Bước tới nội dung

Viết Tân

10°46′33,0″B 106°41′09,5″Đ / 10,76667°B 106,68333°Đ / 10.76667; 106.68333
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Viết Tân Studio)
Viết Tân Studio
Ngành nghềÂm nhạc
Thành lập1992; 33 năm trước (1992)
Người sáng lậpPhạm Viết Tân
Trụ sở chính134/1/19 Cách Mạng Tháng 8, Phường 10, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
Websiteviettan.vn

Viết Tân là một phòng thu đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, thành lập vào năm 1992. Đây là nơi mà rất nhiều nghệ sĩ Việt Nam đến và thực hiện các dự án âm nhạc của mình. Viết Tân đã nhận được Giải thưởng Làn Sóng Xanh cho hạng mục Phòng thu có nhiều ca khúc được yêu thích nhất từ năm 2001 đến năm 2008.

Lịch sử hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]
"...Tôi làm phòng thu mà chưa từng đi tham quan bất cứ phòng thu lớn, nhỏ, trong hay ngoài nước nào. Phòng thu của tôi là do chính tôi thiết kế, rồi cùng thợ làm ra mọi thứ. Người ta phải dùng máy móc để đo độ chuẩn xác âm thanh của một phòng thu, còn tôi thì chỉ dùng chính đôi tai của mình."[1]
— Phạm Viết Tân chia sẻ về việc xây dựng phòng thu

Phạm Viết Tấn khởi nghiệp là một chuyên viên về âm thanh sân khấu.[1][2] Từ khi chưa đầy hai mươi tuổi cho đến sau Sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, ông làm việc cho các đoàn ca nhạc cũng như tự bồi dưỡng kiến thức về âm học và kỹ thuật thu âm bằng phương pháp thử-sai.[2] Đến năm 1989, ông giúp Tư Lợi, một người bạn của ông và là chủ của phòng thu Kim Lợi thực hiện một số sản phẩm trong phòng thu. Năm 1992, ông tách ra và xây dưng phòng thu tại gia ở đường Phan Văn Hân, quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.[1][2]

Phòng thu Viết Tân do chính ông và thợ thiết kế xây dựng. Vào thời gian đầu, phòng thu Viết Tân chỉ là một phòng với diện tích khoảng 5x5m. Những sản phẩm đầu tiên ra đời là cassette và sau đó là CD.[1]

Đến năm 2003, Viết Tân đã di chuyển đến một căn biệt thự tại đường Phạm Đình Toái, Phường 6, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh và xây dựng lên ba tầng.[1][2]

Phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

Viết Tân đã từng ra mắt sản phẩm tiêu thụ hơn 100,000 bản. Mỗi năm phòng thu thực hiện hơn 50 CDVCD (theo thống kế năm 2005).[1] Các thiết bị tại phòng thu vốn dĩ được chuyên dùng cho nhạc pop.[3] Album Tái sinh của nhóm Unlimited, được dẫn đắt bởi Viết Thanh, con trai của Viết Tân, là album nhạc rock đầu tiên được thực hiện tại đây.[3]

Các nghệ sĩ gồm Trần Tiến, Dương Thụ, Bảo Chấn, Đức Trí, Lệ Quyên, Mỹ Linh, Thanh Lam, Bằng Kiều, Hồng Nhung, Trần Thu Hà, Lam Trường, Phương Thanh, Duy Quang, Cẩm Vân, Quang Dũng, Tuấn Hưng,... đều đã từng đến và làm việc tại đây. Đặc biệt, bộ ba Anh Quân - Huy Tuấn - Mỹ Linh đã giành rất nhiều thời gian của mình tại phòng thu trong quá trình thực hiện album Tóc ngắn.[2]

Bản quyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2012, ca sĩ Lệ Quyên và Viết Tân đã đòi 15,3 tỉ VNĐ tiền bản quyền đối với chín trang mạng sử dụng hai album Khúc tình xưa 2Tình khúc yêu thương trái phép.[4]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Giải thưởng Hạng mục Kết quả
2001 Làn Sóng Xanh Phòng thu có nhiều ca khúc được yêu thích nhất Đoạt giải (cùng Kim Lợi)[5]
2002 Làn Sóng Xanh Phòng thu có nhiều ca khúc được yêu thích nhất Đoạt giải[6]
2003 Làn Sóng Xanh Phòng thu có nhiều ca khúc được yêu thích nhất Đoạt giải[7]
2004 Làn Sóng Xanh Phòng thu có nhiều ca khúc được yêu thích nhất Đoạt giải[8]
2005 Làn Sóng Xanh Phòng thu có nhiều ca khúc được yêu thích nhất Đoạt giải[9]
2006 Làn Sóng Xanh Phòng thu có nhiều ca khúc được yêu thích nhất Đoạt giải[10]
2007 Làn Sóng Xanh Phòng thu có nhiều ca khúc được yêu thích nhất Đoạt giải[11]
2008 Làn Sóng Xanh Phòng thu có nhiều ca khúc được yêu thích nhất Đoạt giải[12]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f Quỳnh Nguyễn (ngày 3 tháng 6 năm 2005). "Phù thủy phòng thu" Viết Tân: Chỉ dùng chính đôi tai của mình!”. Tuổi Trẻ Online. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014.
  2. ^ a b c d e Hải Miên (ngày 1 tháng 12 năm 2007). “Viết Tân - "Phù thủy" âm thanh”. Thanh Niên Online. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014.
  3. ^ a b “Viết Tân Studio”. Rock Passion. ngày 26 tháng 12 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014.
  4. ^ Quỳnh Trang (ngày 21 tháng 9 năm 2012). “Ca sĩ Lệ Quyên đòi tiền bản quyền”. Báo Pháp Luật. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2014.
  5. ^ Tuổi trẻ (30 tháng 6 năm 2001). “Lam Trường vẫn kiên trì với ngôi vị đầu bảng Làn Sóng Xanh”. VnExpress. Truy cập ngày 29 tháng 8 năm 2014.
  6. ^ Thanh Niên (26 tháng 8 năm 2002). “Lam Trường, Phương Thanh dẫn đầu Top ten Làn Sóng Xanh”. VnExpress. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2014.
  7. ^ Trung Nghĩa (22 tháng 10 năm 2003). “Làn sóng xanh 2003: mới và trẻ”. Tuổi trẻ Online. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2014.
  8. ^ TR.N (6 tháng 12 năm 2004). “Kết quả giải thưởng Làn Sóng Xanh 2004”. Tuổi trẻ Online. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2014.
  9. ^ Tuổi trẻ/Vietnamnet (13 tháng 12 năm 2005). “Kết quả Làn sóng xanh 2005: Bất ngờ với nhiều thắc mắc!”. Dân Trí. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2014.
  10. ^ Trung Thành (26 tháng 12 năm 2006). “Làn Sóng Xanh 2006: Đêm trao giải không bất ngờ”. Dân Trí. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2014.
  11. ^ Trần Trung Thành (2 tháng 11 năm 2007). “Lễ trao giải Làn sóng xanh 2007: Xuống phong độ!”. Dân Trí. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2014.
  12. ^ Nhiêu Huy (9 tháng 12 năm 2008). “Làn Sóng Xanh 2008: Đàm Vĩnh Hưng là ca sĩ của năm”. Dân Trí. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2014.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]