Bước tới nội dung

Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2018/08

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024
Bài viết chọn lọc
tháng 8 năm 2018
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Quần đảo Trường Sa

Quần đảo Trường Sa là một tập hợp thực thể địa lý được bao quanh bởi những vùng đánh cá trù phú và có tiềm năng dầu mỏkhí đốt thuộc biển Đông. Tuy nhiên, quần đảo này đang trong tình trạng tranh chấp ở các mức độ khác nhau giữa sáu bên là Brunei, Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), Malaysia, Philippines, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc)Việt Nam. Ở cấp độ quốc tế, phạm vi của khái niệm Spratly Islands vẫn chưa được xác định rõ và đang trong vòng tranh cãi. Ở cấp độ quốc gia cũng có các cách hiểu khác nhau. Tuy Đài Loan, Trung Quốc và Việt Nam trên danh nghĩa đều tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo, nhưng khái niệm quần đảo Nam Sa trong nhận thức của Đài Loan và Trung Quốc là bao hàm toàn bộ các thực thể địa lý nằm bên trong phần phía nam của đường chín đoạn. Đối với Philippines, phạm vi tuyên bố chủ quyền của nước này bao trùm hầu hết quần đảo và được gọi là Nhóm đảo Kalayaan. Về phần Malaysia, nước này đòi hỏi một số thực thể ở phía nam của quần đảo. Cuối cùng, chưa rõ Brunei đòi hỏi cụ thể thực thể địa lý nào vì chỉ thấy nước này đưa ra yêu sách về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa mà trong vùng đó có vài thực thể thuộc biển Đông.

Tại Hội nghị San Francisco năm 1951 về việc phân định các lãnh thổ hải đảo mà Đế quốc Nhật Bản từng chiếm giữ, quần đảo Trường Sa là đối tượng tuyên bố chủ quyền của nhiều bên tranh chấp: Liên hiệp Pháp, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, MalaysiaIndonesia. Kết quả là Hội nghị không công nhận chủ quyền của quốc gia nào, quần đảo này được coi là vô chủ và càng gây ra tranh chấp dữ dội hơn sau này.. [ Đọc tiếp ]

Acrocanthosaurus

Acrocanthosaurus ("thằn lằn gai sống cao") là một chi khủng long ăn thịt từng tồn tại ở khu vực ngày nay là Bắc Mỹ vào kỷ Phấn trắng khoảng 110 triệu năm trước đây. Như tên "thằn lằn gai sống cao" cho thấy, nó được biết đến với những gai thần kinh cao trên các đốt sống, mà rất có thể được dùng để nâng đỡ một dãy bướu thịt trên lưng, cổ và hông. Với chiều dài 11m và nặng 6,2 tấn, Acrocanthosauruskhủng long chân thú lớn nhất trong hệ sinh thái của nó lúc bấy giờ và rất có thể là một động vật ăn thịt đầu bảng. Nó có thể săn các khủng long chân thằn lằn, khủng long chân chimkhủng long bọc giáp lớn. Những dấu chân lớn của khủng long chân thú tại Texas rất có thể là của chi này, mặc dù không có mối liên hệ trực tiếp nào với hóa thạch xương ở đó.

Các khám phá gần đây đã làm sáng tỏ thêm nhiều chi tiết về giải phẫu học, cho phép nghiên cứu chuyên ngành tập trung vào cấu trúc não bộ và chức năng chi trước.. [ Đọc tiếp ]

Hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch là một hệ thống bảo vệ vật chủ gồm nhiều cấu trúc và quá trình sinh học của cơ thể nhằm bảo vệ chống lại bệnh tật. Để hoạt động bình thường, hệ thống miễn dịch phải phát hiện được rất nhiều yếu tố, gọi là mầm bệnh, có thể là từ virus đến ký sinh trùng, và phải phân biệt chúng với những khỏe mạnh của cơ thể. Ở nhiều loài, hệ thống miễn dịch có thể được phân thành các hệ thống nhỏ hơn, chẳng hạn như hệ thống miễn dịch bẩm sinh với hệ thống miễn dịch thu được, hoặc miễn dịch thể dịch và miễn dịch qua trung gian tế bào. Ở người, hàng rào máu–não, hàng rào máu–dịch não và các hàng rào chất lỏng–não tương tự tách biệt hệ thống miễn dịch bình thường với hệ thống miễn dịch não, vốn chuyên bảo vệ não. Các mầm bệnh có thể nhanh chóng tiến hóa và thích nghi, và do đó có thể tránh bị phát hiện và không bị vô hiệu hoá bởi hệ thống miễn dịch; tuy nhiên, nhiều cơ chế phòng thủ cũng đã tiến hóa để nhận diện và trung hòa mầm bệnh. Ngay cả các sinh vật đơn bào đơn giản như vi khuẩn cũng có hệ thống miễn dịch thô sơ dưới dạng các enzym bảo vệ (ở đây là enzym giới hạn) để chống lại các bệnh do thể thực khuẩn. Một số cơ chế miễn dịch cơ bản khác đã phát triển trong các loài sinh vật nhân chuẩn cổ đại và vẫn còn trong hậu duệ hiện đại của chúng, như ở thực vậtđộng vật không xương sống. Các cơ chế này bao gồm thực bào, các peptide kháng khuẩn được gọi là defensin, và hệ thống bổ thể. Các động vật có quai hàm, bao gồm cả con người, còn có cơ chế phòng vệ tinh vi hơn, bao gồm khả năng thích ứng theo thời gian để nhận ra các mầm bệnh cụ thể hiệu quả hơn. [ Đọc tiếp ]

Kiến tạo mảng

Kiến tạo mảng (tiếng Anh: plate tectonics; tiếng Hy Lạp: τέκτων tektōn, nghĩa là "người xây dựng", "thợ nề") mô tả các chuyển động ở quy mô lớn của thạch quyển Trái Đất. Học thuyết này hoàn thiện các quan niệm trước đây về trôi dạt lục địa do Alfred Wegener đề xuất trong các thập niên đầu thế kỷ XX và tách giãn đáy đại dương trong thập niên 1960.

Phần ngoài cùng nhất của Trái Đất được cấu tạo bởi thạch quyển nằm trên và quyển mềm bên dưới. Thạch quyển bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên cùng nhất của quyển manti. Quyển mềm thuộc manti ở trạng thái rắn, nhưng có độ nhớtứng suất cắt tương đối thấp nên có thể chảy giống như chất lỏng nếu xét theo thời gian địa chất. Phần sâu nhất của manti bên dưới quyển mềm thì cứng do chịu áp suất lớn hơn.

Thạch quyển bị vỡ ra thành các mảng kiến tạo và chúng trượt trên quyển mềm. Các mảng này di chuyển tương đối với nhau theo một trong ba kiểu ranh giới mảng: hội tụ hay va chạm; tách giãn, cũng được gọi là trung tâm tách giãn; và chuyển dạng. Các trận động đất, hoạt động núi lửa, sự hình thành các dãy núi, và rãnh đại dương đều xuất hiện dọc theo các ranh giới này. Sự dịch chuyển sang bên của các mảng vào khoảng 50–100 mm/năm. [ Đọc tiếp ]

Tắc kè lùn quần đảo Virgin

Tắc kè lùn quần đảo Virgin (Sphaerodactylus parthenopion) là một trong hai loài tắc kè mang danh hiệu "loài bò sát nhỏ nhất trên thế giới" (loài kia là tắc kè lùn Jaragua S. ariase). Nó được tìm thấy trên ba hòn đảo trong quần đảo Virgin thuộc Anh: Virgin Gorda, Tortola, và đảo Moskito. S. parthenopion được phát hiện vào năm 1964 và được cho rằng là họ hàng gần của loài tắc kè lùn Sphaerodactylus nicholsi sống ở Puerto Rico gần đó. Nó chia sẻ chung vùng phân bố với tắc kè nhỏ vảy lớn (S. macrolepis) vốn sinh sống trên các lá cây mục. Trái với S. macrolepis, S. parthenopion sinh sống trên các sườn đồi khô hơn mặc dù chúng cũng ưa thích các khu vực ẩm ướt nằm dưới các tảng đá vì chúng thiếu các cơ chế ngăn chặn việc mất nước - một vấn đề hóc búa do kích thước quá nhỏ của con vật.

Tắc kè lùn quần đảo Virgin có màu nâu sậm ở mặt lưng - thường đi kèm với những vết lốm đốm sẫm màu. Trung bình, chiều dài của chúng là khoảng 18 mm (0,71 in) tính từ miệng tới lỗ huyệt và kích thước gần như nhỏ bằng đồng 10 xu Hoa Kỳ. Con vật có cân nặng tối đa chỉ chừng 0,15 g (0,0053 oz). Tại vùng sau mắt và trên đỉnh cổ có những vằn màu nhạt, đây là một đặc điểm nhận dạng loài tắc kè này. Màu sắc của con đực và con cái không có gì khác biệt nhau, trong khi con cái thì to hơn con đực một chút. Khi rụng hay đứt đuôi thì đuôi của con vật có thể tự mọc lại được. Không có nhiều thông tin về đặc điểm sinh học cũng như quần thể của loài vật này được biết đến.. [ Đọc tiếp ]