Một vùng H II là một đám mây khí và plasma lớn, sáng với mật độ tập trung thấp trong đó đang diễn ra các hoạt động hình thành sao. Các ngôi sao khổng lồ xanh, nóng và trẻ trong vùng này phát ra một lượng lớn các tia cực tím, làm ion hóa và nung nóng các đám khí bao quanh chúng. Vùng H II-đôi khi có kích thước lớn đến hàng trăm năm ánh sáng-thường kết hợp với các đám mây phân tử khổng lồ nơi sẽ hình thành hệ thống ngôi sao, và từ đó các ngôi sao sẽ lại đóng góp vật chất vào vùng này. Vùng H II đầu tiên được khám phá ra là Tinh vân Lạp Hộ do Nicolas-Claude Fabri de Peiresc phát hiện vào năm 1610. Do chứa chủ yếu các nguyên tửhidro bị ion hóa nên các nhà thiên văn gọi chúng là vùng H II (vùng H I chứa chủ yếu các nguyên tử hidro trung hòa điện tích và các phân tử hidro H2). [ Đọc tiếp ]