Bước tới nội dung

Viêm khớp

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Viêm khớp
Một cánh tay bị viêm khớp dạng thấp, một dạng viêm khớp tự miễn dịch.
Chuyên khoaKhoa thấp khớp
Triệu chứngĐau khớp, cứng, đỏ, sưng, giảm phạm vi chuyển động[1][2]
Điều trịNghỉ ngơi, dùng đá hoặc vật nóng, giảm cân, tập thể dục, thay khớp[3]

Viêm khớp (tiếng Anh: Arthritis) là một thuật ngữ thường dùng để chỉ bất kì rối loạn nào ảnh hưởng đến khớp xương.[1] Những triệu chứng phổ biến là đau khớp và cứng cơ.[1] Các triệu chứng khác là đỏ, sưng và giảm phạm vi chuyển động của khớp bị ảnh hưởng.[1][2] Một số loại viêm khớp còn ảnh hưởng đến các cơ quan khác.[3] Sự khởi phát của bệnh có thể là dần dần hoặc đột ngột.[4]

Có khoảng 100 loại viêm khớp.[5][4] Những dạng phổ biến nhất là thoái hóa khớpviêm khớp dạng thấp. Viêm khớp dạng thấp là một rối loạn tự miễn dịch thưởng ảnh hưởng đến bàn taychân.[3] Những loại khác bao gồm gút, lupus ban đỏ hệ thống, đau xơ cơviêm khớp nhiễm khuẩn.[3][6] Chúng đều thuộc dạng bệnh phong thấp.[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e “Arthritis and Rheumatic Diseases”. NIAMS. tháng 10 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2016.
  2. ^ a b “Arthritis Types”. CDC. ngày 22 tháng 6 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 14 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2016.
  3. ^ a b c d “Living With Arthritis: Health Information Basics for You and Your Family”. NIAMS. tháng 7 năm 2014. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 10 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2016.
  4. ^ a b “Arthritis Basics”. CDC. ngày 9 tháng 5 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2016.
  5. ^ Athanasiou, Kyriacos A.; Darling, Eric M.; Hu, Jerry C.; DuRaine, Grayson D.; Reddi, A. Hari (2013). Articular Cartilage (bằng tiếng Anh). CRC Press. tr. 105. ISBN 9781439853252. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 12 năm 2016.
  6. ^ “Arthritis”. CDC. ngày 22 tháng 7 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 9 năm 2016. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2016.


Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]