Vương triều thứ Tư của Ai Cập
Các vương triều Ai Cập cổ đại |
---|
Tất cả các năm (cột phải ngoài cùng) đều là TCN |
Vương triều thứ Tư của Ai Cập cổ đại (được ký hiệu: Vương Triều thứ 4 và Triều IV) được coi là thời kỳ hoàng kim của Cổ Vương quốc. Vương triều thứ tư kéo dài từ khoảng năm 2613 đến năm 2494 trước Công nguyên.[1] Đây là giai đoạn hòa bình và thịnh vượng của vương quốc Ai Cập.
Các vương triều thứ ba, thứ tư, thứ năm và thứ sáu thường được hợp nhất lại với tên gọi là thời kỳ Cổ vương quốc, nó thường được miêu tả là thời đại của những kim tự tháp. Kinh đô của vương triều đặt tại Memphis.
Các vị Pharaon
[sửa | sửa mã nguồn]Các Pharaon của vương triều thứ tư trị vì khoảng 120 năm, từ khoảng năm 2613 đến năm 2494 TCN. Các tên ghi trong bảng dưới đây là theo Dodson và Hilton.[2]
Tên của Vua | Tên Ngôi | Thời gian trị vì (trước Công nguyên) | Kim tự tháp | Hoàng hậu | Thứ tự trong Danh sách Vua Abydos |
---|---|---|---|---|---|
Sneferu | ? | 2613-2589 | Kim tự tháp Đỏ ? | Hetepheres I | 20 |
Khufu | Medjedu | 2589-2566 | Đại Kim tự tháp Giza |
|
21 |
Djedefre | Kheper | 2566-2558 ? | Kim tự tháp của Djedefre |
|
22 |
Khafre | Userib | 2558-2532 | Kim tự tháp của Khafra |
|
23 |
Baka | ? | 2532 ? | ? | ? | |
Menkaure | Kakhet | 2532-2503 ? | Kim Tự Tháp Menkaure | Khamerernebty II | 24 |
Shepseskaf | Shepseskhet | 2503-2499 ? | Mastabet el-Mà ' un | Bunefer? | 25 |
Djedefptah | ? | 2499-2494 ? | ? | ? |
Senefru
[sửa | sửa mã nguồn]Sneferu, vị vua đầu tiên của vương triều thứ Tư, được cho là đã xây dựng xong kim tự tháp thật sự đầu tiên, nó được gọi là Kim tự tháp Đỏ, trước đó ông cũng đã cho xây dựng Kim tự tháp cong nhưng lại từ bỏ nó và có thể là sau khi hoàn thành Kim tự tháp Meidum. Ông cũng đã cho xây dựng một số kim tự tháp nhỏ hơn, điều đó khiến ông trở thành vị vua xây dựng nhiều kim tự tháp nhất trong suốt thời đại này[3]. Người ta nói rằng số lượng gạch bùn và đá trong các công trình của Senefru nhiều hơn bất kỳ vị pharaon nào khác.
Chính cung hoàng hậu của Sneferu là Hetepheres I, bà là mẹ của vua Khufu. Hai người vợ khác của ông cũng đã sinh cho ông nhiều người con [3].
Sneferu đã củng cố quyền lực của hoàng gia bằng cách giao cho người thân của mình nắm giữ các chức vụ và tước hiệu trong triều đình. Ông còn duy trì sự kiểm soát đối với tầng lớp quý tộc bằng cách kiểm soát một cách chặt chẽ về đất đai và tài sản. Ngoài ra, ông còn tiến hành các cuộc viễn chinh quân sự đến Sinai, Nubia, Libya, và bắt đầu thiết lập quan hệ thương mại với Lebanon để mua loại gỗ tuyết tùng[3].
Dòng thời gian
[sửa | sửa mã nguồn]Phả hệ
[sửa | sửa mã nguồn]Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Vương triều thứ Mười tám của Ai Cập
- Vương triều thứ Hai mươi của Ai Cập
- Vương triều thứ Mười ba của Ai Cập
- Tân Vương quốc
- Cổ Vương quốc
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Shaw, Ian, ed. (2000). Lịch sử Ai Cập cổ đại Oxford. Nhà xuất bản Đại học Oxford. ISBN 0-19-815034-2 .
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Shaw, Ian biên tập (2000). The Oxford History of Ancient Egypt. Oxford University Press. tr. 480. ISBN 0-19-815034-2.
- ^ Aidan Dodson, Dyan Hilton: The Complete Royal Families of Ancient Egypt. The American University in Cairo Press, London 2004
- ^ a b c Egypt: Land and Lives of the Pharaohs Revealed, (2005), pp. 80-90, Global Book Publishing: Australia
Vương triều trước | Vương triều của Ai Cập | Vương triều sau |
---|---|---|
Vương triều thứ 3 | 2613 - 2498 TCN | Vương triều thứ 5 |