hoặc hợp lý của dữ liệu tiểu sử tại bài viết Wikipedia viết về chính bạn, xin hãy xem Đối với bài viết về chính bạn, phía dưới.

Biên tập viên phải thật cẩn trọng khi thêm dữ liệu tiểu sử của một người đang còn sống vào bất kỳ trang Wikipedia nào. Những dữ liệu như vậy cần phải có độ nhạy cảm cao, và phải gắn chặt chẽ với bất kỳ luật pháp hiện hành nào tại Hoa Kỳ và tất cả các quy định về nội dung của chúng ta, đặc biệt là:

Chúng ta phải làm cho bài viết đúng đắn[1]. Phải thật chắc chắn về việc sử dụng những nguồn tham khảo. Những dữ kiện dễ gây tranh cãi không có nguồn gốc hoặc nguồn không vững chắc về một người đang còn sống - dù dữ kiện đó là tích cực, tiêu cực, hay chỉ nghi ngờ - nên bị xóa ngay lập tức mà không chờ thảo luận khỏi những bài viết, trang thảo luận, trang thành viên, và không gian dự án của Wikipedia[2].

Tiểu sử của người đang sống phải được viết một cách thận trọng, có xem xét đến quyền riêng tư của đối tượng. Wikipedia là một bách khoa toàn thư, không phải là một tờ báo lá cải; việc của chúng ta không phải là người viết theo cảm xúc, hay là phương tiện chính để chuyển tải những tuyên bố hài hước về cuộc đời của một con người. Một nguyên tắc gối đầu giường khi viết về dữ kiện tiểu sử về những người đang sống là "đừng gây tổn hại cho người khác".

Quy định này áp dụng cho cả tiểu sử của những người đang sống và dữ liệu tiểu sử của những người đang sống tại những trang khác. Rất nhiều bằng chứng sửa đổi tại Wikipedia, nhưng đặc biệt là sửa đổi về những người đang sống, sẽ là những gánh nặng trên vai những người thêm hoặc phục hồi dữ kiện.

Cơ sở hợp lý

Wikipedia là một trang web toàn cầu, nằm trong danh sách 10 trang xem nhiều nhất, điều đó có nghĩa là dữ liệu mà chúng ta viết về những người đang sống có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của họ và cuộc sống của gia đình, đồng nghiệp cũng như bạn bè họ. Dữ liệu tiểu sử do đó phải được viết tuân theo chặt chẽ các quy định về nội dung của chúng ta.

Viết và biên tập

Văn phong khi viết

Tiểu sử về người đang sống phải được viết một cách có trách nhiệm, cẩn trọng, theo giọng điệu trung lập, mang tính bách khoa toàn thư. Trong khi chiến thuật dài hạn có thể áp dụng cho những lĩnh vực chủ đề khác, những tiểu sử về những người đang sống bị viết kém nên bị chuyển thành sơ khai hoặc xóa (xem #Xóa những dữ liệu gây tranh cãi không có nguồn hoặc nguồn yếu).

Bài viết nên ghi lại, theo giọng điệu không ủng hộ và không phê phán, những nguồn gốc từ bên thứ ba đáng tin cậy đã được xuất bản về đối tượng và, trong một số tình huống, những gì mà đối tượng có thể đã xuất bản viết về chính họ. Văn phong viết bài phải trung lập và căn cứ trên sự thật, tránh nói giảm và thậm xưng. Tiểu sử của người đang sống không nên có mục chuyện bên lề. Thay vào đó, những tuyên bố được ghi nguồn đầy đủ nên chèn thẳng vào bài viết.

Những con người thật có bị ảnh hưởng, và họ có thể bị tổn thương bởi lời lẽ của bạn. Chúng ta không phải báo chí lá cải, chúng ta là bách khoa toàn thư.

Jimmy Wales [3]

Liên kết ngoài

Liên kết ngoài trong tiểu sử của người sống phải có chất lượng cao, và phải tuân theo đầy đủ quy định này và các quy định khác và hướng dẫn liên kết ngoài[4].

Phê bình và ca ngợi

Phê bình và ca ngợi chủ thể nên được trình bày nếu nó phù hợp với độ nổi tiếng của chủ thể và có thể dẫn chứng đến một nguồn thứ cấp đáng tin cậy, và miễn là đoạn văn được viết theo cách thức không lấn át toàn bộ bài viết hoặc dường như thiên lệch; nó cần được diễn tả một cách có trách nhiệm, cẩn trọng, và với giọng văn trung lập, phù hợp với bách khoa toàn thư. Hãy cẩn thận đừng đưa quá nhiều một cách không cân đối về một quan điểm cụ thể, để tránh thể hiện một quan điểm thiểu số cứ như đó là quan điểm đa số. Quan điểm của một thiểu số vô cùng nhỏ sẽ không có chỗ trong bài viết. Phải cẩn trọng với kiến trúc bài viết để đảm bảo sự trình bày tổng thể là trung lập toàn diện; cụ thể hơn, nhưng đề mục con nên phản ánh những lĩnh vực quan trọng mà nhờ đó chủ thể trở nên nổi tiếng.

Nội dung nên được ghi nguồn đến nguồn uy tín và nguồn đó nên đề cập chủ yếu đến chủ thể của bài viết. Cần cẩn thận với những tuyên bố dựa trên liên tưởng ngụy biện (A là B, A là C, vậy thì tất cả B đều là C). Những biên tập viên cũng nên để ý đến những nội dung thiên lệch hay ác ý với về người đang sống. Nếu ai đó dường như đang đẩy đưa một lý tưởng hay một quan điểm không trung lập, hãy nhấn mạnh một nguồn đã được công bố của bên thứ ba đáng tin cậy và một cách trình bày rõ ràng phù hợp với độ nổi tiếng của nhân vật.

Thể loại

Tên thể loại không hàm chứa sự phủ định hoặc bổ nghĩa, do đó tại sao lại phân loại như vậy cần được làm rõ tại bài viết. Bài viết phải ghi lại những sự kiện mà từ đó dẫn đến sử dụng thẻ phân loại và những sự kiện đó phải được ghi nguồn.

Nên chú ý khi thêm thể loại cho rằng người đó có độ nổi tiếng kém (xem Xâm phạm quyền riêng tư).

Các thẻ thể loại liên quan đến niềm tin tôn giáo và xu hướng giới tính không nên được sử dụng trừ khi nó thỏa mãn hai tiêu chí sau:

  • Chủ thể được biết đến rộng rãi về niềm tin hoặc xu hướng giới tính;
  • Niềm tin hay xu hướng giới tính của chủ thể thích hợp với các hoạt động đáng chú ý hoặc đời sống công chúng của chủ thể, thể theo các nguồn đã công bố đáng tin cậy.

Nguồn

Nguồn tin cậy

Thông tin về người đang sống phải được dẫn nguồn vô cùng cẩn thận. Nếu không có nguồn từ bên thứ ba đáng tin cậy, nó sẽ vi phạm các quy định về Không đăng nghiên cứu chưa công bốKiểm chứng được, và có thể dẫn tới các tuyên bố phỉ báng.

Thông tin về người đang sống mà chỉ tồn tại ở những nguồn đáng nghi vấn hoặc những nguồn mơ hồ không nên được sử dụng, dù được dùng như một nguồn dẫn hoặc như một liên kết ngoài (xem ở trên).

Sách, tạp chí, trang web, và blog tự xuất bản không bao giờ được dùng làm nguồn cho thông tin về một người đang sống, trừ khi nó được viết hoặc xuất bản bởi chính đối tượng của bài viết (xem ở dưới). "Blog tự xuất bản" trong bối cảnh này có nghĩa là những blog cá nhân hoặc nhóm. Một số tờ báo có những mục tương tác với độc giả mà họ gọi là blog, và những mục này có thể chấp nhận làm nguồn được miễn là người viết là những chuyên gia và blog là đối tượng được ban biên tập quản lý đầy đủ. Nếu một tổ chức thời sự đăng ý kiến của một chuyên gia nhưng tuyên bố họ không chịu trách nhiệm về ý kiến đó, người viết đoạn trích dẫn đó cần được nêu tên (ví dụ, "Jane Smith đã nói rằng..."). Những bài viết do độc giả đăng lên không bao giờ được dùng làm nguồn.[5]

Biên tập viên nên tránh lặp đi lặp lại chuyện tầm phào. Hãy tự hỏi mình nguồn đó có đáng tin cậy hay không; thông tin này có được trình bày một cách chân thực hay không; và thậm chí nếu nó đúng đi chăng nữa, nó có phù hợp với một bài viết bách khoa toàn thư về đối tượng hay không. Khi những nhà xuất bản không đủ tin cậy in những thông tin mà họ nghi ngờ là không đúng đắn, họ thường ghi kèm lời phủ nhận (để tránh bị kiện tụng). Hãy cẩn thận với những thứ này. Nếu nhà xuất bản gốc không tin vào chính câu chuyện của họ, tại sao chúng ta lại phải tin?

Biên tập viên cũng nên cẩn thận với vòng lặp phản hồi trong đó một luận điểm thiếu nguồn gốc và có tính chất suy đoán trong một bài viết Wikipedia được nhặt lại, có thể có hoặc không ghi lại nguồn từ Wikipedia, trong một tờ báo hoặc truyền thông (có thể) tin cậy, và rồi câu chuyện đó lại được dẫn nguồn trong một bài viết Wikipedia để hỗ trợ cho luận điểm suy đoán gốc.

Loại bỏ thông tin dễ tranh cãi thiếu dẫn chứng hoặc dẫn chứng yếu

Các biên tập viên nên xóa bất kỳ thông tin dễ tranh cãi nào về những người đang sống mà lại không có nguồn gốc, chủ yếu dựa trên những nguồn không phù hợp với tiêu chuẩn được ghi trong Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được, hoặc một sự diễn dịch mang tính ước đoán từ một nguồn (xem Wikipedia:Không đăng nghiên cứu chưa công bố). quy định ba lần hồi sửa không áp dụng cho những lần xóa bỏ như vậy, mặc dù các biên tập viên được khuyến khích tìm kiếm sự trợ giúp từ một bảo quản viên hoặc tại bàn thông báo nếu họ nhận ra mình đang vi phạm 3RR, chứ đừng một mình đối phó với tình huống đó. Nội dung chỉ có thể được ghi vào lại khi nó phù hợp với quy định này.

Những nguyên tắc này áp dụng vào bất kỳ nội dung tiểu sử của người đang sống nào tìm thấy tại bất cứ nơi đâu ở Wikipedia, kể cả trang thành viên và trang thảo luận. Các bảo quản viên có thể phải cưỡng ép loại bỏ các thông tin như vậy bằng cách khóa trang và cấm tài khoản, thậm chí nếu chính họ cũng có tham gia sửa đổi. Các biên tập viên tiếp tục đưa nội dung vào có thể bị cảnh cáo và bị cấm sửa đổi. Mời xem quy định cấmWikipedia:Bôi nhọ.

Các bảo quản viên nếu gặp phải những đoạn tiểu sử không có nguồn dẫn và có giọng điệu tiêu cực, mà không có phiên bản trung lập nào để quay lại, thì nên xóa bài viết mà không cần thảo luận.

Tôi KHÔNG thể nhấn mạnh sao cho đủ. Dường như có một xu hướng rất dở trong các biên tập viên rằng nếu có một số thông tin nào đó dạng 'Tôi nghe được ở đâu đó' thì sẽ được đánh dấu bằng thẻ 'cần dẫn chứng'. Sai. Nó nên bị xóa đi, một cách nhanh nhất, trừ phi nó được ghi nguồn. Điều này đúng cho mọi thông tin, nhưng nó đặc biệt đúng về thông tin mang tính tiêu cực về một người đang sống.[2]

Jimmy Wales

Sử dụng nguồn do chính đối tượng xuất bản

Thông tin tự xuất bản có thể được dùng trong bài viết về người đang sống chỉ nếu nó được chính đối tượng viết. Đối tượng có thể cung cấp tư liệu về bản thân thông quan phát hành báo chí, trang web cá nhân, hay blog. Tư liệu đã được tự xuất bản bởi đối tượng có thể được thêm vào bài viết chỉ nếu:

  • nó không dễ gây tranh cãi;
  • nó không tự khen quá đáng;
  • nó không chứa đựng lời nói về bên thứ ba nào khác;
  • nó không chứa đựng lời nói về những sự kiện không liên quan trực tiếp đến đối tượng;
  • không có sự nghi ngờ đáng kể nào về việc ai viết nó;
  • bài viết không dựa chủ yếu trên những nguồn như vậy.

Những điều khoản này không áp dụng cho tự truyện của đối tượng đã được phát hành bởi một nhà xuất bản thứ ba đáng tin cậy; những thứ này sẽ được xem là nguồn đáng tin cậy, vì chúng không phải là tự xuất bản.

Cách hành xử với những sửa đổi từ chính đối tượng của bài viết

Trong một số trường hợp đối tượng có thể tham gia sửa đổi bài viết, có thể trực tiếp hoặc thông qua một đại diện. Mặc dù Wikipedia không khuyến khích mọi người viết về chính họ, nên có một thái độ khoan dung khi đối tượng của bài viết xóa những nội dung không rõ nguồn gốc hoặc ghi nguồn kém.

Jimmy Wales đã cảnh báo các biên tập viên phải suy đi nghĩ lại khi gặp những trường hợp như vậy:

"... lùi lại sửa đổi của một ai đó đang cố gắng xóa bỏ những lời bôi nhọ về chính họ là một hành động vô cùng ngu xuẩn."

Jimmy Wales [6]

Sửa đổi vô danh mà tẩy trống toàn bộ trang hoặc một phần tiểu sử của một người đang sống nên được đánh giá cẩn thận. Khi đối tượng đang được tranh cãi về độ nổi tiếng, những sửa đổi như vậy thoạt đầu không nên bị xem là phá hoại, và tuần tra viên thay đổi gần đây nên tâm niệm rằng chúng có thể dính dáng tới đối tượng. Cần tránh việc sử dụng tóm lược sửa đổi có tính kích động hoặc các tiêu bản trang thảo luận liên quan đến phá hoại.

Hội đồng Trọng tài có những quy luật liên quan đến việc biểu thị tính khoan dung đối với đối tượng của tiểu sử, người đang cố gắng xóa bỏ những gì họ cho là sai lầm hoặc nội dung không công bằng:

Đối với những người có hoặc có thể có một bài viết về chính họ, đó là một sự cám dỗ cần phải tham gia vào những bài viết về chính họ, đặc biệt nếu nó rõ ràng là sai, hoặc có những thông tin cực kỳ tiêu cực. Điều này có thể là dễ dẫn đến cách hành xử non nớt và không chính quy. Sẽ là sự vi phạm đừng cắn người mới đến khi chỉ trích thậm tệ những thành viên bị rơi vào cái bẫy này mà không xem hiện tượng này như một sai lầm của một người mới.

— Quyết định của Hội đồng Trọng tài (ngày 18 tháng 12 năm 2005)[7]

Thể theo quyền riêng tư

Những bài viết Wikipedia có chứa những thông tin về người đang sống có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của đối tượng. Các biên tập viên Wikipedia, những người có liên hệ với những bài viết này phải có trách nhiệm suy xét mối quan hệ về luật pháp và đạo đức từ những hành động của họ. Một quy luật gối đầu giường khi viết nội dung tiểu sử người đang sống là "đừng gây hại". Wikipedia là một bách khoa toàn thư, không phải là một tờ báo lá cải, vì vậy công việc của chúng ta không phải là những người làm việc theo cảm tính, hay không phải là phương tiện chuyên truyền bá những nhận xét buồn cười về cuộc sống của người khác. Tiểu sử người đang sống phải được viết một cách thận trọng, xem xét tới quyền riêng tư của đối tượng.

Khi viết về một người đáng chú ý chỉ vì một hay hai sự kiện, ghi tất cả mọi chi tiết có thể dẫn đến rắc rối, thậm chí khi nó được ghi nguồn tốt. Trong trường hợp tốt nhất, nó có thể dẫn đến một bài viết không mang tính bách khoa. Còn trong trường hợp tệ nhất, nó có thể là sự vi phạm nghiêm trọng các quy định của chúng ta về tính trung lập. Khi còn nghi ngờ, tiểu sử nên được làm gọn tới một phiên bản được ghi nguồn đầy đủ, trung lập, và tập trung vào chủ đề.

Phẩm giá căn bản của con người

Những bài viết Wikipedia cần tôn trọng phẩm giá căn bản của đối tượng. Wikipedia nhắm tới mục tiêu trở thành một bách khoa toàn thư tốt đẹp, chứ không phải một tờ báo lá cải. Những bài viết của chúng ta không được phục vụ duy nhất cho mục đích nhạo báng hay làm ô danh đối tượng của bài viết, dù là trực tiếp hay gián tiếp. Đây là điều cực kỳ quan trọng khi liên hệ với những cá nhân mà sự nổi tiếng của họ phần lớn là do họ là nạn nhân của những hành động của người khác. Các biên tập viên Wikipedia không được hành xử, dù cố ý hay không, theo cách rốt cuộc là tham gia hoặc tiếp nối sự đối xử tàn nhẫn đó.

Nhân vật nổi tiếng với công chúng

Trong trường hợp các nhân vật của công chúng nổi tiếng, sẽ có rất nhiều nguồn đã xuất bản từ bên thứ ba đáng tin cậy để lấy thông tin, và các tiểu sử trên Wikipedia chỉ nên ghi lại những gì mà các nguồn đó đề cập đến. Nếu một lý lẽ hoặc tình tiết là đáng chú ý, thích hợp và được nguồn đáng tin cậy đã xuất bản đó đề cập kỹ lưỡng, nó sẽ nằm trong bài — thậm chí nếu nó mang tính tiêu cực và chủ thể không thích tất cả những ý mà nó đề cập. Nếu nó không được ghi lại bởi các nguồn thứ ba đáng tin cậy, hãy bỏ chúng đi.

Ví dụ
"John Doe có một cuộc chia tay ồn ào với Jane Doe". Nó có quan trọng với bài viết hay không, và nó đã được một nguồn thứ ba đáng tin cậy xuất bản hay chưa? Nếu chưa, bỏ nó ra.
Ví dụ
Một chính trị gia được cho là đang ngoại tình. Ông ta phủ nhận nó, nhưng báo New York Times xuất bản lời cáo buộc này, và có một vụ rắc rối công khai. Lời cáo buộc có thể nằm trong tiểu sử, ghi chú New York Times làm nguồn.

Sử dụng cực kỳ thận trọng những tài liệu từ nguồn sơ cấp. Đừng sử dụng, ví dụ như những thông tin ghi chép công khai trong đó có ghi chi tiết cá nhân — như ngày sinh, giá trị tài sản, ghi chú thương mại, bản đăng ký xe, và địa chỉ nhà hay sở làm — hoặc bản sao tòa án và các bản ghi tại tòa khác hoặc các tài liệu công cộng, trừ khi một nguồn thứ cấp đáng tin cậy đã ghi chú từ nó rồi. Khi thông tin từ nguồn sơ cấp đầu tiên được biết đến qua một nguồn thứ cấp đáng tin cậy, có thể chấp nhận được việc quay lại nguồn sơ cấp để bổ sung cho nguồn thứ cấp, chiểu theo quy định không đăng nghiên cứu chưa công bố. Xem thêm Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được.

Những người ít được biết đến

Wikipedia cũng chứa tiểu sử của những người, trong khi đủ nổi bật để có một bài viết, lại không được biết đến nhiều. Trong những trường hợp đó, các biên tập viên nên luyện tập sự cẩn trọng và chỉ đưa vào những thông tin phù hợp với độ nổi tiếng của họ, bỏ qua những thông tin không phù hợp với độ nổi tiếng của đối tượng. Các thông tin từ nguồn sơ cấp bên thứ ba không nên được sử dụng trừ khi nó đã được xuất bản bởi một nguồn thứ cấp đáng tin cậy rồi. Thông tin được chính đối tượng phát hành phải dùng với độ cẩn trọng cao. (Xem Sử dụng nguồn do chính đối tượng xuất bản.)

Thông tin ảnh hưởng bất lợi đến thanh danh của một con người cần được xử lý đặc biệt cẩn thận. Trong luật của nhiều nước, chỉ đơn giản lặp lại lời tuyên bố phỉ báng người khác là bất hợp pháp, và tồn tại những sự bảo vệ đặc biệt đối với những người không phải là nhân vật của công chúng. Bất kỳ thông tin có khả năng phá hoại tiềm tàng về một cá nhân, nếu nó được chứng thực bởi nhiều người, có nhiều nguồn vô cùng tin cậy đăng, có thể được dùng làm chú thích nếu bài viết Wikipedia nói rõ rằng tài liệu nguồn đó đã có "lý lẽ" như thế đó, chứ không phải bài viết Wikipedia đang ủng hộ lý lẽ của họ.

Bài viết về người nổi tiếng chỉ nhờ một sự kiện

Wikipedia không phải là tờ báo. Sự kiện đơn giản là một ai đó xuất hiện trong bản tin bản thân nó không có nghĩa là họ nên là chủ đề của một bài viết bách khoa toàn thư. Khi một tên nhân vật được nhắc đến trong một bài viết Wikipedia về chủ đề lớn hơn, những vẫn là một cá nhân có tiểu sử chưa đủ nổi bật, thì nói chung chúng ta nên tránh có bài viết về họ.

Nếu các nguồn uy tín chỉ đề cập đến một con người trong bối cảnh một sự kiện cụ thể, thì một tiểu sử riêng biệt vẫn không được đảm bảo. Các tiểu sử quá nhỏ nhặt về con người không có độ nổi tiếng độc lập có thể tạo ra sức nặng không đáng cho các sự kiện trong bối cảnh cá nhân, tạo ra yêu cầu bảo trì quá mức, và gây ra những vấn đề với quy định thái độ trung lập. Trong những trường hợp như vậy, một trang đổi hướng hoặc trộn trang sẽ là lựa chọn tốt hơn. Hãy viết về sự kiện, đừng viết về con người.

Quyền riêng tư của thông tin cá nhân

Wikipedia đưa ngày sinh của một số người đang sống nổi tiếng mà ngày sinh đó được phát hành rộng rãi, nhưng biên tập viên cần thực hiện sự cẩn trọng với những người ít nổi tiếng hơn. Với nguy cơ lấy cắp thông tin cá nhân ngày càng tăng, mọi người ngày càng xem thông tin ngày sinh của họ là điều riêng tư. Khi có nghi ngờ về độ nổi tiếng của đối tượng, hoặc nếu đối tượng than phiền về sự phổ biến thông tin ngày sinh của anh/chị ta, thì cần thận trọng và chỉ nên liệt kê năm sinh mà thôi.

Với suy nghĩ tương tự, các bài viết Wikipedia không nên ghi địa chỉ, địa chỉ thư điện tử, số điện thoại, hoặc các thông tin liên hệ khác của những người đang sống, mặc dù liên kết đến các trang web do đối tượng quản lý vẫn được phép.

Quyền riêng tư về tên

Cần phải chú ý khi ghi tên các cá nhân chỉ được bàn chủ yếu vì một sự kiện đơn lẻ. Khi tên của một cá nhân không được phổ biến rộng rãi hoặc chỉ do vô tình lộ ra (như trong một phiên tòa nào đó), thường tốt nhất là bỏ qua cái tên, đặc biệt khi làm như vậy không hề làm mất ngữ cảnh bài viết. Khi đánh giá việc đưa vào hay bỏ ra tên người, các ấn phẩm của họ trong các nguồn thứ cấp chứ không phải hãng thông tấn, như các bài báo khoa học hoặc tác phẩm của các chuyên gia nổi tiếng, nên được ghi nhiều hơn chứ không chỉ là sự xuất hiện ngắn trong các câu chuyện thời sự.

Các biên tập viên nên thận trọng khi xem xét việc đưa vào tên của các cá nhân riêng tư, đang còn sống mà không trực tiếp dính dáng đến chủ đề bài viết có đóng góp đáng kể cho nội dung bài viết hay không. Sự ưu tiên về quyền cá nhân của các thành viên gia đình của chủ đề bài viết và những cá nhân ít liên quan khác mà không có độ nổi bật cá nhân cần được xem xét mạnh hơn. Trong tất cả các trường hợp có xét đến việc đưa tên vào bài, biên tập viên nên sẵn sàng thảo luận vấn đề này tại trang thảo luận của bài.

Áp dụng trong tranh chấp liên tục

Bài viết Wikipedia về người đang sống có thể bao gồm nội dung liên quan thích hợp, được nhấn mạnh phù hợp và dẫn nguồn đáng tin cậy về tranh cãi hoặc tranh chấp mà chủ thể bài viết có liên quan. Wikipedia không phải là diễn đàn cho các bên tranh chấp ngoài wiki để tiếp tục sự thù địch. Kinh nghiệm chỉ ra rằng việc sử dụng sai Wikipedia để kéo dài các tranh chấp pháp lý, chính trị, xã hội, văn học, học thuật hoặc tranh chấp khác là có hại cho chủ thể bài viết tiểu sử, cho các bên khác trong tranh chấp và cho chính Wikipedia.

Do đó, biên tập viên dính líu đến một cuộc tranh cãi hoặc tranh chấp nghiêm trọng với cá nhân khác—cả trong hay ngoài wiki—hoặc người được thừa nhận là đối thủ của cá nhân đó, không nên chỉnh sửa tiểu sử hoặc nội dung khác về người đó, vì lý do xung đột lợi ích tiềm tàng. Tổng quát hơn, biên tập viên có quan điểm rất tiêu cực hoặc tích cực về chủ thể của bài tiểu sử nên đặc biệt thận trọng trong việc sửa đổi bài một cách trung lập, nếu họ chọn chỉnh sửa nó ngay từ đầu.

Ngăn ngừa vi phạm quy định này

Vì là một bách khoa toàn thư được liên tục cập nhật, Wikipedia tất nhiên có đến hàng ngàn bài viết về người đang sống, cả nổi tiếng lẫn không quá nổi tiếng. Từ cả quan điểm pháp lý lẫn đạo đức, cần thiết phải có quyết tâm loại trừ những thông tin phỉ báng và không mong muốn khác ra khỏi những bài viết càng nhiều càng tốt. Mặt khác tư thế và tính trung lập của Wikipedia không thể thỏa hiệp bằng cách cho phép cách sửa chữa bài viết để thể hiện sự thiên vị quá đáng cho đối tượng, đưa vào những bài viết về những con người không nổi bật nhưng lại cố làm cho mình nổi tiếng, hoặc xóa đi những thông tin thích hợp và được chú thích nguồn tốt chỉ vì đối tượng phản đối nó.

Sự phát triển bài viết để đạt được tiêu chuẩn chất lượng cao trung lập được khuyến khích cao nhất, với những thông tin lờ mờ cần được bỏ ra nếu cần thiết cho đếnn khi các vấn đề liên quan đến chất lượng của nguồn, tính trung lập của cách diễn đạt, và tính phù hợp chung trong bài viết được thảo luận và giải quyết. Khi còn nghi ngờ, các tiểu sử cần được xén sửa quay về phiên bản được chú thích đến những nguồn chất lượng tốt, trung lập, và đúng chủ đề. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp việc sử dụng các công cụ bảo quản thích hợp như khóaxóa trang là cần thiết để thi hành quy định về Tiểu sử người đang sống.

Khóa và nửa khóa

Các bảo quản viên nếu nghi ngờ có sửa đổi có hiềm khích hoặc thiên lệch, hoặc có lý do để tin rằng các thông tin vi phạm có thể bị thêm vào lại, có thể khóa hoặc nửa khóa trang sau khi bỏ đi thông tin gây tranh cãi. Nói chung việc giữ cho bài viết đúng với quy định ở mức trung và dài hạn cần được thực hiện bởi các biên tập viên, để bài viết có thể được sửa đổi bởi mọi người bất cứ đâu có thể.

Xóa trang

Xem thêm trang quy định xóa để có thêm chi tiết.

Thông tin tiểu sử về cá nhân đang sống không đúng với quy định này cần được phát triển và chỉnh trang lại; nếu không thể, nó nên được xóa bỏ. Nếu toàn bộ trang về căn bản đều là chất lượng kém, chỉ chứa thông tin linh tinh không ghi nguồn và hoặc ghi nguồn yếu về người đang sống, thì cần phải xóa toàn bộ trang như một cách xử lý đầu tiên, sau đó là thảo luận.

Xóa trang nên được dùng làm phương cách cuối cùng, cần tạo điều kiện để phát triển và sửa chữa trang khi có thể và thảo luận các chỗ gây tranh cãi. Nếu phần tranh cãi xoay quanh tiêu chuẩn đưa vào của trang - ví dụ, nếu có nghi ngờ về tính nổi bật hoặc đối tượng yêu cầu xóa - thì nó nên được ghi ra tại Biểu quyết xóa bài hơn là xóa bài với tóm lược là Tiểu sử người đang sống. Tóm lược xóa bài, một phần hoặc toàn bộ, là phù hợp khi trang có chứa các thông tin tiêu cực không ghi nguồn dẫn hoặc làm mất thể diện và được viết không trung lập, và khi điều này không thể dễ dàng sửa chữa hoặc thay thế bằng một tiêu bản chấp nhận được. (Thay thế có thể bao gồm một phiên bản cũ hơn có chất lượng tốt hoặc viết lại với chất lượng tốt).

Bảo quản viên xóa bài nên sẵn sàng giải thích việc xóa đến các bảo quản viên khác, bằng thư điện tử nếu thông tin đó là nhạy cảm; các bảo quản viên và những biên tập viên khác nếu phản đối việc xóa nên phải ghi nhớ rằng bảo quản viên trực tiếp xóa có thể biết được những vấn đề mà người khác không biết. Những tranh cãi có thể được nêu ra tại xem lại việc xóa, nhưng bất kỳ thảo luận công cộng kéo dài nào về việc xóa liên quan đến các thông tin riêng tư nhạy cảm về người đang sống đều nên tránh, đặc biệt nếu nó tiêu cực. Những tranh cãi như vậy có thể xóa đi sau khi đã kết luận.

Xóa lời bình luận về các biên tập viên khác

Những trang được dùng cho những mục đích và thảo luận mang tính quản trị Wikipedia chính thống, như trang thành viên của chính thành viên đó, trang giải quyết tranh chấp, trang dự án và cộng đồng, và các nói chuyện giữa các thành viên, thường có chứa ý kiến và sự quan sát của các thành viên có thể có liên quan đến các thành viên khác. Mặc dù có thể áp dụng vào các trang này, việc xóa các thông tin của người đang sống không phải là cách bình thường để cho các thành viên thấy các vấn đề tại các trang này, và nên cho phép chậm trễ trong việc xử lý vấn đề về biên tập của cộng đồng. Đối với các lời nói tấn công cá nhân và tiêu cực hoặc gièm pha các biên tập viên khác, mời xem không công kích cá nhân có chứa sự bàn luận này.

Sau khi xóa

Sau khi xóa tiểu sử của một người đang sống, biên tập viên cần để ý di chuyển dữ liệu đến một bài viết khác, nhưng họ phải ghi nhớ rằng quy định này áp dụng cho tất cả các trang tại Wikipedia; các biên tập viên không bao giờ nên di chuyển một đoạn tiểu sử đã bị xóa của một người đang sống theo cách phá hủy thời điểm xóa trang. Tương tự, khi trộn nội dung từ một tiểu sử người đang sống, biên tập viên phải giữ lại lịch sử sửa đổi do GFDL.

Thông tin đầy đủ về việc trộn, bao gồm làm thế nào để làm nó trong khi vẫn tôn trọng các điều kiện của GFDL và quy định bản quyền của Wikipedia, có tại #Thực hiện việc trộn của Trợ giúp:Trộn và di chuyển trang.

Phục hồi nội dung đã xóa

Để đảm bảo nội dung tiểu sử của người đang sống luôn đúng với quy định, được viết trung lập đạt đến chuẩn mực cao, và dựa trên những nguồn uy tín chất lượng tốt, tất cả những trách nhiệm đó đặt lên những người muốn lấy lại, khôi phục, hoặc bỏ xóa thông tin bị tranh cãi.

Nếu tài liệu sắp được phục hồi mà không có thay đổi nào đáng kể, thì trước hết phải có sự đồng thuận, và bất cứ chỗ nào có thể, những lần xóa gây tranh cãi nên được thảo luận với bảo quản viên đã xóa bài. Nếu nội dung được đề nghị đã được sửa chữa hoặc viết lại đáng kể để giải quyết các vấn đề, thì nó có thể cần thảo luận hoặc có thể thêm vào bài; điều này nên xem xét theo từng trường hợp cụ thể. Trong một số trường hợp người dùng có thể viết nháp một bài viết đề nghị trong không gian thành viên rồi thảo luận tại Wikipedia:Biểu quyết phục hồi trang. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào nếu vấn đề trở nên gây tranh cãi nó không nên đưa vào mà không có thảo luận và tìm kiếm đồng thuận.

Tẩy trống phần thảo luận xóa một cách nhã nhặn

Nếu tiểu sử của một người đang sống bị xóa thông qua biểu quyết xóa bài, trang Biểu quyết xóa và bất cứ đề nghị xem lại việc xóa này sau đó nhưng thất bại có thể lịch sự tẩy trắng hoặc xóa đi nếu có những lời bình luận không thích hợp[8]. Sau khi xóa tiểu sử của một người đang sống, bất kỳ bảo quản viên nào cũng có thể chọn cách khóa luôn việc tạo trang lần nữa.

Cấm tài khoản

Các biên tập viên nào liên tục thêm hoặc phục hồi thông tin không được ghi nguồn hoặc ghi nguồn kém về những người đang sống có thể bị cấm do phá hoại. Quy định cấm có thông tin đầy đủ hơn.

Các tiêu bản

Quy định này dùng cho tất cả thông tin về người sống trong một đề mục, chứ không chỉ cho chủ đề[9]. Có thể thêm {{Blp}} vào trang thảo luận của bài viết nói về người đang sống để các biên tập viên lẫn người đọc được thông báo về quy định này. Nó cũng có thể thêm vào trang thảo luận của bài viết trong đó có đề cập về người đang sống. Hoặc cách khác, nếu có tiêu bản {{WPBiography}} tồn tại, bạn có thêm living=yes vào tham số tiêu bản.

Đối với biên tập viên vi phạm quy định này, bạn có thể dùng những tiêu bản sau để cảnh báo họ tại trang thảo luận thành viên:

{{tranh cãi TSNDS}} có thể dùng khi cần chú ý về tiểu sử người đang sống. {{Nguồn TSNDS}} có thể dùng cho các trang có tiểu sử cần ghi nguồn rõ hơn.

Không gian không phải bài viết

Như lời giới thiệu đã đề cập:

Những dữ kiện dễ gây tranh cãi không có nguồn gốc hoặc nguồn không vững chắc về một người đang còn sống - dù dữ kiện đó là tích cực, tiêu cực, hay chỉ nghi ngờ - nên bị xóa ngay lập tức mà không chờ thảo luận, khỏi những bài viết, trang thảo luận, trang thành viên, và không gian dự án của Wikipedia.
Trang thảo luận

Các trang thảo luận được dùng để ra quyết định về nội dung bài viết. Những dữ kiện dễ gây tranh cãi không có nguồn gốc hoặc nguồn không vững chắc mà không có liên quan hoặc hữu ích để tạo ra những lựa chọn khác nhau cho nội dung bài viết nên được xóa, và thậm chí xóa vĩnh viễn ("oversighted") nếu nó có vấn đề đặc biệt (số điện thoại, nội dung phỉ báng, v.v.). Những thông tin mới nói chung nên được thảo luận để đạt đến đồng thuận có xem xét đến tính thích hợp, tính dễ tiếp cận và độ tin cậy của nguồn gốc. Những báo cáo nghi hoặc về vấn đề TSNDS liên tục mà không dựa trên bằng chứng mới nói chung có thể bị xóa ngay lập tức kèm theo thao khảo đến nó trong bản lưu đến thảo luận cũ.

Trang thành viên

Các quy định dành cho trang thảo luận cũng áp dụng cho trang thành viên với một ngoại lệ duy nhất là thường cho phép thành viên ghi ra bất cứ điều gì mà họ muốn về chính họ mà không cần có nguồn gốc trong không gian thành viên của họ[10]. Tất cả các trang thành viên, tuy nhiên, phải tuân theo Wikipedia:Những gì không phải là Wikipedia, ví dụ như không dùng nó để quảng cáo. Các thành viên bị nghiêm cấm mạo danh cá nhân khác.

Không gian dự án

Trong không gian dự án, chúng ta giữ những thông tin về những thành viên mà chúng ta cần khi ra quyết định mang tính quản trị. Những trang này ai cũng có thể thấy vì tính mở và trong sạch, những điều cần thiết cho sự thành công và lành mạnh trong tiêu chí của WikiMedia. Tên thành viên tại Wikipedia thường đi kèm với những cá nhân ngoài Wikipedia, và những lời bình luận tiêu cực có thể là nguồn gốc của những rắc rối, trong đó có cả rắc rối về mặt pháp luật. Nó vừa giúp những người đứng sau định danh đó vừa giúp Wikipedia nếu thông tin này bị lợi dụng một cách có mưu đồ, cẩn trọng, và thậm chí sáng tạo trong những tình huống nào đó. Nếu có nghi ngờ về tính hợp lý trong việc ghi ra những lời nói nào đó về người đang sống trong không gian dự án, sự kiểm tra không thiên vị vẫn quan trọng, nhưng một người nào đó nên xem xét việc làm sao để không hiển thị thông tin trong các thiết bị tìm kiếm. Hãy xem xét sử dụng những phương tiện khác ngoài cách đăng lên wiki khi cần, như qua e-mail, thảo luận vấn đề với các biên tập viên khác, bảo quản viên, hoặc Ủy ban Trọng tài.

Đối với bài viết về chính bạn

Trợ giúp, thông tin
và địa chỉ liên hệ

Nếu bạn có yêu cầu liên quan đến một bài viết viết về chính bạn, xin hãy xem trang trợ giúp về bài viết có tiểu sử trong đó đề cập đến làm thế nào để bày tỏ vấn đề hiệu quả nhất, cung cấp những điểm liên hệ, và lời khuyên về những thông tin quan trọng phù hợp. Những điểm quan trọng nhất là

  1. Wikipedia có các tiêu chuẩn và quy định biên soạn mà nhờ có chúng, bạn thường sẽ được giải quyết vấn đề ngay lập tức, rất nhiều thành viên sẵn sàng giúp bạn nếu bạn không quen với những tiêu chuẩn và quy định đó, và các quy trình giải quyết theo từng bước phong phú sẽ giúp hỗ trợ bạn. Nhưng bạn cần biết chúng có tồn tại không và chúng nói gì (hoặc tìm nó ở đâu).
  2. Wikipedia cũng có những quy định nghiêm ngặt về ứng xử (gồm cả phép lịch sự) và hầu như hoàn toàn được vận hành bởi các biên tập viên tình nguyện, những người sẵn sàng trợ giúp; những hành vi thiếu lịch sự thậm chí nếu hợp lý cũng sẽ không có hiệu quả và thậm chí có thể dẫn tới việc 'cấm'. Xin hãy cố gắng tránh sa vào điều đó! Nó không hiệu quả bằng việc tìm kiếm sự trợ giúp!
  3. Những lỗi quá rõ ràng có thể được sửa chữa nhanh chóng, thậm chí bạn cũng có thể sửa. Nhưng xa hơn, nếu nó gây tranh cãi, có những "nguyên tắc cơ bản" mà bạn cần phải biết nếu bạn muốn làm nhiều hơn thế, hoặc giúp việc sửa đổi dễ dàng hơn.
  4. Có một số điều nhất định mà bạn hoàn toàn có quyền kỳ vọng, và cũng có những thứ bạn không thể kỳ vọng. Hiểu được những điều này là rất quan trọng.

Thông tin liên hệ Wikimedia Foundation

Địa chỉ bưu chính của Quỹ hỗ trợ là:

Wikimedia Foundation Inc.
P.O. Box 78350
San Francisco
California 94107-8350
United States
Điện thoại: +1-415-839-6885
Fax: +1-415-882-0495
E-mail:

Mời xem tại đây để biết thêm thông tin về cách liên lạc với Wikimedia Foundation.

Xem thêm

Các quy định liên quan
Những hướng dẫn liên quan
Các bảo quản viên vị thành niên
Các bài luận liên quan
Diễn đàn thảo luận

Tham khảo

  1. ^ Jimmy Wales. Keynote speech, Wikimania, August 2006.
  2. ^ a b Jimmy Wales. "WikiEN-l Zero information is preferred to misleading or false information", 16-5-2006 và 19-5-2006
  3. ^ . "WikiEN-l Zero information is preferred to misleading or false information", 19 tháng 5 năm 2006
  4. ^ Chú ý rằng ở đâu hướng dẫn liên kết ngoài không nhất quán với quy định này hoặc các quy định khác, những quy định sẽ chiếm ưu thế.
  5. ^ Từ WP:TTKCD#cite_note-4.
  6. ^ Jimmy Wales. "WikiEN-l Zero information is preferred to misleading or false information", 19-5-2006
  7. ^ en:Wikipedia:Requests for arbitration/Rangerdude#Mercy: "3) Wikipedia:Please do not bite the newcomers, a guideline, admonishes Wikipedia users to consider the obvious fact that new users of Wikipedia will do things wrong from time to time. For those who either have or might have an article about themselves it is a temptation, especially if plainly wrong, or strongly negative information is included, to become involved in questions regarding their own article. This can open the door to rather immature behavior and loss of dignity. It is a violation of don't bite the newbies to strongly criticize users who fall into this trap rather than seeing this phenomenon as a newbie mistake. Passed 6-0-1"
  8. ^ "...In the meantime, it is my position that MOST AfD pages for living persons or active companies should be courtesy blanked (at a minimum) as a standard process, and deleted in all cases where there was inappropriate commentary. This is not the current policy, but currenty policy does allow for deletions of material which is potentially hurtful to people." --Jimbo Wales 01:42, 13 November 2006 (UTC)
  9. ^ Wikipedia:Requests for arbitration/Rachel Marsden: "WP:BLP applies to all living persons mentioned in an article"
  10. ^ xem Wikipedia:Ủy nhiệm và trang thảo luận của nó

Đọc thêm