Valin
Valinevalin | |||
---|---|---|---|
| |||
Danh pháp IUPAC | Valine | ||
Tên khác | Axit 2-amino-3-methylbutanoic | ||
Nhận dạng | |||
Số CAS | |||
PubChem | |||
Số EC | 208-220-0 | ||
DrugBank | DB00161 | ||
KEGG | |||
ChEBI | |||
ChEMBL | |||
Ảnh Jmol-3D | ảnh | ||
SMILES | đầy đủ
| ||
InChI | đầy đủ
| ||
UNII | |||
Thuộc tính | |||
Khối lượng riêng | 1.316 g/cm³ | ||
Điểm nóng chảy | phân hủy ở 298 °C | ||
Điểm sôi | |||
Độ hòa tan trong nước | tan được | ||
Độ axit (pKa) | 2.32 (carboxyl), 9.62 (amino)[1] | ||
Các nguy hiểm | |||
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Valin (viết tắt là Val hoặc V)[2] là một α-amino acid với công thức hóa học HOOCCH(NH2)CH(CH3)2. L-Valin là một trong 20 amino acid sinh protein. Các codon của nó là GUU, GUC, GUA, và GUG. Nó là một amino acid thiết yếu không phân cực. Nguồn thức ăn chứa valin gồm pho mát, cá, thịt gia cầm, đậu phộng, đậu lăng... Giống như leucin và isoleucin, valin là một amino acid mạch nhánh. Nó được đặt theo tên của cây nữ lang (Valerian). Trong bệnh hồng cầu hình liềm, valin thay thế cho amino acid ưa nước là axit glutamic trong phân tử hemoglobin. Do valin có tính kị nước, hemoglobin trở nên bất thường và dễ kết dính với nhau
Sinh tổng hợp
[sửa | sửa mã nguồn]Valin là một amino acid thiết yếu, do đó phải được lấy từ thức ăn, chủ yếu là protein. Trong các loài thực vật, nó được tổng hợp từ axit pyruvic qua nhiều giai đoạn. Một phần đầu của quá trình chuyển hóa cũng tạo ra leucin. Chất trung gian α-cetoisovalerat tham gia phản ứng khử amin với glutamat. Các enzym tham gia quá trình sinh tổng hợp này gồm:[3]
- Acetolactat synthase (còn được gọi là acetohydroxy acid synthase)
- Acetohydroxy acid isomeroreductase
- Dihydroxyacid dehydratase
- Valin aminotransferase
Điều chế
[sửa | sửa mã nguồn]Hỗn hợp racemic của valin có thể được điều chế bằng phản ứng brom hóa axit isovaleric, tiếp theo đó bằng phản ứng amin hóa dẫn xuất α-bromo mới thu được[4]
- HO2CCH2CH(CH3)2 + Br2 → HO2CCHBrCH(CH3)2 + HBr
- HO2CCHBrCH(CH3)2 + 2 NH3 → HO2CCH(NH2)CH(CH3)2 + NH4Br
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Dawson, R.M.C., et al., Data for Biochemical Research, Oxford, Clarendon Press, 1959.
- ^ Bản mẫu:IUPAC-IUB amino acids 1983.
- ^ Bản mẫu:Lehninger3rd.
- ^ Marvel, C. S. (1940). “dl-Valine”. Organic Syntheses. 20: 106.; Collective Volume, 3, tr. 848.