Bước tới nội dung

Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Electron

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Kết quả: BQ thành công Dương Vinh Hoàng (thảo luận) 06:11, ngày 20 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Bài dịch khá đầy đủ từ bài viết chọn lọc tiếng Anh. "Trương Hoàng Khánh Ngọc" Newone (thảo luận) 07:50, ngày 20 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Đồng ý

[sửa | sửa mã nguồn]
  1.  Đồng ý Tôi đã đọc và rất ưng bài này, đã định đem ứng cử chọn lọc nhưng Newone lại đem trước mất rồi. Bài của Earthmoon thì dịch rất chắc tay, đặc biệt là mảng khoa học tự nhiên, thế nên tôi không hề có ý kiến gì.  Jimmy Blues  05:20, ngày 26 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Đồng ý Dịch chuẩn, cẩn thận từng chi tiết một.  A l p h a m a  Talk 16:06, ngày 26 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  3.  Đồng ý Dịch tốt Dương Vinh Hoàng (thảo luận) 04:21, ngày 7 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  4.  Đồng ý Đồng ý — Dr. Voirloup💬 07:52, ngày 10 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  5.  Đồng ý Wow! Mình không thể tưởng tượng được trình độ tiếng anh của bạn dịch ra bài này đến mức nào nữa. Mình mê chất lượng dịch quá, rất tốt, Đồng ý. Dinh Nguyen Gia Huy (thảo luận) 01:27, ngày 14 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]

Phản đối

[sửa | sửa mã nguồn]
  1.  Ý kiến Bài viết chuyên ngành dịch rất tốt và mượt, chỉ còn một số vấn đề:
    1. Câu: "Cả hai thuật ngữ electric và electricity có nguồn gốc từ tiếng Latin (vốn là gốc tên gọi của hợp kim có cùng tên), một cái tên bắt nguồn từ tên gọi hổ phách trong tiếng Hy Lạp" Câu này chưa có nguồn và đọc lên khá tối nghĩa — Dr. Voirloup💬 17:08, ngày 22 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
      : Đã diễn đạt lại và thêm nguồn. Thuyhung2112 (thảo luận) 11:11, ngày 23 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    2. "Hàm sóng electron lan truyền trong một dàn chất bán dẫn và khi bỏ qua tương tác của nó với các electron trong dải hóa trị, thì có thể coi như là hàm của electron đơn lẻ, bằng cách thay thế khối lượng của nó bằng tensor khối lượng hiệu dụng. "tensor" là gì? và câu này không có nguồn kiểm chứng.
      : Đã thêm nguồn. Riêng tensor (tenxơ) có bài riêng: Tensor hay tiếng Việt gọi là Ten-xơ là đối tượng hình học miêu tả quan hệ tuyến tính giữa các đại lượng vectơ, vô hướng, và các tenxơ với nhau. Những ví dụ cơ bản về liên hệ này bao gồm tích vô hướng, tích vectơ, và ánh xạ tuyến tính. Đại lượng vectơ và vô hướng theo định nghĩa cũng là tenxơ. [...]
    3. "Một electron có thể liên kết với hạt nhân của một nguyên tử bởi lực hút Coulomb. Một hệ có một hoặc nhiều electron liên kết với một hạt nhân được gọi là một nguyên tử. Nếu số electron khác với số điện tích của hạt nhân, nguyên tử đó được gọi là một ion. Hành xử dạng sóng của một electron liên kết được miêu tả bằng một hàm sóng gọi là orbital nguyên tử. Mỗi orbital đặc trưng bởi các số lượng tử như mức năng lượng, mômen động lượng và hình chiếu của mômen góc, và chỉ có các orbital rời rạc tồn tại xung quanh hạt nhân. Theo nguyên lý loại trừ Pauli mỗi orbital có thể chiếm giữ bởi tối đa hai electron, và chúng phải có số lượng tử spin khác nhau." Chưa có nguồn kiểm chứng
      ClockC Ý này đang xem xét; khả năng nó có thể được xếp là "kiến thức cơ bản" về electron và nguyên tử, tức là không cần thiết có chú thích. Phiên bản CL 2009 của Wiki tiếng Anh cũng như vậy. Thuyhung2112 (thảo luận) 11:11, ngày 23 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
      Tôi nhớ mang máng ngày còn học vật lý, thường gọi là lực tĩnh điện, còn Cu-lông là tên định luật. Không biết có nên đổi lực hút Coulomb thành lực tĩnh điện không, tại tôi khôgn chắc chắn kiến thức lắm, chỉ là nghe cái "lực hút coulomb" hơi là lạ. P/S: Hồi trên giảng đường, có ông cùng khóa chuyên môn đọc lộn thành "Đình luật Cô-lôm-bô khi phát biểu, rất buồn cười. Đại hùng miêu (thảo luận) 11:21, ngày 23 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    4. "Tuy nhiên, cơ chế ẩn chứa cho hiệu ứng siêu dẫn nhiệt độ cao hơn ở một số vật liệu vẫn còn là câu đố bí ẩn chưa có lý thuyết giải thích thỏa đáng." Cần có nguồn chứng minh rằng chưa chứng minh đươc cơ chế hiệu ứng siêu dẫn nhiệt độ cao hơn ở một số vật liệu.
      : Đã thêm nguồn và diễn đạt lại đôi chút. Thuyhung2112 (thảo luận) 11:11, ngày 23 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    5. Câu "Hạt đầu tiên mang spin và mômen từ, hạt tiếp theo mang vị trí orbital của nó trong hạt còn lại mang điện tích." Mặc dù bản chất là đúng, tuy nhiên cũng cần bổ sung các nguồn tham khảo để chứng minh mệnh đề này là đúng (có thể lấy <ref> từ các bài viết về ba loại giả hạt: spinon, orbitonholon)
      : Đã bổ sung và chuyển nguồn sang cuối đoạn, tức là các nguồn này nhằm kiểm chứng toàn bộ đoạn văn đó. Mình cũng đã xóa một đoạn về các giả hạt này trong "Các tính chất cơ bản" để phù hợp với bản chọn lọc cũ và tránh mâu thuẫn với câu trên. Thuyhung2112 (thảo luận) 11:11, ngày 23 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    6. Hy vọng các vấn đề trên được giải quyết, xin cảm ơn — Dr. Voirloup💬 17:08, ngày 22 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
      Xem phản hồi phía trên --Thuyhung2112 (thảo luận) 11:11, ngày 23 tháng 7 năm 2021 (UTC)[trả lời]
  2.  Ý kiến Sẽ tuyệt vời hơn nếu Bản mẫu:Mô hình chuẩn của vật lý hạt cụ thể là được dịch sang tiếng Việt. Dù sao bài viết dịch rất tốt, tôi đang đọc nốt vài đoạn và có ý kiến sau— Dr. Voirloup💬 02:58, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
    1. ☑Y Tôi đã sửa — Dr. Voirloup💬 03:00, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
      Hình như chưa dịch 100%. Mấy cái quark là có tiếng Việt, như quark duyên. P.T.Đ (thảo luận) 17:49, ngày 9 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
      Hạt quark chưa thấy ai phiên âm thành "hạt quác" hay "hạt quát" bao giờ. – Q 02:42, ngày 17 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
      1. Trong bản mẫu, phần Boson Z và Boson W đang chỉ về Boson W và Z; có nên tách vào bài cụ thể là Boson ZBoson W không nhỉ? "Trương Hoàng Khánh Ngọc" Newone (thảo luận) 08:41, ngày 17 tháng 8 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!