Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Chiến tranh Kim–Tống
Giao diện
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!
Kết quả: Đề cử thành công. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 09:26, ngày 26 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
Kết quả: Đề cử thành công. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 09:26, ngày 26 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Giới thiệu: Chiến tranh Kim–Tống là một loạt các cuộc xung đột giữa triều đại nhà Kim (1115–1234) của người Nữ Chân và triều đại nhà Tống (960–1279) của người Hán. Cuộc chiến này đã dẫn đến nhiều thay đổi về lãnh thổ, nhân chủng học và công nghệ quân sự.
- Thông tin: Bài viết được dịch từ Wikipedia tiếng Anh.
- Ngoài lề: Wikipedia tiếng Việt có nhiều bài viết về Chiến tranh Kim-Tống, nhưng chủ yếu là viết một phần, một giai đoạn của cuộc chiến. Các bài đều thiếu nhiều nguồn và không có được sự khái quát. Vậy nên, tôi quyết định dịch bài này sau khi đọc. Bản tiếng Anh của bài viết là một bài viết lịch sử rất chỉn chu, bố cục hợp lý mạch lạc, bao quát tốt. Vì là lần đầu dịch bài lịch sử nên rất mong được góp ý. --Ai rồi cũng phải đi tù thôi. (thảo luận) 07:20, ngày 26 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý
- Đồng ý Ồ, tôi thấy bài viết của bạn đủ tiêu chuẩn. Cố lên bạn nhé. Ai rồi cũng phải đi tù thôi. (thảo luận) 18:45, ngày 27 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Bài dung lượng khá lớn, cơ bản là đã đạt, một chút vấn đề tồn đọng còn lại có lẽ cũng không lớn lắm, bạn cứ tiếp tục tu bổ. Đ Ô N G - M I N H nói với tôi 12:18, ngày 10 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Dù bản thân chưa dịch bất kỳ bài viết nào về lịch sử Trung Quốc từ Wikipedia tiếng Anh, nhưng sau khi đọc hết bài này, tôi thấy rất thích phong cách trình bày của họ: cô đọng, súc tích, tập trung vào chủ đề chính, đặc biệt là viết rất một cách trung lập, không có mấy đoạn dài dòng mang tính kể lể, POV, như "…Cao Tông hốt hoảng, bất đắc dĩ phải hạ lệnh Nhạc Phi đang chịu tang mẹ ở quê đem quân chống cự" (trích bài Trận Yển Thành của tôi) thường gặp ở các bài lịch sử phương Đông. Hy vọng sẽ được hợp tác cùng bạn trong tương lai gần. --TrLP nhắn tin 03:32, ngày 11 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Bài viết chất lượng, phong cách mới lạ và dễ hiểu, tạo hứng thú cho người đọc.Lcsnes (thảo luận) 16:26, ngày 11 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Bài viết sử có chất lượng cao, đủ chuẩn làm BVCL. Số BCL về sử TQ ít quá nên hi vọng bài này sẽ thành phát súng đầu tiên. Jimmy Blues ♪ 16:53, ngày 16 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Bài viết rất hay, chất lượng cao và đủ tiêu chuẩn nữa Đỗ Kim Trang (thảo luận) 02:09, ngày 20 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Bài chất lượng. Mặt Trời (thảo luận) 13:12, ngày 23 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Bản dịch trau chuốt, tỉ mỉ, chứng tỏ người viết rất có tâm huyết với bài. ~ Nguyenhai314 (thảo luận) 13:40, ngày 23 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Phản đối
- Ý kiến
- Ý kiến Chú thích đang bị lỗi, không thể hiện được chú thích đó dẫn đến sách nào. ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 07:48, ngày 26 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @NhacNy2412: Bạn biết cách sửa lỗi này không? Mình vừa bấm điện thoại mới thấy, mà mình không rành biên tập nguồn lắm nên chỉ đơn giản cop lại bên eng thôi. Nếu được bạn sửa hoặc chỉ giúp mình với. Ai rồi cũng phải đi tù thôi. (thảo luận) 07:59, ngày 26 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đã sửa. Một thành viên đã giúp mình khắc phục, mời bạn NhacNy2412 xem qua. Ai rồi cũng phải đi tù thôi. (thảo luận) 13:41, ngày 26 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Bạn add thêm <code>|ref=harv</code> ở trong bản mẫu {{chú thích sách}} là được --L ||| P ||| T 13:50, ngày 26 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đã sửa. Một thành viên đã giúp mình khắc phục, mời bạn NhacNy2412 xem qua. Ai rồi cũng phải đi tù thôi. (thảo luận) 13:41, ngày 26 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @NhacNy2412: Bạn biết cách sửa lỗi này không? Mình vừa bấm điện thoại mới thấy, mà mình không rành biên tập nguồn lắm nên chỉ đơn giản cop lại bên eng thôi. Nếu được bạn sửa hoặc chỉ giúp mình với. Ai rồi cũng phải đi tù thôi. (thảo luận) 07:59, ngày 26 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Bài viết được dịch từ phiên bản tiếng Anh, chất lượng khá cao. Bài dịch chủ yếu dùng nguồn từ các tác giả phương Tây, xem sơ qua chưa rà soát hết, nhưng thấy có 1 số thông tin cần xác minh cho chuẩn xác hơn, như Kim Mạt Đế tử trận ngay trong ngày lên ngôi (1 sự kiện tráng liệt trong trận cuối cùng của cuộc chiến) chứ không phải chết vài ngày sau như bài nêu. Vì thế, nhờ các thành viên thạo chữ Hán bổ túc thêm một số nguồn sử Trung Quốc như Kim sử để đối chiếu sẽ tốt hơn.Trungda (thảo luận) 09:07, ngày 26 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Trungda Đã sửa và làm rõ ý hơn. Bài này bên en đã được kiểm tra rất kỹ trước khi thành BVCL (bên en có quy trình BVCL gắt gao nhất trong tất cả các ngôn ngữ) cho nên khả năng thông tin bị sai là khá thấp. Đúng như bác nói là Kim Mạt Đế tử trận trong ngày lên ngôi, nhưng ngày lên ngôi của y cách ngày tự sát của Kim Ai Tông là vài ngày. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:20, ngày 27 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Tôi mới đọc lướt qua bài của bạn Tàn Kiếm, thấy bài có nhiều ưu điểm như trình bày sạch đẹp, văn phong dịch tốt. Có đôi chút góp ý ở phần "Thư mục":
- * tên các nhà xuất bản đại học nên dịch ra tiếng Việt (VD: "Cambridge University Press" --> "Đại học báo chí Cambridge").
- Đã sửa. Tôi đã dịch hết "Nhà xuất bản Đại học Cambridge", v.v,...
- * tôi để ý thấy có mấy tên tác giả nghe khá lạ tai, như Guo Rongxing, Li Shi, Yan Ping... phải chăng họ là người gốc Hoa? Nếu đúng như vậy thì nên dịch tên họ ra phiên âm tiếng Việt, nếu có thể.
- Đã sửa. Không có cơ sở khẳng định họ là người Trung Quốc, vả lại cũng không có Hán tự đi kèm nên không Hán Việt hóa tên được. Sách cũng là của các nhà xuất bản phương Tây.
- * một đầu sách tên là Historical Atlas of China của tác giả Tan, Qixiang, hình như là một tác phẩm tiếng Hoa, nên dịch cả tên tác phẩm lẫn tên tác giả ra phiên âm tiếng Việt.
- Đã sửa. Vì trong bản gốc, người ta dịch hẳn nghĩa tên sách ra nên tôi cũng chỉ dịch nghĩa, không dịch Hán Việt tên sách.
- Ngoài ra giống như Trungda đã nhắc, bạn có thể bổ sung nhiều nguồn tham khảo từ các tài liệu sử tiếng Trung hơn. Còn mấy bài viết con về từng giai đoạn của cuộc chiến, tôi đề xuất nên gộp chúng đổi hưởng đến bài này luôn, vì những bài đó có phần lớn nội dung là không nguồn cũng như không được biên tập bách khoa. Jimmy Blues ♪ 11:49, ngày 26 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Cái này đành chờ cao nhân có am hiểu về lịch sử giai đoạn này thôi. Tôi không biết tiếng Trung, khó truy cập được nguồn Hán văn và nếu có truy cập cũng phải dùng công cụ dịch, không thể chính xác với văn bản cổ sử. Về vấn đề gộp thì tôi để biển đề nghị hợp nhất rồi. Dẫu sao tôi thấy chúng vẫn có sự chi tiết đáng kể.
- Cao nhân là bác Trungda ở bên trên rồi còn tìm đâu nữa, hoặc bạn có thể hỏi thêm bác Diepphi, Minh Tâm-T41-BCA. Bài viết của bạn là full rồi, còn những trang kia việc kiểm tra xác tín nội dung qua chú thích thì hiện tại cá nhân tôi không cán đán nổi, nên cũng không muốn tùy tiện. Đ Ô N G - M I N H nói với tôi 13:57, ngày 26 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Mời bạn Mintu Martin vào xem từng khắc phục. Ai rồi cũng phải đi tù thôi. (thảo luận) 13:41, ngày 26 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Cái này đành chờ cao nhân có am hiểu về lịch sử giai đoạn này thôi. Tôi không biết tiếng Trung, khó truy cập được nguồn Hán văn và nếu có truy cập cũng phải dùng công cụ dịch, không thể chính xác với văn bản cổ sử. Về vấn đề gộp thì tôi để biển đề nghị hợp nhất rồi. Dẫu sao tôi thấy chúng vẫn có sự chi tiết đáng kể.
- * tên các nhà xuất bản đại học nên dịch ra tiếng Việt (VD: "Cambridge University Press" --> "Đại học báo chí Cambridge").
- Ý kiến : Tôi đọc thấy khá thú vị vì khác lạ, sử Tàu nhưng dưới nhãn quan Tây phương, cũng như ngôn ngữ dịch mang âm hưởng hiện đại. Do kiến thức hạn chế về mảng này nên không rõ các thuật ngữ có cần các chuyên gia xem lại không, ví dụ "warrior prince" thành "hoàng tử chiến binh" đọc cứ kỳ kỳ mà không biết thay bằng từ gì. Ngoài ra, ý kiến cá nhân cho rằng không nằm trong tiêu chuẩn BVCL nhưng mấy bản đồ có cần Việt hóa không vì bản đồ là để tra cứu mà toàn tiếng Anh nhìn cũng hơi khó tương ứng với tiếng Việt. Lcsnes (thảo luận) 13:43, ngày 30 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Lcsnes: Tôi thì lại thấy không vấn đề gì với ngôn ngữ dịch hiện đại thế này cả. Trừ những chức vụ quá thuần, không để nguyên phương Tây được, chẳng hạn "military governor" = tiết độ sứ, "prince" = vuơng gia, .... Văn phong lạnh lùng kiểu này tôi thấy hợp với bài bách khoa hơn. Cũng có một người bạn góp ý là tôi nên bỏ từ "Đế quốc Tống" thay bằng "nhà Tống" vì nghe không quen, nhưng tôi không thay vì từ Đế quốc này trong bài rất quan trọng, nó thể hiện được vị thế của các nước Tống, Liêu, Kim so với nhau. Mỗi từ bên eng đều có ý nghĩa của nó. Tuy có vẽ nghe hơi lạ so với các bài sử Á Đông dịch từ nguồn zh.wiki hoặc các nguồn tiếng Trung khác, nhưng tôi tin là các bài eng.wiki viết về lịch sử Trung Quốc cũng không thua kém gì, thậm chí giáo khoa hơn. Nhiều bài lịch sử Trung Quốc trên wiki viết rất lòng tà vòng. Về bản đồ, thú thật là tôi không có trình độ Việt hóa, chỉnh sửa ảnh, nếu bạn sẵn lòng giúp được một tấm, hoặc vài tấm thì tốt quá. Tôi cảm ơn rất nhiều. Cậu bé cute. (thảo luận) 13:54, ngày 30 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tôi nhất trí với bạn và đánh giá cao (bản dịch) bài viết này chứ không vấn đề gì hết, chỉ là không đủ kiến thức về đề tài để đánh giá gãy gọn. Tin chắc với sự xuất hiện của các chuyên gia phía trên, bài viết sẽ đạt chất lượng cao nhất. Còn bản đồ thì tôi chịu luôn chỉ là mong muốn tiến tới hoàn hảo thôi chứ không phải tiêu chuẩn, những gì đơn giản thì tôi đã/sẽ sửa trực tiếp vào bài luôn, cũng rất xin lỗi vì đã sửa sai từ "biến pháp" do đọc không kỹ. Lcsnes (thảo luận) 00:35, ngày 1 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Lcsnes: nghe lời bạn mình Việt hóa hết bản đồ rồi nha, tại lần đầu làm nên vất vả nhưng mà chắc là đẹp và chính xác rồi. Tây Cuồng. (thảo luận) 11:42, ngày 11 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Rất đẹp và xịn (có dịp phải nhờ bạn mới được!!!), hòa vào được bài viết. Thực sự là một điểm cộng về minh họa, tuy không nằm trong yêu cầu và ảnh hưởng đến lá phiếu ở trên hoàn toàn là do chất lượng bài viết.Lcsnes (thảo luận) 16:26, ngày 11 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Lcsnes: nghe lời bạn mình Việt hóa hết bản đồ rồi nha, tại lần đầu làm nên vất vả nhưng mà chắc là đẹp và chính xác rồi. Tây Cuồng. (thảo luận) 11:42, ngày 11 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Tôi nhất trí với bạn và đánh giá cao (bản dịch) bài viết này chứ không vấn đề gì hết, chỉ là không đủ kiến thức về đề tài để đánh giá gãy gọn. Tin chắc với sự xuất hiện của các chuyên gia phía trên, bài viết sẽ đạt chất lượng cao nhất. Còn bản đồ thì tôi chịu luôn chỉ là mong muốn tiến tới hoàn hảo thôi chứ không phải tiêu chuẩn, những gì đơn giản thì tôi đã/sẽ sửa trực tiếp vào bài luôn, cũng rất xin lỗi vì đã sửa sai từ "biến pháp" do đọc không kỹ. Lcsnes (thảo luận) 00:35, ngày 1 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- @Lcsnes: Tôi thì lại thấy không vấn đề gì với ngôn ngữ dịch hiện đại thế này cả. Trừ những chức vụ quá thuần, không để nguyên phương Tây được, chẳng hạn "military governor" = tiết độ sứ, "prince" = vuơng gia, .... Văn phong lạnh lùng kiểu này tôi thấy hợp với bài bách khoa hơn. Cũng có một người bạn góp ý là tôi nên bỏ từ "Đế quốc Tống" thay bằng "nhà Tống" vì nghe không quen, nhưng tôi không thay vì từ Đế quốc này trong bài rất quan trọng, nó thể hiện được vị thế của các nước Tống, Liêu, Kim so với nhau. Mỗi từ bên eng đều có ý nghĩa của nó. Tuy có vẽ nghe hơi lạ so với các bài sử Á Đông dịch từ nguồn zh.wiki hoặc các nguồn tiếng Trung khác, nhưng tôi tin là các bài eng.wiki viết về lịch sử Trung Quốc cũng không thua kém gì, thậm chí giáo khoa hơn. Nhiều bài lịch sử Trung Quốc trên wiki viết rất lòng tà vòng. Về bản đồ, thú thật là tôi không có trình độ Việt hóa, chỉnh sửa ảnh, nếu bạn sẵn lòng giúp được một tấm, hoặc vài tấm thì tốt quá. Tôi cảm ơn rất nhiều. Cậu bé cute. (thảo luận) 13:54, ngày 30 tháng 11 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến : Tôi xin góp ý: "Người Hán đồng ý thỏa thuận nhưng việc người Nữ Chân nhanh chóng đánh bại quân Liêu kết hợp với những thất bại quân sự liên tiếp của quân Tống, đã khiến hành động nhượng lãnh thổ của nhà Kim trở nên rất miễn cưỡng." Bạn dịch từ tiếng Anh cả câu dính chùm như thế này ai mà hiểu. Đề xuất dịch là: "Người Hán đồng ý thỏa thuận nhưng việc người Nữ Chân đánh bại quân Liêu một cách nhanh chóng trong khi quân Tống đồng minh thị ngược lại bị quân Liêu đánh bại liên tiếp, đã khiến nhà Kim rất miễn cưỡng nhượng lãnh thổ theo thỏa thuận." Tôi chỉ góp ý như thế. Đ Ô N G - M I N H nói với tôi 02:42, ngày 3 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Câu có vẻ là rạch ròi, rõ ràng hơn, nhưng hơi dài bạn Đông Minh ạ. Cảm ơn bạn vì đã cho phiếu. Tây Cuồng. (thảo luận) 11:42, ngày 11 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến : @Tàn Kiếm: Nguyên văn tiếng Anh: "Zhang Bangchang was persuaded by the Song to step down as emperor of the Great Chu and to recognize the legitimacy of the Song imperial line", bạn dịch thành "...được công nhận là một hoàng thân nhà Tống" (bị động), tôi đã sửa thành "...công nhận dòng dõi nhà Tống" (chủ động, ý là ông công nhận Tống Cao Tông làm vua) trong lúc duyệt bài tuần trước, nhưng bạn đã đổi lại thành "tự nhận mình là dòng dõi Tống thất" sai nghĩa của bản tiếng Anh. Tôi không tiếp cận nguồn, nhưng bài Trương Bang Xương cũng ủng hộ ý này: Trương công nhận Tống Cao Tông làm vua, không nói gì liên quan đến tự cho mình là dòng dõi nhà Tống. NHD (thảo luận) 03:02, ngày 3 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Độ lệch của tiếng Anh và tiếng Trung là không nhỏ, tôi chỉ đọc lướt qua nên chỉ có vài ý kiến nhỏ.
- Hậu duệ của Khổng tử được phong là Diễn Thánh công (衍圣公). Họ được phong tước từ đời Hán nhưng tước danh Diễn Thánh công là do Tống Chân Tông ban cho.
- Đã sửa
- @Diepphi: phần ghi chú thêm là mình tự mày mò, các chức vụ dịch từ tiếng Anh cũng vậy nên có nguy cơ sai sót, nhờ bạn xem tiếp giúp mình với. Tây Cuồng. (thảo luận) 11:42, ngày 11 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đã sửa
- "Sa Đà Hậu Tấn" hơi tối nghĩa, chỉ cần viết "nhà Hậu Tấn" là đủ. Việc nhắc đến nguồn gốc dân tộc Sa Đà của Hậu Tấn Cao Tổ trong bài viết này là không cần thiết.
- Cá nhân lại cảm thấy không sao, bản gốc dẫn link xanh đến chắc cũng có ý làm rõ về nước Hậu Tấn. Tây Cuồng. (thảo luận) 11:42, ngày 11 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Câu "Chắt của Trương Tái là Trương Tuyển, cũng theo Cao Tông di tản về phương nam." chưa có nguồn. Và câu này cũng không cần thiết. Trương Tuyển không phải là 1 nhà văn hóa lớn, và 1 người chắt khác của Trương Tái vẫn ở lại và phục vụ nhà Kim.
- @Diepphi: Có thể nhắc tới Trương Tuyển vì Trương Tái chăng, dù sao vẫn xin giữ lại. Tây Cuồng. (thảo luận) 11:42, ngày 11 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- "Năm 1131, quân Kim thua hai trận tại Hà Thương Nguyên". Đúng ra là "Hòa Thượng Nguyên".
- Đã sửa Bạn tiện thể ngó qua tên địa danh trong mấy cái bản đồ mình mới Vietsub. Tây Cuồng. (thảo luận) 11:42, ngày 11 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Trên "VĨNH HƯNG" là Khúc Đoan chứ ko phải Tông Trạch. "Yển Thành" thay vì Diêm Thành. Còn "Nichuhe" trên chữ Đặng thì tôi bó tay. Giai đoạn này Nhạc Phi chủ yếu đụng độ quân Lưu Tề ở Đặng Châu, nên không chắc có tồn tại cái tên như vậy hay không!? Thêm nữa tôi chẳng hiểu tại sao những ngọn cờ trong ảnh lại nằm lệch hoàn toàn khỏi những mũi tên như vậy, như thế làm sao nắm được hướng tiến quân của các tướng lãnh này? chắc là do tôi không quen với loại ảnh này.--Diepphi (thảo luận) 13:17, ngày 11 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đã sửa Bạn tiện thể ngó qua tên địa danh trong mấy cái bản đồ mình mới Vietsub. Tây Cuồng. (thảo luận) 11:42, ngày 11 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- "Cuối năm 1130, dù tập trung được một lực lượng đông đảo nhưng Trương Tuấn vẫn bị Ngột Truật đánh bại ở gần Tây An." Địa điểm là Vị Nam. Chủ tướng Kim là Hoàn Nhan Tông Phụ, còn Ngột Truật chỉ là bộ tướng.
- Câu này có nguồn, đúng là không truy cập được, nhưng mình vẫn muốn giữ lại. Tây Cuồng. (thảo luận) 11:42, ngày 11 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Cụ thể ở đây: trận Phú Bình. Tôi cứ nghĩ là bạn gõ nhầm tên người (còn "gần Tây An" là vì Tây An nổi tiếng hơn chăng?). Đề nghị bạn xem lại nguồn.--Diepphi (thảo luận) 12:03, ngày 11 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Trương Tuấn, Hàn Thế Trung, Nhạc Phi được nhận chức Xu mật sứ và phó sứ. Đây là chức vị chứ không phải tước vị. Tạm vài ý lặt vặt vậy thôi.--Diepphi (thảo luận) 17:26, ngày 6 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Đã sửa cái này thì dịch từ tiếng Anh nên tiện tay thế nào viết thế ấy, chứ bản thân không để ý chức và tước. Tây Cuồng. (thảo luận) 11:42, ngày 11 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Có lẽ cứ nên đổi thành Nhà Hậu Tấn như ý kiến Diepphi. Thạch Kính Đường tuy có ông cụ theo phò tá thủ lĩnh Sa Đà, nhưng gốc gác vẫn là người Hán, bản thân ông ta chắc cũng không có tý nào gọi là Turk cả. Nếu gọi Hậu Đường là tộc Sa Đà thì đúng hơn.--TrLP nhắn tin 12:47, ngày 11 tháng 12 năm 2020 (UTC)[trả lời]
- Hậu duệ của Khổng tử được phong là Diễn Thánh công (衍圣公). Họ được phong tước từ đời Hán nhưng tước danh Diễn Thánh công là do Tống Chân Tông ban cho.
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!