Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt/Mật mã Caesar
Giao diện
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Kết quả: Đề cử không thành công
Kết quả: Đề cử không thành công
Người ứng cử đã chuyển bài sang khu vực ứng cử chọn lọc. 𝕷𝖊𝖌𝖊𝖓𝖉 𝖔𝖋 𝕮𝖔𝖓𝖙𝖊𝖓𝖙 𝕿𝖗𝖆𝖓𝖘𝖑𝖆𝖙𝖊 17:08, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Giới thiệu: Trong mật mã học, Mật mã Caesar là một trong những kỹ thuật mã hóa đơn giản và phổ biến nhất. Ta có thể bắt gặp nó khắp nơi, từ các thư từ quân sự bí mật thuở xa xưa, cho đến trò chơi giải đố trẻ em, hay lời nhắn gửi bí mật của các cặp đôi trên mục trò chuyện của các tờ báo.
- Thông tin bài viết: Bài được dịch hoàn toàn từ bài viết chọn lọc tiếng Anh. Tàn Kiếm (thảo luận) 13:46, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đồng ý
Chưa đồng ý
Ý kiến
- Ý kiến Bài nên ứng cử là BVCL để khỏi mất thời gian ở đây. A l p h a m a Talk 19:28, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Cảm ơn gợi ý rất thẳng thắn của anh Alphama, tuy nhiên vì đây là lần đầu làm việc đề cử (không tính đề cử BCB) nên còn rất nhiều bỡ ngỡ, thậm chí viết một bài đề cử cũng phải sửa đi sửa lại thì mới "giống" đề cử được. Hơn nữa, cũng là để xem, học hỏi phong cách duyệt của các thành viên nên tôi muốn đi từ từ. Tất nhiên, thành công thì chắc chắn sẽ tiến tới BVCL. Tàn Kiếm (thảo luận) 20:43, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Xin lỗi nếu nói ngoài lề, nhưng 1. Bạn đang dùng ảnh "không tự do" ở trang cá nhân (ảnh này chỉ mô tả cho bài viết về bộ truyện), 2. Phỏng đoán bạn đang đại học năm hai
hoặc năm bavì tôi năm hai đã học môn này :).--Nacdanh (thảo luận) 21:34, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]- @Nacdanh: Xin lỗi vì chưa hiểu rõ điều luật hình ảnh trên trang thành viên. Chính xác là mình học năm ba, tuy nhiên cho tới kì này vẫn chưa đăng ký học môn nào liên quan tới mảng "An toàn thông tin hết". Nếu thuộc lĩnh vực, rất mong bạn góp ý sửa bài. Tàn Kiếm (thảo luận) 21:47, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Xin lỗi nếu nói ngoài lề, nhưng 1. Bạn đang dùng ảnh "không tự do" ở trang cá nhân (ảnh này chỉ mô tả cho bài viết về bộ truyện), 2. Phỏng đoán bạn đang đại học năm hai
- Tôi sẽ thu xếp thời gian nếu có thể và xem xét với kiến thức ít ỏi của bản thân, sở dĩ tôi nhận ra bạn còn độ tuổi đi học vì sự "nhí nhố" của học sinh châu Á nói chung. Tôi phỏng đoán bạn học tại Việt Nam (phỏng đoán) vì bạn học lý thuyết muộn (năm ba) và dành thời gian để "học triết học - học thuyết cộng sản" những năm đầu như nhiều người học định hướng khác.--Nacdanh (thảo luận) 14:11, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Cảm ơn gợi ý rất thẳng thắn của anh Alphama, tuy nhiên vì đây là lần đầu làm việc đề cử (không tính đề cử BCB) nên còn rất nhiều bỡ ngỡ, thậm chí viết một bài đề cử cũng phải sửa đi sửa lại thì mới "giống" đề cử được. Hơn nữa, cũng là để xem, học hỏi phong cách duyệt của các thành viên nên tôi muốn đi từ từ. Tất nhiên, thành công thì chắc chắn sẽ tiến tới BVCL. Tàn Kiếm (thảo luận) 20:43, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Đề xuất cải thiện nhỏ. Bạn cho ý kiến.
- "Loại mã hóa này có thao tác thay thế không làm biến đổi văn bản thô gốc"--->Câu gốc là "The replacement remains the same throughout the message". Cái không biến đổi ở đây không phải là "văn bản thô gốc", mà là "the replacement"?
- Như này thì sao "...các giải pháp thay thế của từng ký tự là không đổi trong suốt quá trình mã hóa tin nhắn...". Về mặt câu chữ thì nó hơi khác, nhưng về ý nghĩa thì chắc là dễ hiểu hơn, chi tiết hơn. --Tàn Kiếm (thảo luận) 20:28, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- "một tác gia có tên Aulus Gelliustừng đề cập tới một luận thuyết (hiện đã mất) về mật mã của Caesar:"--->"treatise" trong đoạn này cùng nói về cuốn sách của Probus, bạn chọn một từ để dịch thôi (thay vì hai từ là "luận thuyết" và "chuyên luận")?
- "Bộ mã được cấu thành một trình ứng dụng an ninh qua trạng thái mập mờ."--->Đoạn này không nói về "bộ mã" mà nói về cách suy nghĩ của Rajib Karim, càng ít người biết thì tính bảo mật càng cao (nên ông ta mới không sử dụng Mujahedeen Secrets). Tương tự, "an ninh qua trạng thái mập mờ" (Security through obscurity)--->giữ nguyên tiếng Anh, hoặc "đảm bảo bằng bí mật"?
- Thế này thì sao "Suy nghĩ trên khiến họ tạo nên một ứng dụng an ninh được đảm bảo bằng việc giữ bí mật." Tàn Kiếm (thảo luận) 20:28, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- "người giải mã chỉ có trong tay một mình bản mật mã"--->"người giải mã chỉ có trong tay các bản mật mã", đồng thời bỏ link từ "một mình bản mật mã" tới "ciphertext-only scenario" (cái này là một mô hình phá mã, nên tìm kiếm văn bản chính thức nào đó để tham khảo cách dịch)?
- "Biểu đồ phân bố các chữ cái trong một mẫu văn bản tiếng Anh điển hình có hình dạng đặc biệt và dễ đoán. Phép dịch chuyển Caesar "xoay quanh" biểu đồ này và có thể xác định bằng cách xem xét biểu đồ."--->"...Phép dịch chuyển Caesar sẽ xoay biểu đồ này và có thể xác định bằng cách xem xét các tần suất xuất hiện mới" (cơ bản là "xoay" khác "xoay quanh")?
- "Điều này do khi thực hiện hai mã hóa, ví dụ, mã hóa khóa A rồi tiếp tục mã hóa khóa B, sẽ tương đương với một mã hóa khóa (A + B) duy nhất."--->"Điều này là do việc thực hiện hai mã hóa, ví dụ, mã hóa khóa A rồi tiếp tục mã hóa khóa B, tương đương với việc thực hiện một mã hóa khóa (A + B) duy nhất."?
- B nhắn gửi 20:03, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đã sửa cả hai góp ý trên. --Tàn Kiếm (thảo luận) 22:28, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Mời bạn Buiquangtu đọc các ý kiến thảo luận, cho ý kiến trước khi tôi chính thức sửa vào bài. Rất cảm ơn vì đóng góp nhiệt tình trong cả hai bài đề cử. Tàn Kiếm (thảo luận) 20:28, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Mình không phải chuyên gia mật mã học, cũng không giỏi tiếng Việt, nên không thể thảo luận sâu hơn. Vì bạn đã gửi thư mời nên mình cũng không muốn từ chối. Cảm ơn bạn đã cảm ơn.
:)
. B nhắn gửi 20:40, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Mình không phải chuyên gia mật mã học, cũng không giỏi tiếng Việt, nên không thể thảo luận sâu hơn. Vì bạn đã gửi thư mời nên mình cũng không muốn từ chối. Cảm ơn bạn đã cảm ơn.
- "Loại mã hóa này có thao tác thay thế không làm biến đổi văn bản thô gốc"--->Câu gốc là "The replacement remains the same throughout the message". Cái không biến đổi ở đây không phải là "văn bản thô gốc", mà là "the replacement"?
- Ý kiến Tán thành với ý kiến của Alphama, bài nên ứng cử làm BVCL. Bạn nên đổi tên trang và chuyển nó vào không gian biểu quyết bài viết chọn lọc.--李媖子 20:41, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tôi vô tình được biết là bạn cũng dịch một BVCL bên Eng là Antiochos XI Epiphanes nhưng cũng đề cử nó thành BVT bên Vi. Wiki dạo này nhiều người cẩn thận quá. :) 𝕷𝖊𝖌𝖊𝖓𝖉 𝖔𝖋 𝕮𝖔𝖓𝖙𝖊𝖓𝖙 𝕿𝖗𝖆𝖓𝖘𝖑𝖆𝖙𝖊 03:55, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Do là bài dịch nguyên từ FA bên en thì nên ra ứng cử BVCL luôn chứ ứng cử ở đây mất thời gian. Nên giải quyết xong trong vòng 1 tháng (thay vì mất 2 tháng để bài được thành BVCL). Mong bạn Tàn Kiếm đóng BQ này và mở 1 cái BQ mới ở BVCL. SicMundusCreatusEst (thảo luận) 21:42, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Trong các bản tiếng Pháp, tiếng Ba Lan, họ lấy ví dụ tiếng nước họ. Ví dụ trong bài (tiếng Anh) nên sử dụng một ví dụ tiếng Việt thay thế. Tương tự vậy, câu "phép dịch sang trái 3 vị trí, tương đương với phép dịch sang phải 23 vị trí" cần phải nói rõ là áp dụng với bảng chữ cái tiếng Anh, nếu không sẽ là sai (dịch trái 3 vị trí ở bảng chữ cái Việt không tương đương với dịch phải 23 vị trí). Như trên, nên dùng tiếng Việt thay thế, vì đây là wikipedia tiếng Việt.
- "Chuyên luận (đã mất)" nên sửa là "(đã thất lạc)". "Đã mất" đọc qua sẽ tưởng là "người chết". Còn không thì phải thêm bị động "đã bị mất".
- "all single-alphabet substitution ciphers" dịch là "mật mã thay thế" nghe chừng chưa ổn. Đây là mật mã thay thế bảng ký tự đơn (hoặc một bảng chữ cái như bạn dịch bên dưới). Còn nếu tôi sử dụng mật mã số thứ tự ký tự rồi nhân lên với vị trí, sau đó mod một số nguyên tố lớn, cũng là thay thế đó nhưng chưa chắc đã dễ giải đâu.
- "Mật mã Caesar được đặt theo tên của Julius Caesar, người mà theo Suetonius, đã sử dụng dạng mã hóa này..." --> văn phong Tây. Nên tách thành hai câu cho dễ đọc "Mật mã Caesar được đặt theo tên của Julius Caesar. Theo Suetonius, Caesar đã sử dụng dạng mã hóa này.."
- "Dù rằng Caesar được ghi chép là người đầu tiên áp dụng mật mã Caesar..." --> văn phong Tây. Nên sửa "Dù rằng theo các ghi chép (tài liệu), Caesar là người đầu tiên áp dụng mật mã này, nhưng..."
- "Nếu ông ấy có điều gì bí mật muốn nói, ông ấy viết chúng bằng mật mã" --> lặp chủ ngữ, nên bỏ "ông ấy" thứ nhất. Tương tự với câu sau "Bất cứ khi nào ông ấy viết mật mã, ông ấy sẽ thay chữ B..."
- "Arab world" là "thế giới Ả rập" thôi, chứ không phải "thế giới người Ả rập".
- Nhận xét chung là bài này còn cần trau chuốt thêm. Cảm giác các thành viên hiện thời muốn có bài chọn lọc, bài tốt nhanh, nhiều nên sự đầu tư vào bài dịch chưa được chỉn chu. Tuy nhiên đây là dịch tự nguyện, không công chứ không phải dịch kiếm tiền, nên xem ra khó thể đòi hỏi được hơn. Hồi xưa một thời duy ý chí Việt Nam đặt ra khẩu hiệu "nhanh nhiều tốt rẻ". Sau mới nhận thấy "nhanh nhiều tốt" thì không thể "rẻ" được. Ở đây có "nhanh nhiều rẻ" thì hẳn nhiên sẽ thiếu "tốt". Caruri (thảo luận) 21:48, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Caruri: Thực ra trong phiên bản sơ khai của bài viết này, người viết lúc đó cũng áp dụng minh họa bằng bảng chứ cái tiếng Việt (cả về phần minh họa toán với thay đổi mod) nhưng thấy chưa hợp lý nên không copy lại. Vì nếu chấp nhận bảng chữ cái tiếng Việt (tức là có các chữ a, ă, â, d, đ...) thì đồng nghĩa là phải chấp nhận thêm luôn vào các dấu (hỏi, ngã, sắc), dù chúng không thuộc bảng chữ cái vì chẳng có ai viết có a, ă, â,... mà lại không có dấu cả. Đến đây sẽ phức tạp cho mã hóa chứ không chỉ là cộng thêm vài mod. Nên thiết nghĩ nên chấp nhận bảng chữ cái tiếng Anh, tin nhắn tiếng Việt sẽ chuyển về dạng không dấu hoàn toàn để mã hóa. Tất nhiên em sẽ mở ngoặc (tiếng Anh). Anh thấy thế nào? Các ý dưới thì đều đã sửa. Tàn Kiếm (thảo luận) 22:22, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tôi chỉ nhận xét là "nên" thôi, chứ không phải "bắt buộc", vì đây là minh họa chứ không phải một phần của lý thuyết mã hóa Caesar. Chữ cái tiếng Việt trong trường hợp này nếu minh họa sẽ chấp nhận không dấu. Còn nếu thấy rườm rà thì bạn minh họa bằng bảng tiếng Anh cũng được. Caruri (thảo luận) 22:30, ngày 9 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Caruri: Phần sửa bạn thêm liên kết "Phép toán Modulo" là sai rồi. Cái bạn thêm là phép chia hai số nguyên dương lấy phần dư, trong vài ngôn ngữ lập trình là phép "%" đấy, chứ không phải là biểu diễn phép toán số học Mô đun như bài đề cập tới. Mong bạn cho phép tôi sửa lại. Tàn Kiếm (thảo luận) 06:32, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Cái đó tôi sửa interwiki tương ứng từ liên kết ở bài en, chẳng lẽ bài en cũng sai? Mà bản chất ánh xạ tương ứng A đến Z sang 0 đến 25 thì đúng là kết quả của phép lấy phần dư còn gì nhỉ? Caruri (thảo luận) 06:57, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Caruri: Ôi xin lỗi, vội vàng, thiếu sót và không hiểu kỹ. Đúng là giá trị khóa mã thì bằng phép chia lấy phần dư với số bị chia là 26 thật. Rất xin lỗi, tôi sẽ rút kinh nghiệm lần sau tìm hiểu kỹ hơn cái mình dịch. Tàn Kiếm (thảo luận) 07:03, ngày 10 tháng 10 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!