Wikipedia:Bàn tham khảo/Hình học phẳng & Trắc nghiệm
- Tôi muốn tìm tài liệu về lịch sử hình học phẳng và lý thuyết về trắc nghiệm khách quan. Cám ơn. Thaito 03:11, 17 tháng 7 2005 (UTC)
Bạn có thể tìm mua cuốn: Lịch sử hình học, tác giả Văn Như Cương, Nhà Xuất bản KH&KT, 1977.
Về lý thuyết về trắc nghiệm khách quan, nếu thông tin sau không đủ để bạn thoả mãn, bạn có thể liên lạc tại: Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT)
http://www.vnn.vn/giaoduc/tuyensinh/2005/01/364898/
Thành viên:Trần đình hiệp 05:28, 3 tháng 9 2005 (UTC)
Thế nào là Trắc nghiệm
[sửa | sửa mã nguồn]Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một hoạt động được thực hiện để đo lường năng lực của các đối tượng nào đó nhằm những mục đích xác định.
Trong giáo dục, trắc nghiệm được tiến hành thường xuyên ở các kì thi, kiểm tra để đánh giá kết quả học tập, đối với một phần của môn học, toàn bộ môn học, đối với cả một cấp học, hoặc để tuyển chọn một số người có năng lực nhất vào một khoá học.
Trắc nghiệm viết thường được chia thành hai nhóm: Trắc nghiệm Tự luận (essay) và Trắc nghiệm Khách quan (objective test).
Trắc nghiệm tự luận
[sửa | sửa mã nguồn]Khái niệm
[sửa | sửa mã nguồn]Trắc nghiệm tự luận là phương pháp đánh giá kết quả học tập bằng việc sử dụng công cụ đo lường là các câu hỏi, học sinh trả lời dưới dạng bài viết bằng ngôn ngữ của mình trong một khoảng thời gian định trước.
Trắc nghiệm khách quan
[sửa | sửa mã nguồn]Khái niệm
[sửa | sửa mã nguồn]Trắc nghiệm khách quan là phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan. Gọi là khách quan vì cách cho điểm (đánh giá) hoàn toàn không phụ thuộc vào người chấm.
Các kiểu câu hỏi trắc nghiệm khách quan
[sửa | sửa mã nguồn]Trắc nghiệm Đúng/Sai (Yes/No questions)
[sửa | sửa mã nguồn]Trước một câu dẫn xác định (thông thường không phải là câu hỏi), học sinh đưa ra nhận định và lựa chọn một trong hai phương án trả lời Đúng hoặc Sai.
Trắc nghiệm nhiều lựa chọn (multiple choice questions)
[sửa | sửa mã nguồn]Đây là loại trắc nghiệm thông dụng nhất. Loại này thường có hai phần: phần đầu được gọi là phần dẫn, nêu ra vấn đề, cung cấp thông tin cần thiết hoặc nêu một câu hỏi; phần sau là các phương án để chọn thường được dấnh dấu bằng các chữ cái A, B, C, D hoặc các số 1, 2, 3, 4. Trong các phương án đã chọn chỉ có duy nhất một phương án đúng hoặc một phương án đúng nhất còn các phương án khác được đưa vào với tác dụng gây nhiễu, còn gọi là câu mồi. Do vậy khi các câu lựa chọn được chuẩn bị tốt thì một người không có kiến thức chắc chắn về vấn đề đó sẽ không thể nhận biết được trong tất cả các phương án đã chọn đâu là phương án đúng, đâu là phương án nhiễu.
Trắc nghiệm điền khuyết (supply items)
[sửa | sửa mã nguồn]Còn được gọi là trả lời ngắn (short answer), đây là dạng trắc nghiệm khách quan có câu trả lời tương đối tự do. Thường chúng ta nêu ra một mệnh đề có khuyết một bộ phận, học sinh nghĩ ra nội dung trả lời thích hợp để điền vào chỗ trống, thường là những câu trả lời có nội dung ngắn ngọn hoặc một vài từ.
Trắc nghiệm ghép đôi (matching items)
[sửa | sửa mã nguồn]Có thể xem đây là một dạng đặc biệt của dạng trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn, dạng câu hỏi này thường gồm hai cột thông tin, một cột là những câu hỏi (hay câu dẫn) một cột là những câu trả lời (hay còn gọi là câu lựa chọn), yêu cầu học sinh phải tìm cách ghép các câu trả lời ở cột này với câu hỏi ở cột khác sau cho hợp lý.