Bước tới nội dung

Vắc-xin 5 trong 1

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Vắc-xin 5 trong 1 là năm loại vắc-xin riêng biệt được kết hợp trong 1 nhằm chủ động bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi 5 bệnh có khả năng gây tử vong: Haemophilus Influenza type B (1 vi khuẩn gây bệnh viêm màng não, viêm phổiviêm tai), ho gà, uốn ván, viêm gan siêu vi Bbạch hầu.[1]

Giá bán của vắc-xin 5 trong 1 khoảng 15.40 USD.[2]

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Các loại vắc-xin 5 trong 1 bao gồm  ComBE Five, Pentavac PFS, Easyfive, Pentaxim (DTaP), shan-5, and Quinvaxem (DTwP).[3][4]

Pentavac PFS

[sửa | sửa mã nguồn]

Pentavac PFS là loại vắc-xin 5 trong 1 sản xuất ở Ấn Độ bởi Viện nghiên cứu huyết thanh Ấn Độ ở Pune và là loại vắc-xin 5 trong 1 có giá thấp nhất ở Ấn Độ.[5]

Easyfive TT

[sửa | sửa mã nguồn]

Sản xuất bởi Panacea Biotec, Easyfive đã bị loại khỏi danh sách các vắc-xin được tiền chấp nhận và tiền thẩm định của WHO vào giữa năm 2011.[6] Sau đó, vào tháng 9/2013, WHO chấp nhận lại Easyfive sau kết quả của cuộc tái đánh giá vắc-xin.[7]

Shan-5 là loại vắc-xin hiệu quả chống lại bệnh bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B và HIB; sản xuất bởi Shantha Biotech (công ty của Sanofi). Shan-5 được WHO chấp nhận vào năm 2014.[8]

ComBE Five

[sửa | sửa mã nguồn]

CombeFive là loại  vắc-xin 5 trong 1 sản xuất ở Ấn Độ bởi công ty Biological E và là loại vắc-xin 5 trong 1 có giá thấp nhất của Ấn Độ được WHO chắp nhận.

Vào tháng 3/2006, Cục thực phẩm và dược phẩm Hàn Quốc (KFDA) cho phép bán và phân phối Quinvaxem.[9] Vắc-xin này được phát triển và sản xuất bởi Crucell ở Hàn Quốc và đồng sản xuất bởi Chiron Corporation (công ty này được Novartis International AG mua lại ngày 20/04/2006).[10][11]

Loại vắc-xin 5 trong 1 phổ biến nhất này đã được tiêm chủng cho 400 trẻ em[12] vào năm 2013. Điều này có được sau khi Crucell nhận hợp đồng trị giá 110 triệu USD (năm 2010) từ UNICEF để phân phối vắc-xin miễn phí đến các quốc gia đang phát triển.[13]

Tác dụng phụ

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Rối loạn Hệ tiêu hóa: Thường xảy ra: Tiêu chảy, nôn.[14]
  • Các tác dụng phụ khác: Thường xuyên xảy ra: Đau tại khu vực bị tiêm, sưng, sốt.[15]
  • Thường xảy ra: Tấy đỏ tại khu vực bị tiêm.
  • Rối loạn trao đổi chất: Thường xuyên xảy ra: rối loạn ăn uống.
  • Rối loạn Hệ thần kinh: Thường xuyên xảy ra: mất ngủ.
  • Rối loạn tâm thần: Thường xuyên xảy ra: dễ cáu kỉnh. Thường xảy ra: khóc.

Tranh luận

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam đã sử dụng 4.5 triệu liều Quinvaxem cho 1.5 triệu trẻ em mỗi năm.[16]

Từ tháng 11/2013, khoảng 1,500 trẻ em ở Đà Lạt được tiêm Quinvaxem. Từ khi được sử dụng vào năm 2007, ít nhất 63 trẻ đã tử vong sau khi tiêm. Vắc-xin bị Bộ Y tế đình chỉ vào tháng 5/2013 sau khi 9 trẻ tử vong sau khi tiêm. Tuy nhiên, các điều tra cho thấy vắc-xin vẫn an toàn. Quinvaxem được sử dụng lại trong chương trình Tiêm chủng mở rộng từ tháng 10/2013, 5 tháng sau khi bị đình chỉ.[17]

Sau vụ việc ở Việt Nam, một tuyên bố của WHOUNICEF đã xác nhận tính an toàn của Quinvaxem và công nhận cho vắc-xin này được tiếp tục sử dụng. Sau khi điều tra kỹ, các trường hợp tử vong ở Việt Nam là do các vấn đề sức khỏe xảy ra trùng hợp chứ không liên quan đến Quinvaxem, một số trường hợp chưa đủ thông tin để kết luận.[18] Sau đó, WHO đã ban hành một trang hỏi đáp online cho Quinvaxem.[19]

Các trường hợp ghi nhận ở Việt Nam, Sri Lanka, BhutanẤn Độ gây ra hoang mang lan rộng đến các quốc gia đang phát triển về việc sử dụng vắc-xin.[20] Đáp lại vấn dề này, Viện Hàn lâm Y học Ấn Độ đã đưa ra một bản tuyên bố ủng hộ Quinvaxem và các loại vắc-xin 5 trong 1 nhằm kiềm chế các thông tin được cho là có ác tâm được lan truyền bởi những người chỉ trích vắc-xin ở Ấn Độ.[21]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ "Immunisation and Pentavalent Vaccine" Lưu trữ 2014-07-29 tại Wayback Machine.
  2. ^ "Vaccine, Pentavalent" Lưu trữ 2020-01-25 tại Wayback Machine.
  3. ^ "Products" Lưu trữ 2016-04-06 tại Wayback Machine.
  4. ^ "'Shan5' vaccine gets WHO nod".
  5. ^ "Pentavalent vaccines: A new era in immunization" Lưu trữ 2015-12-25 tại Wayback Machine.
  6. ^ "Pentavalent vaccine, Easyfive, removed from WHO list of prequalified vaccines".
  7. ^ "WHO gives nod to Panacea Biotec's Easyfive TT" Lưu trữ 2016-03-04 tại Wayback Machine.
  8. ^ "Sanofi launches Shan5 paediatric pentavalent vaccine" Lưu trữ 2015-12-31 tại Wayback Machine.
  9. ^ "Crucell Announces Second Quarter 2006 Results" Lưu trữ 2016-02-03 tại Wayback Machine.
  10. ^ "Crucell's Quinvaxem gets WHO prequalification".
  11. ^ "Crucell Announces Product Approval in Korea for Quinvaxem Vaccine" Lưu trữ 2018-06-29 tại Wayback Machine.
  12. ^ "4th baby dies as Vietnam brings back controversial Quinvaxem" Lưu trữ 2015-07-13 tại Wayback Machine.
  13. ^ "Crucell Announces New Award of $110 Million.
  14. ^ Quinvaxem inj.
  15. ^ “70 cases of reactions after Quinvaxem vaccination”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 12 tháng 1 năm 2016.
  16. ^ 9 trẻ em mất mạng mới ngừng sử dụng vaccine Quinvaxem
  17. ^ Another baby dies after Quinvaxem vaccination
  18. ^ Safety of Quinvaxem (DTwP-HepB-Hib) pentavalent vaccine.
  19. ^ WHO - Frequently Asked Questions (FAQs) Quinvaxem vaccine
  20. ^ "Infant deaths cast shadow on scale-up of pentavalent vaccine use".
  21. ^ "Pentavalent vaccine is safe,assures IAP".

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]