Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Vu Thành Long
Giao diện
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Kết quả: Thành công. Do tháng 12 có 31 ngày, nên hôm nay bq đã đủ ngày Marble gemstone (thảo luận) 12:13, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Kết quả: Thành công. Do tháng 12 có 31 ngày, nên hôm nay bq đã đủ ngày Marble gemstone (thảo luận) 12:13, ngày 1 tháng 1 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Ông là một vị quan nổi tiếng thanh liêm của triều đại nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc. Bài này được bạn NhacNy tự viết qua quá trình tra cứu nhiều tài liệu khác nhau. Bài chất lượng hơn hẳn Wikipedia tiếng Trung. Bài đã trải qua một quá trình đại trùng tu ở đây. Tuy nhiên, nếu có thể cải thiện thêm thì mong được sự góp ý của các bạn để giúp bài cải thiện tới chất lượng tốt nhất. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 06:31, ngày 2 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đồng ý
- Đồng ý Sau cuộc đại trùng tu và bổ sung nguồn thì bài đã đủ tiêu chuẩn. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 06:41, ngày 3 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Tôi đã giúp sức đại trùng tu nên thấy chất lượng bài là chất lượng. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 18:33, ngày 4 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý bài hay, biên tập dễ hiểu, tuy nhiên cũng nên hạn chế tiếng Hán nếu ko cần thiết Hihihi - Hahaha Lê Hoàng Khánh - Kim cương xanh 00:51, ngày 6 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Bài rất tỉ mỉ. Tuy lúc đầu chưa được hoàn thiện lắm, nhưng nhờ được đại tu tỉ mẩn nên giờ đã đạt chất lượng. Lệnh Hoe Sunk (thảo luận) 16:43, ngày 8 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Cảm ơn bạn đã đóng góp một bài viết chất lượng cho dự án. ✠ Tân-Vương 18:02, ngày 8 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Một bài viết được biên tập tỉ mỉ. Hy vọng bạn sẽ tiếp tục đóng góp những bài viết chất lượng khác cho Wikipedia. --TrLP nhắn tin 04:00, ngày 15 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Tôi rất đánh giá cao những bài tự viết chất lượng như thế này, và bài này không phải ngoại lệ. Chúc bạn NhacNy2412 sẽ có đóng góp thêm nhiều BVT/BVCL cho dự án trong tương lai gần. Jimmy Blues ♪ 16:55, ngày 16 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Bài viết rất hay, có chất lượng. Đỗ Kim Trang (thảo luận) 03:36, ngày 20 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Phản đối
Ý kiến
- Ý kiến Về năm nên đổi thành "Năm dương lịch (niên hiệu X thứ) thời nhà Y" thì quen thuộc hơn. Để là "Năm thứ X (dương lịch)" hơi có cảm giác như đọc sử liệu gốc (khó đọc). Vì các mốc trong bài đều là mốc năm nên tôi nghĩ việc để năm dương lịch sẽ không có vấn đề.--Hiếu Vũ 17:50, ngày 3 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Từ chối Tôi tôn trọng cách gọi tên theo niên hiệu của các sử sách, hơn nữa cách gọi "Năm dương lịch (niên hiệu X thứ) thời nhà Y" quá dài dòng. Tôi không thấy cách gọi như vậy có gì khó đọc. Hiện tại việc gọi năm theo niên hiệu đã quá phổ biến trong các bài viết về lịch sử. Không phải cứ có gì "giống sử liệu" là khó đọc, là nên "hiện đại hóa". Khi nhắc đến "Năm abc thứ n", nếu những năm sau vẫn tiếp tục thuộc niên hiệu đó thì chỉ cần "năm thứ m" rồi chú thích năm dương, gọn gàng hơn nhiều. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 18:26, ngày 3 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Đọc lướt qua bài viết, tôi thấy có từ làm cho nảy sinh thắc mắc, đó là cụm "Đầu nhiệm kỳ, (ông chỉ quản lý hai tỉnh của Giang Nam),". Xin cho biết chức vụ Tổng đốc thời phong kiến có nhiệm kỳ bao nhiêu năm? Theo ý kiến cá nhân thì có vẻ như là thời phong kiến không có nhiệm kỳ, xin được hướng dẫn thêm. ✠ Tân-Vương 19:35, ngày 4 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Mỗi thời mỗi nơi có khác nhau, nhưng Minh - Thanh ở TQ và nhà Nguyễn ở VN đều định kỳ đánh giá quan viên, dường như 3 năm/lần thì phải, như thế cũng tương đối giống nhiệm kỳ ngày nay. Dùng từ nhiệm kỳ có chút hiện đại hóa và cũng hơi lệch so với ngữ cảnh, nhưng chẳng có từ nào khả dĩ hơn đâu.--Diepphi (thảo luận) 03:38, ngày 5 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Thời Minh - Thanh đều thực hiện chế độ luân chuyển quan viên theo "nhiệm kỳ", nhưng thực tế thì cái nhiệm kỳ này không chính xác về thời gian. Nếu là quan kinh thành như các chức Đô thống thì nửa năm đến 1 tháng luân chuyển 1 lần, nhằm tránh việc nắm giữ 1 vị trí quá lâu, tạo sức ảnh hưởng lớn. Quan địa phương thì thường dài hơn, 3-5 năm đều có, thường là điều đi người đương nhiệm đi nơi khác thì mới có người thế chỗ, vậy nên có người giữ 1 chức vụ 7-10 năm cũng là có xảy ra. Hơn nữa bạn đọc các bài về quan lại chắc sẽ gặp khái niệm "thay quyền", cái này càng làm "nhiệm kỳ" của mỗi người ở mỗi chức vụ trở nên phức tạp. Có thể một người vốn đang nhậm chức Tổng đốc Tứ Xuyên phải kiêm nhiệm thêm việc của Tuần phủ Trực Lệ, nhưng lại không phải nhậm chức chính thức. Vậy nên về mặt hành chính chính thức thì chức vụ Tuần phủ Trực Lệ này đang bỏ trống, chỉ có người thay mặt xử lý sự việc. Vậy nên khái niệm "nhiệm kỳ" trong thời kỳ này không giống như bản chất của "nhiệm kỳ" mà chỉ để dùng để chỉ khoảng thời gian 1 người nhậm chức một chức vụ thôi. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 17:57, ngày 5 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Cảm ơn hai bạn đã bỏ thời gian giải thích cặn kẽ tại đây, thú thực thì do từ này quá "hiện đại" nên tôi có phần khó hiểu :D. ✠ Tân-Vương 18:02, ngày 8 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Câu đầu tiên của bài: "Vu Thành Long [...] người châu Vĩnh Ninh (huyện Ly Thạch), Sơn Tây sinh vào cuối thời Minh đầu thời Thanh." không đáp ứng được thông tin: người này là ai? tại sao nổi tiếng? Nên viết lại câu đầu để cung cấp thông tin này, khỏi phải đợi đến mấy câu sau mới có. NHD (thảo luận) 19:03, ngày 8 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đã sửa nhưng tôi không chắc câu cú của mình có ổn không, mời anh góp ý thêm. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 20:31, ngày 8 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!