Bước tới nội dung

Wikipedia:Ăn miếng trả miếng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Ăn miếng trả miếng là cụm từ mô tả hành động trả đũa của một thành viên đối với một thành viên khác... bằng hành động tương tự của đối phương khiến họ đã phải chịu đựng tổn thất nào đó về thể chất, tinh thần, bao gồm uy tín, danh dự... Hành động trả đũa bằng lời nói, thái độ, hành động cụ thể nào đó một cách tương ứng mà người khác đã gây ra cho họ.

Bài viết này giải thích một trong các trường hợp mà các thành viên Wikipedia sẽ xung đột nhau và chỉ ra đường hướng cho các bảo quản viên thực thi điều hòa xung đột, giải tỏa tranh chấp. Góp phần vào công việc hòa giải, duy trì một môi trường hoạt động giữa các thành viên một cách hòa bình, ổn định, thân thiện.

Thuật ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong tiếng Anh, thuật ngữ tương ứng là Tit for tat, việc sử dụng ở phương Tây bao gồm cả hai trường hợp tích cực lẫn tiêu cực. Về mặt tích cực, một bên hợp tác thì bên còn lại cũng sẽ đáp lại bằng hợp tác.[1] Về mặt tiêu cực,[2] nếu một bên cạnh tranh trong một cuộc tranh chấp thì bên kia cũng sẽ đáp lại tương ứng bằng hành động cạnh tranh.[1][3] Hành động này cũng được nhìn nhận là một chiến lược[4] trong các lý thuyết trò chơi.[5][6]

Ở phương Đông, cụm từ hầu như mang hàm nghĩa tiêu cực. Chúng được sử dụng để chỉ các hành động trả đũa nhằm vào nhau của các đối tượng tranh chấp, xung đột.

Nguyên nhân và đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên nhân khởi nguồn xuất phát từ lời nói hay hành động mà một người gây ra cho người khác khiến họ thiệt hại hay tổn thương tinh thần, từ đó dẫn đến hình thành chủ ý và động cơ trả đũa.[7] Việc đánh giá lỗi khởi nguồn không phải là giản đơn nếu quản trị viên không nắm rõ các sự kiện đã xảy ra đối với các đối tượng có liên quan.

Đối đầu, căng thẳng và tấn công là đặc điểm đầu tiên, Ăn miếng trả miếng là tình huống đối đầu giữa 2 bên tranh chấp, xung đột. Hoạt động đối đầu cụ thể sẽ là lời nói, hành động tiêu cực nhằm vào nhau, nhằm gây ra thiệt hại, tổn thất nào đó, về thể chất, tinh thần, vật chất, danh tiếng...

Ăn miếng trả miếng diễn ra trong vòng lẩn quẩn của "nhận - trả" của việc tấn công đối phương và bị đối phương tấn công trả đũa.[8] Cứ thế gần như không có điểm dừng nếu không có ai đứng ra giải tỏa xung đột này.[9]

Ăn miếng trả miếng không phải lúc nào cũng hứng chịu những gì người khác gây ra thì sẽ đáp trả tương tự, mà sẽ diễn ra ngày càng tăng mức độ, một hành động trả đũa sau sẽ nghiêm trọng hơn hành động tấn công trước. Nếu không thể tấn công trả đũa mãnh liệt thì cũng sẽ là một cuộc tấn công trả đũa tương ứng.

Hành động trả đũa

[sửa | sửa mã nguồn]

Các lý do trả đũa sẽ xoay quanh các sai phạm và người trả đũa có thể vờ không có liên hệ nào với xung đột trước đó để tránh các liên kết sự kiện và khiến cộng đồng tập trung nhiều vào sự việc trong hiện tại đang nói đến.

Các hoạt động của từng thành viên theo thời gian luôn ẩn chứa các lỗi sai phạm nào đó từ lớn đến vụn vặt, chúng có thể được thu thập theo từng lỗi hoặc tập hợp lại. Sau đó được phóng đại tính nghiêm trọng, được xem xét theo quy định và tiền án để đệ trình cho bảo quản viên xử lý. Kiểu trả đũa hợp lý sẽ gây ra áp lực lên bảo quản viên.

Thủ thuật trước hết phải tinh tường quy định, hiểu các tiền án đã có, xem xét các hành vi tương tự của đối phương mà một thành viên muốn trả đũa, rồi phác họa hợp lý tính nghiêm trọng của lỗi và đề xuất trừng phạt hợp lý.

Lỗi được tìm kiếm thông qua phần Đóng góp, các lần cấm trong quá khứ, các trang thảo luận cũng được soi để tìm các thảo luận vi phạm hoặc có vẻ vi phạm văn minh. Gắn kết chúng trong việc phương hại đến Wikipedia như thế nào đó, và yêu cầu lệnh cấm thành viên. Các lý lẽ được đưa ra luôn lấy lợi ích Wikipedia làm gốc, thượng tôn quy định, các sự kiện tiền lệ, áp lực công bằng và đòi bảo quản viên hành xử về lý thay vì về tình cảm.

Hậu quả

[sửa | sửa mã nguồn]

Các chuỗi tấn công qua lại theo kiểu Ăn miếng trả miếng sẽ không có điểm dừng nếu không được xử lý.[10] Rất khó đánh giá lỗi ban đầu là của ai và cũng nên tránh việc xét nét, soi lỗi lẫn nhau. Nhìn chung, Ăn miếng trả miếng ảnh hưởng đến hoạt động cộng đồng khi mất nhiều thời giờ và sự chú ý của rất nhiều người, gây áp lực cho bảo quản viên và rạn nứt tình cảm giữa các thành viên.[11]

Bảo quản viên cùng với mớ quy định của Wikipedia bị sử dụng như một công cụ đánh nhau giữa hai bên. Phá vỡ cách đối đãi chỉ tập trung vào lý thay vì vừa tình vừa lý vốn bất thành văn của Wikipedia.

Các lệnh cấm làm đứt quãng hoạt động thành viên tích cực và ngưng trệ sự cải thiện các bài viết theo chiều hướng tốt lẽ ra có thể có. Một hậu quả điển hình là thành viên Đại Việt quốc, lệnh cấm áp lên thành viên này phần nào dẫn đến mất mát sản lượng bài viết BCB cho dự án Wikipedia, và làm ngưng trệ sự cải thiện công việc nhiều phạm vi.

Giải pháp cho bảo quản viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Bảo quản viên phải thông suốt chuỗi xung đột dài giữa các đối tượng, hiểu gốc rễ bùng phát đầu tiên cũng như chuỗi dài trả đũa qua lại. Cộng đồng cần thường xuyên vận hành ủy ban hòa giải. Điều này là cần thiết. Cần làm quen với đời sống cộng đồng có cơ chế phân xử.

Yêu cầu chấm dứt hành động nhắm vào nhau[12] như điều kiện tiên quyết. Điều tốt đáp lễ điều tốt, nhượng bộ qua lại giữa các bên với 1 bảo quản viên làm trọng tài và sự cổ vũ hòa giải giữa các thành viên cộng đồng.[13] Các thành viên có thể thông qua "giải pháp nửa vời" có thể chấp nhận được: Sự e thẹn của vòm lá của Alphama, Nước sông không phạm nước giếng của Nguyentrongphu; hay có thể thông qua "giải pháp chia đôi": Có qua - có lại của TUIBAJAVE, hay còn có thể gọi là Bánh ít cho đi bánh quy cho lại.

Yêu cầu các thành viên khác tránh việc tham gia vào cuộc tranh chấp để tránh có thể khoét sâu xung đột. Tránh đề cập những chuyện thù hằn không liên quan chuyện đang bàn tới, để khỏi sa vào tranh cãi diện rộng cũng như cuốn thêm các thành viên khác vào tranh cãi lẫn nhau với 2 đương sự chính.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Tom Siegfried (2006), A Beautiful Math: John Nash, Game Theory, and the Modern Quest for a Code of Nature, National Academies Press, tr. 89
  2. ^ Định nghĩa tit for tat, dictionary.cambridge.org
  3. ^ Napoleon Hill, Đường đến thành công, First News, tr. 129
  4. ^ Peter A. French (1992), Responsibility Matters, University Press of Kansas, tr. 25
  5. ^ Thomas Wedell-Wedellsborg, KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Nhận thức lại vấn đề để tạo giải pháp đột phá, WeTransform, tr. 311
  6. ^ Trò chơi ‘ăn miếng trả miếng’: Mạo hiểm bạn sẽ mất tiền nếu bị lật kèo, hoặc cả hai đều mất cơ hội nhân đôi số tiền, bạn chọn cái nào?, firstnews.com.vn, ngày truy cập 1 tháng 3 năm 2024.
  7. ^ Tham khảo: Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (1993), Từ điển thành ngữ Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa, tr. 25
  8. ^ Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên/Lưu 2021 3, đề mục Cấm chỉ Nguyenhai314, Nguyentrongphu ý kiến: "...Đây không phải là phương án tốt để giải quyết mấu chốt vấn đề. Thậm chí, nó còn có thể làm mọi chuyện tệ hơn..."
  9. ^ Thảo luận Thành viên:Abiosk, đề mục Thông báo cấm, Nguyentrongphu ý kiến: "...Cứ đưa ra TNBQV và sẽ có người giải quyết..."
  10. ^ Chu Mạt, người dịch Phạm Khánh Linh, Diên Hy Công Lược, StreetLib, trích: ...trả thù đối phương cho bằng được...
  11. ^ Thảo luận Thành viên:Baoothersks/Lưu 01, đề mục Trả lời tranh luận, Nguyenmy2302 ý kiến: "...đừng lôi ý niệm "anh bắt bẻ tôi thì tôi cũng được bắt bẻ anh" ra đây, nếu có thiếu sót, khi được nhắc, chỉ cần bạn sửa lại là được; không chỉ vậy, bạn còn cho phiếu theo kiểu ăn miếng trả miếng, báo hại bao người vào thảo luận, mọi chuyện rối hết cả lên, mình thấy bạn mới đang là người gây ra sự bất bình cho các thành viên khác..."
  12. ^ Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên/Lưu 2021 12, đề mục Biheo2812 xóa trang cá nhân vô lí, Nguyentrongphu ý kiến: "...Ăn miếng trả miếng không phải là cách giải quyết vấn đề tốt. Có gì báo lên TNBQV là được rồi. Đừng nên ăn miếng trả miếng. 2 cái sai cộng lại không thành đúng..."
  13. ^ Wikipedia:Tin nhắn cho bảo quản viên/Liebesapfel, đề mục Yêu cầu mở khóa tài khoản Thành viên:Liebesapfel: Đề nghị mở khóa, [ý kiến của thành viên Bánh Ướt]