Bước tới nội dung

Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt/Teen vọng cổ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Kết quả: Biểu quyết thành công. Tiếng vĩ cầm🎻 10:04, ngày 29 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  1. Giới thiệu: "Teen vọng cổ" là một bài hát của ca sĩ Vĩnh Thuyên Kim, nằm trong album 180° Change phát hành vào năm 2009. Do Trần Anh Khôi sáng tác, bài hát tại thời điểm ra mắt đã nhanh chóng thu hút nhiều người nghe, đặc biệt là giới trẻ, đồng thời nhận về không ít ý kiến chỉ trích từ công chúng lẫn giới chuyên môn, thậm chí còn được ví như là "thảm họa nhạc Việt". Nhiều clip hát lại nhạc, chế nhạc và các bài hát ăn theo đã được tạo ra, trong đó bản hát nhép của Don Nguyễn là thành công nhất và giúp cho bài hát gốc được nhiều người biết đến. "Teen vọng cổ" gắn liền với tên tuổi của Vĩnh Thuyên Kim và lọt vào "Top 10 ca khúc của năm" tại Zing Music Awards. Bài hát cũng đưa cô trở thành một trong những ca sĩ "đắt show" nhất thời điểm đó và đem về cho nữ ca sĩ giải thưởng "Nữ ca sĩ triển vọng" của Zing.
  2. Ghi công: Bài này được mình tự viết toàn bộ, với sự hỗ trợ góp ý về mặt chuyên môn và hiệu đính từ các thành viên Dự án Âm nhạc Việt Nam và đã được duyệt lên Trang Chính mục BCB vào ngày 1 tháng 4 năm 2022.
  3. Người nhận xét: Bài tự viết thứ hai của mình được đề cử lên đây, rất mong các bạn sẽ tham gia đóng góp ý kiến để chất lượng bài được hoàn thiện và đầy đủ hơn, thân mến ~ Nguyenmy2302 (thảo luận) 06:16, ngày 29 tháng 4 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Hướng dẫn nhận xét: Hãy viết mã {{OK}} ở mục "Đồng ý" và ghi nhận xét bên cạnh nếu ủng hộ bài viết thành bài viết tốt
Hãy viết mã {{OK?}} ở mục "Phản đối" và ghi nhận xét bên cạnh nếu thấy bài viết vẫn còn vấn đề
Hãy viết mã {{YK}} và ghi nhận xét bên cạnh ở mục "Ý kiến" nếu muốn viết những bình luận/nhận xét khác.

Đồng ý

[sửa | sửa mã nguồn]
  1.  Đồng ý B nhắn gửi 17:24, ngày 3 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Tôi chấm bài này thang điểm 9/10, tức đủ đk làm BVT.  Jimmy Blues  13:16, ngày 10 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý 62 nguồn, cụ thể, 59 nguồn tốt, 1 nguồn hơi yếu là keeng cho luận ý về việc bài hát được ca sĩ khác hưởng ứng, ý này cũng chả quan trọng lắm, có cũng được ko có cũng chả sao, 1 nguồn video, cũng có tính trích dẫn, thôi tạm chấp nhận. Xem ra người viết bài cũng làm bốc lửa hết sức mình. Cuối cùng là nguồn hơi yếu, web xaluan thì thật ra so với khoảng thời gian đầu nhiều năm trước thì đến nay nó ngày càng chuyên nghiệp, mặc dù đến nay vẫn chưa được wiki chấp nhận, nhưng cá nhân mình cho "tạm ứng", khi nào đào đâu ra nguồn mạnh thì bổ sung sau cũng được - "Mạc ngôn thanh tu" (thảo luận) 12:12, ngày 13 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    Vụ nguồn keeng với mấy nguồn từ YouTube theo mình chắc ổn, vì nếu không có các nguồn thứ cấp có đưa tin về sản phẩm nghệ thuật đó thì có thể dùng nguồn sơ cấp từ chính tác phẩm hoặc nhà xuất bản tác phẩm sẽ không có vấn đề gì (giống Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt/Đi đu đưa đi). Còn nguồn XaLuan thì mấy bữa nay mình vẫn "nuôi" hi vọng tìm lắm nhưng vẫn bế tắc T_T Cảm ơn bạn đã bỏ phiếu ủng hộ bài viết, đây sẽ là một động lực rất lớn cho mình với những bài tự viết sau, thân mến ~ Nguyenmy2302 (thảo luận) 04:15, ngày 14 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Bài viết tốt, Nguyenmy2302 sửa lại chữ ký. Điền Tây Tiểu Ca Thảo luận! 02:46, ngày 14 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Bài viết đáp ứng đầy đủ thông tin chi tiết cần biết. giọng văn hấp dẫn, trung lập. Tôi đánh giá bài này nằm giữa BVT và BVCL, nhưng rất tiếc lại không có loại bài nào như vậy. ⒼⒹⒶⒺThảo luận 03:29, ngày 22 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]

Chưa đồng ý

[sửa | sửa mã nguồn]
Hoặc bạn lục soát các bài viết chung về "Thảm họa nhạc Việt" biết đâu tìm ra nội dung để dùng cho chú thích, chứ đừng chỉ dùng từ khóa "Teen vọng cổ" - "Mạc ngôn thanh tu" (thảo luận) 00:27, ngày 3 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Khả Vân Đại Hãn Mình đã thêm và bổ sung vài nguồn vừa kiếm được nữa, nhưng ca tìm "thảm họa nhạc Việt" coi bộ hơi khó, vì có nhiều bài còn thảm họa hơn và được nhắc đến nhiều hơn thế này (VD: "Da nâu", "Nói dối", "Như cái lò"...) nên lượng thông tin kiếm được từ các nguồn về từ khóa sẽ khá ít, còn ít hơn nữa vì nếu tìm thông tin về quá trình sản xuất bài hát gần như mình gần như không tìm được gì. Bởi thế nên mình mới phải bất đắc dĩ cầu cứu trên đây vậy ;( – Nguyenmy2302 (thảo luận) 04:48, ngày 3 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
ko phải, ý mình là dùng từ khóa search "Thảm họa nhạc Việt" rồi vô mấy trang đó kiếm thông tin nào liên quan Teen vọng cổ, ít ít cũng được. chủ yếu mình bắc cầu dùng cái nguồn mạnh - "Mạc ngôn thanh tu" (thảo luận) 04:59, ngày 3 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
@Khả Vân Đại Hãn Có thì có nhưng toàn thông tin đề cập bài này là "thảm họa" thôi :(( À còn món "chửi" mấy cô ca sĩ này nữa (rất hăng :) ), mình đã dành 2 tiếng để tra những bài viết liên quan đến từ khóa nhưng không có kết quả (như trên), bực quá nên đi ngủ rồi giờ mới dậy để rep bạn đây. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 09:19, ngày 3 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
  •  Ý kiến nhiều nguồn có vẻ yếu (xaluan, 2sao, guu...), tất nhiên với 1 chủ thể của bài viết kiểu này tôi cũng không nghĩ sẽ có nhiều nguồn mạnh được. Với BVT tôi không sẽ đánh giá nhiều về nội dung nhưng đánh giá nhiều hơn ở khâu biên tập, bố cục và nguồn, nếu có thể thay nguồn mạnh hơn thì tốt. Thứ 2 là nhiều nguồn có vẻ lệch tên? Ví dụ [1] xaluan->xzone.vn, [3] plo.vn->2Sao, [23]2sao->vietnamnet, [32] ione->vnexpress... Lvphuong (thảo luận) 09:03, ngày 4 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    @Lvphuong Mình đã loại nguồn GUU.vn, còn nguồn 2Sao là chuyên trang của báo điện tử VietNamNet, theo mình vẫn có thể dùng được. Vụ xài nguồn XaLuan mình đã nêu ý kiến ở trên, đại khái là nguồn có nhiều thông tin quan trọng, nhưng bài báo gốc đăng tải nguồn này (xzone.vn) đang bị thất lạc nên rất khó tìm, vì vậy mình đang thuyết phục mọi người tạm xài nguồn XaLuan cũng được vì nó chỉ cung cấp thông tin, không chứng minh độ nổi bật của chủ thể (như BQV Nguyentrongphu đã nói ở trên). Cái nguồn lệch tên đó thật ra là mình viết ra tên trang báo gốc đã đăng tải nội dung này để cho tường tận thông tin về nguồn, ví dụ như nguồn từ báo Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh là lấy từ 2Sao; nguồn từ chuyên trang IOne là lấy từ VnExpress; v.v.. Hi vọng sẽ được bạn góp ý tiếp để cải thiện bài. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 12:45, ngày 4 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    @Nguyenmy2302 VietNamNet là báo còn 2sao là trang tin điện tử độc lập, với tôi nó không khác gì các trang kiểu kenh14, không thể tính là chuyên trang của báo điện tử. Nó không trong blacklist bạn thấy ok thì giữ lại cũng được. Về tên nguồn thì theo tôi, nguyên tắc trích dẫn là bạn nên ghi đúng tên, trung thành với nguồn hiện có. Khi các nguồn đăng lại bài nguồn khác có chỉnh sửa, thay đổi nội dung hay không người đọc không thể kiểm chứng được, các nguồn lấy lại sẽ phải tự chịu trách nhiệm (nếu có). Việc đổi tên của bạn là xác thực lại nội dung nguồn gốc và chịu trách nhiệm thay cho các nguồn thứ cấp, đây là việc không nên làm. Người đọc bài sau này cũng sẽ không ai xem giải thích trong trang đề cử đâu.
    Các vấn đề khác về bố cục, biên tập tôi thấy ổn, chất lượng tốt không có vấn đề gì. – Lvphuong (thảo luận) 05:15, ngày 5 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    @Lvphuong OK vậy mình đã loại nguồn 2Sao. Còn việc thêm tên nhà xuất bản gốc hình như trong bản mẫu chú thích có riêng một trường Publisher để điền những cái này (trang web đăng tải bài báo gốc) không biết có đúng không nhỉ? Sớm hồi âm ~ Nguyenmy2302 (thảo luận) 05:27, ngày 5 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    @Nguyenmy2302 Đúng trường publisher là để chỉ nhà xuất bản gốc, nhưng vấn đề là nội dung trong link bạn trích dẫn thì kg chắc. Tôi lấy ví dụ cho dễ hiểu nhé, bạn trích dẫn link xaluan nói về teen vọng cổ và bảo rằng nội dung trích là gốc từ xzone. Giả định trường hợp XL kg đăng chính xác nội dung từ xzone (như họ bảo) mà sửa đi có chủ đích riêng, nói xấu TVC chẳng hạn. Người đọc đọc bài của bạn, xem trích dẫn sai lệch và tin là do xzone nói vì họ tin bạn, tin wiki, tin xzone chứ kg tin xaluan. Bạn đã làm thêm 1 thao tác dùng uy tín của bạn đảm bảo nội dung trích dẫn sai lệch là xzone bằng cách ghi thêm publisher. Còn nếu bạn chỉ trích từ XL thôi, trong bài của XL đã có nguồn xzone rồi nhưng đấy là XL đảm bảo bằng uy tín của họ (kém tin cậy), nếu sai họ tự chịu trách nhiệm. Đấy là lý do vì sao cùng 1 nội dung nhưng trích nguồn mạnh vẫn đáng tin hơn, tôi có đọc kenh14 thấy ghi theo BBC, theo chuyên gia, theo 1 nghiên cứu gần đây... tôi cũng kg tin đâu. Tất nhiên nếu bạn tự tin các nguồn yếu kia đều đăng chuẩn nội dung từ nguồn mạnh và đứng ra đảm bảo thì ok thôi, tôi tin bạn :-) Tôi chỉ bảo là kg nên làm thôi. – Lvphuong (thảo luận) 06:42, ngày 5 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
    @Lvphuong Bạn có thể xem bài báo này, có chứng minh bài viết từ nguồn XaLuan thực sự do một cây bút của chính trang web xzone.vn viết và đăng tải. Đây là một loạt bài dài kì nói về quá trình ông bầu Vĩnh Thuyên giúp Vĩnh Thuyên Kim nổi tiếng, tuy nhiên mình chỉ mới tìm được kì 1 của bài báo, còn kì 2 (bài viết trong nguồn XaLuan) thì đang bị thất lạc. Cái này là mình nói có sách mách có chứng chứ không phải bịa đặt gì để qua mặt mọi người. Vì thế việc tìm nguồn mới khó (xzone.vn cũng chưa thực sự đủ tin cậy, nhưng vẫn có thể dùng để bổ sung thông tin, còn XaLuan lại là nguồn blacklist, nhưng vì nguồn từ xzone.vn thất lạc nên mới phải bất đắc dĩ dùng nguồn từ XaLuan để chú vào thông tin; cái này chính là điểm mà mọi người đang tranh cãi và e dè cho phiếu). Nhưng nếu chỉ vì 1/62 nguồn có vấn đề nhưng lại khiến bài có thể bị thất cử thì hơi tội (cho mình á :(( ) – Nguyenmy2302 (thảo luận) 08:03, ngày 5 tháng 5 năm 2022 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!