Bước tới nội dung

Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Ukraina

50°26′41,59″B 30°30′45,07″Đ / 50,43333°B 30,5°Đ / 50.43333; 30.50000
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Ukraina
Національна академія наук України
NANU/NASU
Thành lập27 tháng 11 năm 1918 (1918-11-27) (Ngày chính thức)[1]
14 tháng 11 năm 1918 (1918-11-14) (Ngày Hetman Ukraina ký luật)[1]
11 tháng 2 năm 1919 (1919-02-11) (Theo Lịch sử Soviet)[2][3]
Trụ sở chính54 đường Volodymyr, Kiev
Vùng phục vụ
 Ukraina
Ngôn ngữ chính
Tiếng Ukraina, Anh
Chủ tịch
Anatolii Zahorodnii[4]
Trang webNANU/NASU website

Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Ukraina (tiếng Ukraina: Національна академія наук України, Natsional’na akademiya nauk Ukrayiny, viết tắt NANU, tiếng Anh: National Academy of Sciences of Ukraine, viết tắt NASU) là cơ quan nghiên cứu cao nhất trực thuộc chính phủ ở Ukraina và là một trong 6 viện hàn lâm của quốc gia Ukraina. Trụ sở Ban chủ tịch Viện ở số nhà 57 đường Volodymyr, Kiev, Ukraina.

Tổ chức

[sửa | sửa mã nguồn]

Cũng giống như nhiều viện hàn lâm khác, Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Ukraina có hai loại viện sĩ: viện sĩ hoạt động và viện sĩ thông tấn. Ngoài ra, cũng có một số viện sĩ nước ngoài. Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Ukraina điều hành nhiều viện nghiên cứu khoa học cơ bản và khoa học nhân văn. Viện có cương vị một cơ quan quốc gia, nhưng độc lập trong các quyết định liên quan tới những hoạt động của Viện.

Tên viện

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong quá trình lịch sử, Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Ukraina đã có 5 tên khác nhau:

Tên Viện
Viện hàn lâm Khoa học Uraine 1918—1921
Viện hàn lâm Khoa học Toàn Uraine 1921—1936
Viện hàn lâm Khoa học của Cộng hòa Xã hội Xô viết Ukraina 1936—1991
Viện hàn lâm Khoa học Ukraina 1991—1993
Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Ukraina từ 1994 -

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Viện được thành lập do sáng kiến của "Hiệp hội Khoa học Ukraina" từ tháng 4 năm 1917. Theo đề nghị của Mykola Vasylenko, đã lập ra một Ban chuyên môn làm việc từ ngày 9 tháng 7 tới 17.9.1918 soạn thảo tài liệu pháp lý để thiết lập Viện. Tài liệu pháp lý này được Hetman[5] Pavlo Skoropadsky chuẩn y ngày 14.11.1918 và Viện được chính thức thành lập ngày 17.11.1918 dưới tên "Viện hàn lâm Khoa học Ukraina". Những viện sĩ sáng lập là D. Bahali, A. Krymsky, M. Petrov, Semen Smal-Stotsky, V. Vernadsky, M. Kashchenko, C. Tymoshenko, P. Tutkovsky, Mikhail Tugan-Baranovsky, F. Taranovsky, V. Kosynsky, và O. Levytsky. Chủ tịch đầu tiên của Viện là nhà địa chất học Vladymyr Vernadsky.

Ban đầu, Viện có 3 ban ngành nghiên cứu:

  • Lịch sử và Ngữ văn học
  • Vật lý học và Toán học
  • Xã hội học

và 15 ủy ban cùng Thư viện quốc gia.

Năm 1924-1925, Viện tổ chức bầu các viện sĩ nước ngoài lần đầu, tuy nhiên đã không có ai được bầu. Năm 1929, hai viện sĩ Serhiy Yefremov, Mykhailo Slabchenko và 24 viện sĩ thông tấn (trong đó có Osip Hermaize, Hryhoriy Holoskevych, Andriy Nikovsky) đã bị bắt, bị buộc tội là tham gia một tổ chức lúc đó chưa hình thành (sau này mới lập ra) Liên minh vì Tự do Ukraina. Không ai trong số các viện sĩ bị bắt này được phóng thích.

Các chủ tịch Viện

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện trạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày nay Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Ukraina có 512 viện sĩ chính thức và viện sĩ thông tấn, cùng 130 viện sĩ nước ngoài. Năm 2006, Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Ukraina có 3 ban ngành và 14 phân ban, trong số đó có 6 Trung tâm khoa học khu vực, 173 viện nghiên cứu với 43.613 nhân viên, trong đó có 16.813 nhà nghiên cứu; trong số này 2.493 người có bằng tiến sĩ khoa học, 7.996 người có bằng Kandidat Nauk (tương đương thạc sĩ khoa học). Các ban ngành và phân ban hiện nay:

Các trung tâm khu vực

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trung tâm khoa học Donetsk - 9 viện nghiên cứu
  • Trung tâm khoa học miền Tây (Lviv) - 18 viện nghiên cứu
  • Trung tâm khoa học miền Nam (Odessa) - 7 viện nghiên cứu
  • Trung tâm khoa học Đông Bắc (Kharkiv) do Volodymyr Semynozhenko lãnh đạo từ 25.11.1992 - 17 viện nghiên cứu
  • Trung tâm khoa học Dnieper (Dnipro) - 7 viện nghiên cứu
  • Trung tâm khoa học Crimea (Simferopol) - 8 viện nghiên cứu

Phần lớn các cơ sở của Viện nằm ở thành phố Kiev (212), sau đó là Kharkiv (39) và Lviv (27). Mỗi tỉnh có ít nhất một cơ sở của Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Ukraina, ngoại trừ Volyn, Rivne, Ternopil, Khmelnytskyi, Vinnytsia, và Kropyvnytskyi.

Các thư viện

[sửa | sửa mã nguồn]

Viện có 12 thư viện quốc gia trực thuộc, trong đó có:

Nhà xuất bản

[sửa | sửa mã nguồn]

Viện có 2 nhà xuất bản:

  • «Наукова думка» ("Scientific Thought" hoặc "Naukova dumka") và
  • «Академперіодика» ("Academic Periodical" hoặc "Akademperiodyka")

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ năm 2004 Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Ukraina lập ra Huy chương vàng Vernadsky, trao tặng những viện sĩ xuất sắc:

  • 2004 Borys Paton
  • 2005 P. Kostiuk
  • 2006 V. Skopenko
  • 2007 Y. Mytropolsky


Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]