Bước tới nội dung

Viện Hàn lâm Anh Quốc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Viện Hàn lâm Anh Quốc
Thành lập1902; 123 năm trước (1902)
LoạiViện hàn lâm quốc gia
Vị thế pháp lýQuỹ thiện nguyện
Trụ sở chínhLuân Đôn, Anh Quốc
Thành viên
1.000
Chủ tịch
Sir David Cannadine
Trang webthebritishacademy.ac.uk Sửa dữ liệu tại Wikidata

Viện Hàn lâm Anh Quốc (tiếng Anhː The British Academy) là viện hàn lâm quốc gia về khoa học xã hộinhân văn của nước Anh. Viện được thành lập năm 1902[1][2] và nhận được Hiến chương Hoàng gia cùng năm. Ngày nay viện là nơi tập hơn hơn 1.000 học giả hàng đầu thuộc tất cả các lĩnh vực trong ngành khoa học xã hội và nhân văn và là cơ quan tài trợ cho các dự án nghiên cứu trên khắp Vương quốc Anh. Viện Hàn lâm này là một tổ chức thiện nguyện tự quản và được đăng ký độc lập, có trụ sở tại số 10–11 Carlton House Terrace ở Luân Đôn.

Viện Hàn lâm Anh Quốc được Bộ Kinh doanh, Đổi mới và Kỹ năng (BIS) tài trợ hàng năm. Trong tài khóa 2014-2015, tổng nguồn thu của Viện Hàn lâm Anh Quốc là 33.100.000 bảng Anh, trong đó 27.000.000 bảng Anh từ BIS. 32,9 triệu bảng đã được giải ngân trong năm cho các khoản tài trợ nghiên cứu, giải thưởng và các hoạt động từ thiện.[3]

Mục đích

[sửa | sửa mã nguồn]
Trụ sở Viện Hàn lâm Anh Quốc ở Carlton House Terrace

Viện tuyên bố rằng nó có năm mục đích cơ bản:

  • Cất lên tiếng nói cho khoa học xã hội và nhân văn
  • Đầu tư vào các nhà nghiên cứu và các nghiên cứu xuất sắc nhất
  • Cung cấp thông tin và làm phong phú thêm cuộc tranh luận xung quanh những câu hỏi lớn nhất của xã hội
  • Đảm bảo sự chia sẻ và hợp tác quốc tế bền vững
  • Khai thác tối đa tài sản của Viện để bảo đảm tương lai của Viện.[4]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]
Con dấu hoàng gia của Viện Hàn lâm Anh Quốc có hình nàng thơ Hy Lạp Clio. Nàng được vẽ lại bởi nhà thiết kế kiêm họa sĩ minh họa Debbie Cook vào năm 2008.

Việc thành lập một "Viện Hàn lâm Anh Quốc nhằm thúc đẩy Nghiên cứu Lịch sử, Triết học và Ngữ văn" lần đầu tiên được đề xuất vào năm 1899 để Anh có thể góp mặt tại các cuộc họp của các viện hàn lâm châu Âu và Mỹ. Tổ chức này được gọi đơn giản là "Viện Hàn lâm Anh Quốc" và được thành lập như một hiệp hội chưa hợp nhất vào ngày 17 tháng 12 năm 1901, và nhận được Hiến chương Hoàng gia từ Vua Edward VII vào ngày 8 tháng 8 năm 1902.[5]

Kể từ đó, nhiều học giả xuất sắc nhất của Anh về khoa học xã hội và nhân văn đã tham gia vào Viện Hàn lâm, bao gồm John Maynard Keynes, Isaiah Berlin, C. S. LewisHenry Moore.

Cho đến năm 1927–28 Viện vẫn chưa có trụ sở. Khi đó, Viện chuyển đến một số phòng làm việc ở số 6 Burlington Gardens. Năm 1968, Viện chuyển tới Burlington House cách chỗ cũ không xa. Nó tiếp tục chuyển trụ sở đến gần Regent's Park. Đến năm 1998, Viện di dời tới trụ sở hiện nay ở Carlton House Terrace. Nhìn ra công viên St James, khu nhà Carlton được thiết kế bởi John Nash và được xây dựng vào những năm 1820 và 1830. Địa chỉ số 10 trước đây là dinh thự ở London của gia đình Ridley và số 11 là nhà của Thủ tướng William Gladstone từ năm 1856 đến năm 1875.[6]

Tháng 3 năm 2010, Viện đã khởi xướng một dự án trị giá 2,75 triệu bảng Anh để cải tạo và khôi phục các phòng công cộng ở số 11, sau khi người thuê trước đây là Hiệp hội Báo chí Nước ngoài rời đi, và liên kết hai tòa nhà với nhau. Công trình được hoàn thành vào tháng 1 năm 2011 và các không gian mới bao gồm Thính phòng Wolfson 150 chỗ ngồi mới đã sẵn sàng cho công chúng thuê. Ngoài làm văn phòng cho nhân viên của Viện, trụ sở số 10 - 11 Carlton House Terrace còn được sử dụng cho các hội nghị và sự kiện hàn lâm[7] trong khi một phần của tòa nhà được cho tư nhân thuê để làm sự kiện.[8]

Lịch sử, các vấn đề và thành tựu của Viện đã được ghi lại trong các tác phẩm của hai trong số các thư ký của Viện. Tập sách 37 trang của Sir Frederic Kenyon bao gồm các năm cho đến năm 1951;[9] còn tập của Sir Mortimer Wheeler bao gồm các năm 1949 đến 1968.[10]

Các Chủ tịch của Viện

[sửa | sửa mã nguồn]

Các Thư ký của Viện

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Lockyer, N. (1902). “The Advancement of Natural Knowledge”. Nature. 65 (1683): 289–291. doi:10.1038/065289a0.
  2. ^ Dicey, Edward (1902). “A Chartered Academy”. The Nineteenth Century and After. 51 (301): 493–505.
  3. ^ British Academy Annual Report 2014–15. Download: “Annual reports”. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2018.
  4. ^ British Academy Strategy Plan 2018-2022. Download:“The British Academy Strategic Plan 2018-2022”. Truy cập ngày 17 tháng 1 năm 2018.
  5. ^ ‘The British Academy 1902–2002: Some Historical Notes and Documents’, British Academy, 2002
  6. ^ Syrett, Karen (31 tháng 5 năm 2018). “The Secret History of 10-11 Carlton House Terrace”. The British Academy. London.
  7. ^ “Events”. The British Academy (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2020.
  8. ^ “{10-11} Carlton House Terrace - London Wedding and Conference Venue”. {10-11} Carlton House Terrace (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2020.
  9. ^ Frederic G. Kenyon, ‘The British Academy: The First Fifty Years’, foreword by Sir Charles Webster, Oxford University Press, 1952
  10. ^ ‘The British Academy 1949–1968’, Oxford University Press, 1970
  11. ^ “British Academy chief executive resigns after investigation”. Times Higher Education (THE) (bằng tiếng Anh). 10 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 2 tháng 1 năm 2020.