Bước tới nội dung

Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt/Vụ nổ tại Quan Độ 2018

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Kết quả: BQ thành công Dương Vinh Hoàng (thảo luận) 09:07, ngày 16 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Giới thiệu: Vụ nổ tại Quan Độ 2018 là một vụ nổ xảy ra vào khoảng 4 giờ 30 phút (Giờ ở Việt Nam) ngày 3 tháng 1 năm 2018 tại thôn Quan Độ ở xã Văn Môn, địa phận quản lý của huyện Yên Phong thuộc tỉnh Bắc Ninh tại Việt Nam. Vụ nổ này xảy ra tại một làng nghề phế liệu khá lớn tại miền Bắc Việt Nam, nguyên nhân có liên quan đến một số quân nhân trong quân đội. Chính quyền địa phương cũng hứng chịu nhiều chỉ trích do quản lý kém hiệu quả về an toàn vật liệu nổ.

Do năng lực còn hạn chế nên nhiều thiếu sót có thể chưa nhận ra, cách tiếp cận lẫn trở ngại về ngôn ngữ có thể còn vụng về, mong bài viết nhận được nhiều góp ý và được các thành viên chỉ dẫn những sai sót không thể tránh khỏi cũng như gợi dẫn thêm các nguồn dữ liệu khác. Mong chờ sự góp ý quý báu từ các thành viên, xin cảm ơn!

Hướng dẫn: Hãy viết mã {{OK}} ở mục "Đồng ý" và ghi nhận xét bên cạnh nếu ủng hộ bài viết thành bài viết tốt
Hãy viết mã {{OK?}} ở mục "Phản đối" và ghi nhận xét bên cạnh nếu thấy bài viết vẫn còn vấn đề
Hãy viết mã {{YK}} và ghi nhận xét bên cạnh ở mục "Ý kiến" nếu muốn viết những bình luận/nhận xét khác.--Nacdanh (thảo luận) 07:26, ngày 17 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đồng ý

[sửa | sửa mã nguồn]
  1.  Đồng ý Những yêu cầu và thắc mắc ở phía dưới đã được giải quyết. Q.Khải (thảo luận) 04:20, ngày 3 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Thông tin bao quát sự kiện và trung lập, bố cục bài viết vừa phải, dễ đọc, nguồn được trích dẫn đầy đủ. Tôi chỉ góp ý vài chỗ nhỏ bên dưới. LTN (thảo luận) 16:26, ngày 6 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý bài đã đạt chuẩn - Kill-Vearn (thảo luận) 13:00, ngày 11 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Bài đạt tiêu chuẩn BVT, chất lượng như đã rà soát và trao đổi khi cùng BCB. Lcsnes (thảo luận) 07:04, ngày 14 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Chưa đồng ý

[sửa | sửa mã nguồn]
  1.  Ý kiến Xin phép có một số ý kiến về bảng thông tin các nạn nhân:
    • Có thể thêm tiêu đề ở trên "Danh sách nạn nhân trong vụ nổ".
       Đã bổ sung
    • Tuổi: các nạn nhân không rõ độ tuổi có thể gộp thành một ô.
      Đã từ chối vì tôi muốn cách nhìn trực quan thị giác, cũng như muốn đối chiếu dễ dàng theo viến đến cột "tình trạng"
    • Nguyên quán: do tất cả các nạn nhân đều có chung nguyên quán nên cột này là không cần thiết và nên xoá, thay vào đó có thể thêm thông tin "tất cả các nạn nhân đều có nguyên quán ở thôn Quan Độ, xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh" ở cuối đoạn văn phía trên.
      Đã từ chối vì đây là thông tin cơ bản, tôi không thấy vấn đề gì trong các bảng thống kê. Đây chỉ là hiện tượng trùng "ngẫu nhiên". Các báo cáo thực tế nếu có số liệu trùng ngẫu nhiên vẫn bình thường xuất hiện, thậm chí để cẩn thẩn tối đa thì sẽ không gộp ô như hiện tại.
    • Tình trạng: việc đưa thông tin mối quan hệ của các nạn nhân với hai cháu bé vào cột này có lẽ là không hợp lí, có thể tách thành một cột riêng.
      Đã từ chối Tôi không muốn tạo một cột riêng chỉ vì thông tin của bốn nạn nhân có liên quan; khi đó, các nạn nhân khác sẽ để trống thông tin và làm mất mỹ quan cũng như khiến cách thống kê trình bày trở nên vô duyên. Thực tế, tôi thấy thông tin như vậy cũng không có gì khiến nó bị phàn nàn quá đáng.
    • Nguồn: hai chú thích 12 và 13 cho biết Đặng Thùy Trang mới 3 tuổi chứ không phải 5 tuổi như trong bài; chú thích 24 thì lại gọi tên nạn nhân này là "Đặng Thuỷ Trang".
      Không sửa
      Họ tên: "Đặng Thùy Trang" (12, 13, 20, 24, 25, 26), "Đặng Thuỷ Trang" (24) => Kết luận: Họ tên "Đặng Thùy Trang". Có lẽ do tôi ngại dẫn quá nhiều nguồn nên sợ mất mỹ quan nhìn nhìn. Tôi đã chuyển nguồn 20 nên trên (trong đó có văn bản từ Sở Y tế Bắc Ninh). Ngoài ra, như đã nói, báo chí cũng là con người, nên họ đưa tin sai cũng là dễ hiểu, báo chí không phải luôn luôn đúng. Báo chí vẫn bị kiện tụng ở nhiều nơi như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Việt Nam, vân vân vì những thông tin sai lệch.
      Tuổi: "3 tuổi" (12, 13), "5 tuổi" (20, 24, 25, 26) => Kết luận: "5 tuổi". Có lẽ do tôi ngại dẫn quá nhiều nguồn nên sợ mất mỹ quan nhìn nhìn. Tôi đã chuyển nguồn 20 nên trên (trong đó có văn bản từ Sở Y tế Bắc Ninh). Ngoài ra, như đã nói, báo chí cũng là con người, nên họ đưa tin sai cũng là dễ hiểu, báo chí không phải luôn luôn đúng. Báo chí vẫn bị kiện tụng ở nhiều nơi như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Việt Nam, vân vân vì những thông tin sai lệch.
      Tôi đã loại ngắt 12, 13 ra khỏi tên của nạn nhân nhằm tránh nhầm lẫn và đẩy nguồn thứ 20 vào thế chỗ. Nhưng như đã nói, vấn đề tên và tuổi của nhân vật do nguồn 12, 13 chỉ là sai số rất nhỏ so với thông tin mà hai nguồn đó cung cấp; thông tin hai nguồn đó là quan trọng chgo bài viết nhằm cung cấp các khía cạnh khác về vụ nổ. Ngoài ra, như đã nói, báo chí cũng là con người, nên họ đưa tin sai cũng là dễ hiểu, báo chí không phải luôn luôn đúng. Nhưng đây chỉ là sai số rất nhỏ về họ tên và độ tuổi một nạn nhân, thông tin trong các nguồn đó là quan trọng cho bài viết. Hy vọng bạn cảm thông cho sai sót rất nhỏ này từ báo chí. Báo chí không phải luôn đúng. Cảm ơn bạn.--Nacdanh (thảo luận) 05:33, ngày 30 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    Mong bạn Nacdanh mau chóng hồi đáp và chúc ứng cử này thành công. Q.Khải (thảo luận) 06:41, ngày 29 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Ý kiến Tôi có vài ý kiến cá nhân như sau:
    • Nếu có thêm hình ảnh minh họa cho bài viết sẽ tốt hơn. Vì vấn đề bản quyền nên có lẽ khó tìm hình liên quan trực tiếp, do vậy, có thể chỉ cần hình ảnh địa phương nơi xảy ra sự việc.
      Đang xem xét yêu cầu. Thật xin lỗi vì lý do địa lý nên tôi không thể chụp ảnh hiện trường tương ứng, tôi đã tìm một số video về vụ nổ nhưng không có video nào cấp giấy phép chia sẻ tương ứng với vi.wp về sử dụng hợp lý hoặc có thể tôi chưa nắm rõ vấn đề bảo hộ bản quyền hình ảnh. Tôi đang chờ phản hồi từ một thành viên có kinh nghiệm về hình ảnh tại [1] (Thảo luận Thành viên:DHN#_Tải hình về một sự kiện). Nếu có thể đăng tải hình, tôi sẽ thông báo tới bạn. Cảm ơn những góp ý quý báu.--Nacdanh (thảo luận) 03:30, ngày 13 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]
      Đã thêm tại Tập tin:Vu no tai Quan Do 2018.jpg
    • Những thông tin mốc thời gian (như: "trong khoảng 20 năm trở lại..., khoảng 10 năm trước..."), theo tôi, mang văn phong báo chí hơn, và tạo cảm giác khó xác định (vì sự việc đã xảy ra năm 2018, đến nhiều năm sau khi đọc bài này sẽ thấy không còn phù hợp). Có thể đổi thành "từ khoảng năm 1998, từ năm 2008"? Chỉ là ý kiến cá nhân.
      Đã hiệu đính => "trong khoảng cuối thập niên 1990", "Khoảng thập niên 2000". Tôi đã đọc lại các nguồn tin, những mốc thời gian này chỉ là án chừng từ những người liên quan tại hiện trường, nếu để mốc cụ thể 1998 hoặc 2008 có thể không chính xác; do đó, tôi đã chỉnh lại theo thập niên để tối đa hóa mức chính xác cho thông tin. Ngoài ra, nguồn Ai bán máy bay, tôi... mua! còn xuất bản vào năm 2007, nên mốc thời gian quy về thập niên là hợp lý hơn?
    • Phốtphophốt pho nên thống nhất cách viết, chọn một trong hai. Hoặc theo TCVN 5530:2010 đã thống nhất ghi "phosphor".
      Đã phản hồi tại trang liên quan. tại [2], Wikipedia:Thảo luận#_Phốtpho
       Đang chờ bảo quản viên thực hiện
       Đang thảo luận...
      @Ltncanada:, tôi đang chờ thảo luận để đồng bộ tên gọi. Trong thời gian chờ đợi, có thể tôi chưa kịp cập nhật, nếu không phiền thì bạn có thể cập nhật đồng bộ lại tên giúp theo đồng thuận từ dự án.
       Đang chờ bảo quản viên thực hiện. Tôi đã thảo luận và chọn "phosphor" để đồng nhất cách gọi trong bài. Tuy nhiên, như nguồn thảo luận đã dẫn, tôi chỉ ghi đè "phosphor" lên các tên bài tương ứng; vấn đề dồng bộ tên các bài viết liên quan cần nhóm BQV đổi hàng loạt. Vấn đề này không rõ khi nào mới triệt đề, mong bạn cảm thông cho vấn đề này.
    • Bảng "Danh sách nạn nhân", cột "Giới tính", chữ "nam/nữ" nên viết hoa? LTN (thảo luận) 16:32, ngày 6 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]
      Không thích hợp vì đây là danh từ chung nên có thể không cần thiết, theo quan điểm cá nhân của tôi.
  3.  Ý kiến Tại đề mục "Cứu hộ", trong bảng biểu "Danh sách tổ chức ủng hộ nạn nhân vụ nổ (triệu đồng)" thì "Ủy ban nhân dân huyện Yên Phong" trao tặng 4 triệu cho mỗi nạn nhân tử vong theo nguồn 25 (nguồn cổng thông tin điện tử Bắc Ninh), trong khi nguồn 26 và 27 không rõ tại sao lại ghi 3 triệu (nguồn báo chí từ phóng viên tác nghiệp). Tôi đã sửa lại thành "bốn".--Nacdanh (thảo luận) 02:41, ngày 13 tháng 6 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!