Wikipedia:Ứng cử viên bài viết chọn lọc/Biểu tình Tây Nguyên 2004
Kết quả: BQ thành công, 6/0 phiếu Dương Vinh Hoàng (thảo luận) 01:01, ngày 11 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Biểu tình Tây Nguyên 2004 (còn được biết đến với tên gọi Bạo loạn Tây Nguyên 2004 hoặc Thảm sát Phục Sinh) là một cuộc biểu tình bạo động của người Thượng xảy ra vào lễ Phục Sinh ngày 10–11 tháng 4 năm 2004 tại Tây Nguyên thuộc Việt Nam, tổng cộng khoảng 10.000–30.000 người Thượng tham gia tại Đắk Lắk, Gia Lai, Đắk Nông.
Đây là sự kiện gây nhiều tranh cãi từ nhiều phía, nhiều ảnh hướng đến đối nội và đối ngoại của Việt Nam trong thập niên 2000. Bài viết từng được ứng cử, xét duyệt BVT trước đó (Wikipedia:Ứng cử viên bài viết tốt/Biểu tình Tây Nguyên 2004). Do năng lực còn hạn chế nên nhiều thiếu sót có thể chưa nhận ra, cách tiếp cận lẫn trở ngại về ngôn ngữ có thể còn vụng về, mong bài viết nhận được nhiều góp ý và được các thành viên chỉ dẫn những sai sót không thể tránh khỏi cũng như gợi dẫn thêm các nguồn dữ liệu khác. Mong chờ sự góp ý quý báu từ các thành viên, xin cảm ơn!
- Hướng dẫn: Hãy viết mã {{OK}} ở mục "Đồng ý" và ghi nhận xét bên cạnh nếu ủng hộ bài viết thành bài viết tốt
Hãy viết mã {{OK?}} ở mục "Phản đối" và ghi nhận xét bên cạnh nếu thấy bài viết vẫn còn vấn đề
Hãy viết mã {{YK}} và ghi nhận xét bên cạnh ở mục "Ý kiến" nếu muốn viết những bình luận/nhận xét khác.--Nacdanh (thảo luận) 15:06, ngày 10 tháng 4 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đồng ý
- Đồng ý Bài viết khá đầu tư và đủ chất lượng để trở thành BVCL, cảm ơn người viết chính đã bỏ công ra viết chủ đề này. A l p h a m a Talk 02:52, ngày 11 tháng 4 năm 2021 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Bài viết rất chất lượng với gần 200 nguồn tham khảo, văn phong chuẩn, thể hiện cách nhìn đa chiều và trung lập đối với một sự kiện chính trị. Bài viết xứng đáng trở thành bài viết chọn lọc. Tuy nhiên, vì đây là biểu quyết BVCL nên tôi cũng xin gửi tới người viết chính một góp ý bên dưới. - TB Mai Nam thảo luận 14:22, ngày 27 tháng 4 năm 2021 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Nguyenhai314 (thảo luận) 15:36, ngày 28 tháng 4 năm 2021 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Bài viết đã đủ tiêu chí để trở thành BVCL. Russian Federal Subjects (thảo luận) 07:00, ngày 4 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Tôi nghĩ bài này về biên tập là chi tiết và hợp lý rồi. Có một số typo bị sai theo hệ thống, ví dụ "trồng cây cà phê, cây điều, cây tiêu" thì bạn ghi là "trồng cây cà phê—cây điều—cây tiêu" không chính xác lắm. Lỗi nhỏ nên tôi thấy không vấn đề, tôi đã sửa lại giúp bạn. Có một thắc mắc về bố cục, là tôi nghĩ nên để mục "Nguyên nhân" trước "Diễn biến" ? DangTungDuong (thảo luận) 08:23, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
- @DangTungDuong: Thực ra, tất cả những bài mà tôi đọc tại nhiều wp ngôn ngữ khác (en.wp, ja.wp, zh.wp,... ) không riêng gì vi.wp, tôi thấy họ ưu tiến bối cảnh và diễn biến đầu tiên. Sau khi tường tận sự kiện, bố cục mới đi sâu vào nguyên nhân. Không riêng bài về sự kiện chính trị, mà một bài đơn giản như sự cố tai nạn hoặc thảm họa (tự nhiên, nhân tạo) cũng vậy. Còn về vấn đề ngữ pháp, nếu thấy sai thì bạn cứu tự nhiên sửa đổi, một phần giúp tôi vậy. Cảm ơn đã quan tâm và góp ý.--Nacdanh (thảo luận) 09:02, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
- Bạn tham khảo en:World War II, en:Soviet invasion of Manchuria, en:Battle of Waterloo, en:Yên Bái mutiny. Tôi đọc lịch sử vẫn thường thấy nguyên nhân (background) trước diễn tiến. DangTungDuong (thảo luận) 09:07, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
- @DangTungDuong:, thực ra , về dấu gạch đó thì tôi ý muốn nối chúng lại với vai trò tương đương nhau thôi, nhưng không rõ dạng ngữ pháp chuẩn ra sao. Ngoài ra, tôi khi tìm hiểu tài liệu thì cũng biết thêm là "giai đoạn hòa bình" có Chuyên án F101 rất nổi bật và định đưa vào bên cạnh dòng "Xem thêm: Xây dựng các vùng kinh tế mới", nhưng sức người có hạn nên thôi và để dòng màu đỏ thì không hay lắm. Còn vấn đề bố cục thì thật ra cũng khó nói, với một số dạng bài lớn thì nguyên nhân sẽ được tách hắn thành bài riêng (en:World War II), hoặc khéo léo lồng ghép vào bối cảnh (zh:2014年越南排華暴動). Căn bản là vậy. Riêng bài này, tôi đã đưa ra các mốc tương tự trong "bối cảnh" về các khẩu hiệu và nhận định một số báo tường thuật mô phỏng mục địch, tương tự "diễn biến" có các mục khẩu hiệu và nhận định từ một vài người trong cuộc "diễn biến đó" nên người đọc sẽ hiểukhas đầy đủ, cũng như họ sẽ tự tổng hợp được. Mục "nguyên nhân" chỉ như một thao tác tổng hợp lại máy lọc của người đọc hoặc tra thêm ít dầu mỡ để tiếp tục quay bánh dọc tiếp thôi. :D. Hy vọng bạn chấp nhận nó vậy.--Nacdanh (thảo luận) 09:23, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
- Bạn tham khảo en:World War II, en:Soviet invasion of Manchuria, en:Battle of Waterloo, en:Yên Bái mutiny. Tôi đọc lịch sử vẫn thường thấy nguyên nhân (background) trước diễn tiến. DangTungDuong (thảo luận) 09:07, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
- @DangTungDuong: Thực ra, tất cả những bài mà tôi đọc tại nhiều wp ngôn ngữ khác (en.wp, ja.wp, zh.wp,... ) không riêng gì vi.wp, tôi thấy họ ưu tiến bối cảnh và diễn biến đầu tiên. Sau khi tường tận sự kiện, bố cục mới đi sâu vào nguyên nhân. Không riêng bài về sự kiện chính trị, mà một bài đơn giản như sự cố tai nạn hoặc thảm họa (tự nhiên, nhân tạo) cũng vậy. Còn về vấn đề ngữ pháp, nếu thấy sai thì bạn cứu tự nhiên sửa đổi, một phần giúp tôi vậy. Cảm ơn đã quan tâm và góp ý.--Nacdanh (thảo luận) 09:02, ngày 7 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
- Đồng ý Cảm ơn bạn đã vẽ nên hiện thực rằng các sự kiện cận/hiện đại trong dòng lịch sử Việt Nam cũng có rất nhiều tình tiết, diễn biến, góc nhìn nhận cần được làm rõ với lăng kính trung lập, đa chiều của dự án. Những bài tự viết như bài này góp phần tăng chất lượng dự án tiếng Việt lên rất nhiều, theo thiển ý của cá nhân tôi. Hy vọng sớm thấy bài hỗ trợ và khắc họa, phủi lấp nhiều sự kiện chính trị hiện đại khác để giúp mọi người có nguồn tư liệu rất tốt để tham khảo, dung nạp kiến thức. Đối với cá nhân tôi, bài viết đã giúp mở mang rất nhiều về kiến thức và hiểu rõ về xung đột này. ✠ Tân-Vương 05:42, ngày 9 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Phản đối
Ý kiến
- Ý kiến Cá nhân tôi có ý kiến nhỏ là số năm trong tên bài nên cho vào ngoặc đơn.--Hiếu Vũ 14:56, ngày 20 tháng 4 năm 2021 (UTC)[trả lời]
- Trước hết, cảm ơn bạn đã quan tâm và góp ý cho bài viết. Việc có ngoặc đơn hay khong cũng chỉ là tiểu tiết, chúng ta không nên quá quan trọng vấn đề, nhưng có lẽ vấn đề này xuất hiện từ ứng cử BVT lần trước. Tiện thể, tôi xin có một số quan điểm như sau. Tên gọi sự kiện thông thường nếu quá đặc biệt hoặc dấu ấn riêng với dấu mốc nào đó thì thông thường họ sẽ gọi theo tên như thế (tên đặc trưng, kiểu nhắc đến là biết sự kiện đó diễn ra vào năm nào, độc nhất, không cần phân biệt với sự kiện tương tự). Còn các sự kiện không phải quá đặc trưng, độc nhất thì thông thường họ sẽ gọi theo năm luôn bên cạnh, một cách phổ biến (bạn có thể dạo bước những bài như vậy tại en.wiki, ja.wiki, zh.wiki, de.wiki,... nếu có hứng thú). Đối chiếu với trường hợp này, nếu chỉ xét báo chí quốc nội của quốc gia này (nơi sự kiện diễn ra) thì báo chí/nghiên cứu luôn kèm theo số năm; đáng chú ý để phân biệt với năm 2001 và năm 2008 (dù rằng thông tin năm 2008 quá mù mờ và tôi không rõ có sự kiểm duyệt hay không). Ngoài ra, báo chí quốc tế (bên ngoài quốc gia này), họ cũng phân mốc rất rõ năm 2001 và năm 2004. Xét thấy đây là sự kiện lặp lại và không quá đặc trưng độc nhất, cũng như nội dung bài viết xoay quanh trọng tâm năm 2004 cùng những tác động lâu dài từ sự kiện 2004. Vì vậy 2004 là hợp lý. Còn nếu đặt lại tên bài là "Biểu tình Tây Nguyên (2004)" thì không hay lắm nếu nhìn theo góc thẩm mỹ, cũng như đối chiếu cách đặt tên bài về chủ đề biểu tình tại các dự án wp ngôn ngữ khác. Chúng ta nên áp quy chuẩn chung của dự án (trụ sở đặt tại Hoa Kỳ) cũng như thông lệ chung. Dù sao, cảm ơn những góp ý của bạn.--Nacdanh (thảo luận) 09:13, ngày 22 tháng 4 năm 2021 (UTC)[trả lời]
- Ý kiến Bài viết có đầu tư nhưng cần chỉnh sửa thêm về mặt câu từ. Đặc biệt là ngắt câu và đặt dấu chấm, phẩy, chấm phẩy chưa thật hợp lí. Ví dụ như:
- Đoạn: "Chính phủ Việt Nam chịu nhiều sức ép từ quốc tế trong ... đặc biệt về tôn giáo." sử dụng dấu phẩy chưa hợp lí (so với dấu chấm phẩy) khi ngăn cách các mệnh đề có mối liên hệ mang hàm ý giải thích và liệt kê.
- Đồng ý
- Đoạn "Người Thượng theo tín ngưỡng thuyết vật linh nhưng sau đó bước đầu tiếp nhận đạo Tin Lành từ các nhà truyền giáo người Pháp vào thập niên 1850, điều này khiến người Thượng khác biệt về tôn giáo so với người Việt Hội Truyền giáo Phúc âm Liên hiệp chính thức truyền giáo đạo Tin Lành tại Việt Nam vào năm 1911 ở khu vực Tây Nguyên." không có dấu chấm ngăn cách các câu độc lập.
- Đã kiểm tra => "so với người Việt. Hội Truyền giáo"
- Đoạn "Quốc trưởng Bảo Đại ban hành Dụ số 6—Hoàng triều Cương thổ—quy định vùng Cao nguyên Trung phần thuộc quyền quản lý của nhà Nguyễn vào ngày 15 tháng 4 năm 1950, tuy nhiên vùng đất vẫn do Đế quốc thực dân Pháp quản lý và kiểm soát giới hạn giao thương Kinh–Thượng." sử dụng dấu phẩy là chưa hợp lí vì dùng giữa hai mệnh đề được liên kết với nhau bởi một trạng từ nối (là nhiệm vụ của dấu chấm phẩy).
- Đã chấp thuận
- Đoạn "Buổi tối ngày 1 tháng 2, hàng trăm người Thượng trang bị cọc–dao găm–thuổng diễu hành qua quảng trường Đại đoàn kết tại thành phố Pleiku, trụ sở Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai bị bao vây trong đêm, trụ sở tòa nhà Đảng Cộng sản Việt Nam tại tỉnh Gia Lai bị lục soát và bị phá cửa sổ vào khoảng 9 giờ sáng ngày hôm sau, trụ sở Cảnh sát tỉnh Gia Lai thuộc quyền kiểm soát của người Thượng lúc 11 giờ." cách đặt dấu câu lộn xộn làm cho câu văn chưa được trôi chảy.
- Đã giải quyết => "bao vây trong đêm. Trụ sở tòa nhà"
- và một số đoạn văn khác. - TB Mai Nam thảo luận 15:03, ngày 27 tháng 4 năm 2021 (UTC)[trả lời]
- Không phân biệt được về mặt kỹ thuật. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết, được bạn quan tâm chỉ dẫn thậtu sự đáng quý. Do cá nhân tôi với vốn ngữ pháp còn hạn chế, quả thực khó tránh khỏi khiếm khuyết. Hy vong được bạn và các thành viên trong cộng đồng giúp đỡ. Một lần nữa, cảm ơn bạn vì những góp ý quý báu.--Nacdanh (thảo luận) 03:49, ngày 4 tháng 5 năm 2021 (UTC)[trả lời]
- Tôi sẽ trả lời dần vào cuối tuần, hiện tại chưa có thời gian xem xét thấu đáo.--Nacdanh (thảo luận) 15:38, ngày 28 tháng 4 năm 2021 (UTC)[trả lời]
Đây là một cuộc biểu quyết đã kết thúc, xin đừng sửa chữa nó! Mọi ý kiến xin ghi bên ngoài khung!