Bước tới nội dung

Vaal

29°4′15″N 23°38′10″Đ / 29,07083°N 23,63611°Đ / -29.07083; 23.63611
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vaal
River
Sông Vaal nhìn từ quốc lộ N3, phía trên đập Vaal. Tại đây, sông tạo thành ranh giới giữa tỉnh MpumalangaFree State.
Quốc gia Nam Phi
Các vùng Free State, Gauteng, Bắc Cape, Mpumalanga
Các phụ lưu
 - tả ngạn sông Vet
Các mốc giới hố Vredefort, đập Vaal
Nguồn
 - Vị trí giữa MarquardClocolan
 - Cao độ 1.269 m (4.163 ft)
Cửa sông sông Orange
 - vị trí gần Douglas
 - cao độ 1.241 m (4.072 ft)
 - tọa độ 29°4′15″N 23°38′10″Đ / 29,07083°N 23,63611°Đ / -29.07083; 23.63611
Chiều dài 1.120 km (696 mi)
Lưu vực 196.438 km2 (75.845 dặm vuông Anh)
Lưu lượng tại sông Orange
 - trung bình 125 m3/s (4.414 cu ft/s)

Sông Vaal /[invalid input: 'icon']ˈfɑːl/ là phụ lưu lớn nhất của sông Orange tại Nam Phi. Sông khởi nguồn từ dãy núi Drakensberg tại Mpumalanga, phía đông của Johannesburg và cách khoảng 30 km về phía bắc của Ermelo và chỉ cách Ấn Độ Dương khoảng 240 km.[1] Sông sau đó chảy về phía tây rồi hợp lưu vào sông Orange ở tây nam của Kimberley thuộc tỉnh Bắc Cape. Sông có chiều dài 1.120 km, và tạo thành ranh giới giữa các tỉnh Mpumalanga, Gautengtỉnh Tây Bắc ở bờ bắc, và Free State ở phía nam.

Các phụ lưu

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số phụ lưu của sông Vaal: sông Harts, sông Vals, sông Waterval, sông Bamboes, Blesbokspruit, sông Mooi, sông Vet, sông Renoster, sông Rietsông Wilge.[2][3][4]

Tầm quan trọng với công nghiệp và nông nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Vaal là một trong các sông quan trọng nhất tại Nam Phi.[5] Người ta lấy nước của Vaal để phục vụ cho các ngành công nhiệp tại vùng Đại đô thị Johannesburg và một phần lớn của tỉnh Free State. Sông là một phần của hệ thống tưới tiêu Vaal-Hartz, và là một nguồn cung cấp nước chính. Nước Vaal được cung cấp cho 12 triệu người tại Gauteng và các khu vực xung quanh.[6]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Về mặt lịch sử, sông tạo thành biên giới phía bắc của vương quốc Basotho của Moshoeshoe I vào lúc đỉnh cao[cần dẫn nguồn], sau đó trở thành biên giới giữa các cộng hòa Boer, mà về sau trở thành các tỉnh, TransvaalOrange Free State. Tên gọi địa lý "Transvaal" xuất phát từ tên sông, nghĩa là "Bên kia sông Vaal". Điều này phản ánh việc Thuộc địa CapeThuộc địa Natal, tức các khu vực chính có những điểm định cư của người Âu, nằm ở phía nam của Vaal.

Vaal là một tên gọi tiếng Hà Lan (sau là Afrikaans), được người Griqua hay Boer dịch[7] từ tên tiếng Kora Khoikhoi lúc đầu Tky-Gariep (/hei !garib, sông buồn tẻ).[8] Cả Vaal và Tky đều có nghĩa là "buồn tẻ" hay "xám xịt", ám chỉ đến màu nước sông, đặc biệt là trung mùa lũ khi có nhiều bùn. Ở phần thượng du, sông được gọi là Likwa (Sindebele), Ikwa (isiZulu), ilikwa (siSwati), lekwa (Sesotho), hay cuoa bởi người Khoikhoi, tất cả đều ám chỉ vùng bằng phẳng mà sông chảy qua.[8]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Times Comprehensive Atlas, 12th ed. Times Books, London, 2007
  2. ^ Upper Vaal WMA 8
  3. ^ Middle Vaal WMA 9
  4. ^ Lower Vaal WMA 10
  5. ^ Key rivers of South Africa
  6. ^ “State of the Environment of South Africa (SOESA), Annual National State of the Environment Report”. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2012. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2012.
  7. ^ Thompson, G. (1827). Travels and Adventures in Southern Africa I. Henry Colburn,London. tr. 74.
  8. ^ a b du Plessis, E.J. (1973). Suid-Afrikaanse berg- en riviername. Tafelberg-uitgewers,Cape Town. tr. 326, 221. ISBN 0-624-00273-X.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]