Bước tới nội dung

Vần chân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Vần chân còn gọi là [1] vận. Vần được gieo vào cuối dòng thơ, có tác dụng đánh dấu sự kết thúc dòng thơ và tạo nên mối liên kết giữa các dòng thơ. Vần chân rất đa dạng: khi liên tiếp, khi gián cách, khi ôm nhau, khi hỗn hợp các loại trên,..

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi

Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi.

(Quang Dũng, Tây Tiến)

Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều

Những đêm dài hành quân nung nấu

Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu.

(Nguyễn Đình Thi, Đất nước)

Ở đây không gỗ ván

Vùi anh trong tấm chăn

Của đồng bào Cửa Ngăn

Tặng tôi ngày phân tán.

(Hoàng Lộc, Viếng bạn)

Vần chân là hình thức gieo vần phổ biến nhất trong thơ ca Việt Nam.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ cấm