Bước tới nội dung

Vương tộc Bernadotte

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nhà Bernadotte
Quốc giaThụy Điển, Na Uy
Thành lập1810; 215 năm trước (1810)
Người sáng lậpJean Baptiste Jules Bernadotte
Người đứng đầu hiện tại
Carl XVI Gustaf
Người cầm quyền cuối cùng
Na Uy:
Oscar II
Danh hiệu
  • Vua Thụy Điển

"By the Grace of God King of the Swedes, the Gothsthe Wends"

  • Vua Na Uy (1818–1905)
"By the Grace of God King of Norway"
Di sảnSweden, Norway
Phế truất
Na Uy:
1905: Bãi bỏ Liên minh giữa Na Uy và Thụy Điển

Vương tộc Bernadotte là triều đại trị vì Thụy Điển kể từ khi thành lập vào năm 1818 cho đến nay. Đây cũng là vương tộc trị vì Na Uy từ năm 1818 đến năm 1905. Người sáng lập ra nó chính là Charles XIV John của Thụy Điển, ông vốn sinh ra ở Pau, Pyrénées-Atlantiques, miền Nam nước Pháp với tên Jean Bernadotte.

Bernadotte, người đã được phong làm Đại tướngBộ trưởng Bộ Chiến tranh vì đã phục vụ Quân đội Pháp trong Cách mạng Pháp, và là Thống chế của Đệ Nhất Đế chế Pháp và được phong tước Thân vương xứ Ponte Corvo dưới thời Hoàng đế Napoleon. Ông được Vua Karl XIII của Thụy Điển nhận làm con nuôi và thừa kế ngai vàng, vì bản thân nhà vua không có người thừa kế nào khác và chi nhánh Holstein-Gottorp của Nhà Oldenburg do đó đã sớm bị tuyệt tự.

Lịch sử của Hoàng tộc

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi quân đội Thụy Điển bại trận và bị mất Phần Lan vào tay Nga năm 1809, một cuộc đảo chính ở cung đình đã lật đổ nhà vua đang trị vì là Gustav IV Adolf và đưa người chú già nua 61 tuổi của ông ta, Karl XIII lên ngai vàng. Tuy nhiên, vị vua mới này đã quá già và không có con nối dõi nên vấn đề thừa kế ngôi vua Thụy Điển được đặt ra. Năm 1810, Nghị viện Thụy Điển bầu Christian Augustus lên làm người thừa kế ngai vàng, nhưng ông này đã qua đời ít lâu sau đó.

Lúc này, Hoàng đế Napoléon I của Đệ Nhất Đế chế Pháp đang kiểm soát toàn châu Âu và việc đưa bất cứ một "vua chư hầu" nào lên ngôi cũng phải cho Napoleon phê duyệt mới được chấp thuận. Vào ngày 21/8/1810, Nghị viện Thụy Điển bầu Nguyên soái Jean-Baptiste Bernadotte, là người thừa kế ngai vàng Thụy Điển.

Jean-Baptiste Bernadotte, tướng Pháp, sinh ra tại thị trấn Pau miền tây nam nước Pháp. Thời cách mạng Pháp, ông được Napoleon phong làm tướng. Năm 1804, Bernadotte được phong làm Thống chế, cùng tước hiệu "Thân vương xứ Pontecorvo".

Nhà vua Karl XIII quá già không còn khả năng cai trị, Bernadotte lên làm Nhiếp chính Thụy Điển. Năm 1813, ông đoạn tuyệt với Napoleon và dẫn Thụy Điển vào một liên minh chống Napoleon. Khi Na Uy đã được các nước tham chiến chống Napoleon trao cho Thụy Điển bởi Hiệp ước Kiel, Na Uy chống lại và tuyên bố độc lập, gây ra một cuộc chiến ngắn ngủi giữa Thụy Điển và Na Uy. Cuộc chiến kết thúc khi Bernadotte thuyết phục Na Uy để tham gia vào một liên minh giữa Na Uy với Thụy Điển. Na Uy mặc dù vẫn độc lập, nhưng có chung một nhà vua với Thụy Điển và bị phụ thuộc vào nước này trong phương diện đối ngoại. Bernadotte cai trị Thuỵ Điển với vương hiệu là Karl XIV Johan và cai trị Na Uy với vương hiệu Karl III John từ ngày 05 Tháng Hai năm 1818 cho đến khi qua đời vào ngày 08 tháng 3 năm 1844.

Liên minh cá nhân Na Uy - Thụy Điển chấm dứt năm 1905, khi vua Haakon VII là cháu trai của vua Karl XV được bầu làm vua Na Uy độc lập.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Dòng họ Bernadotte xuất phát từ thành phố Pau ở tây nam nước Pháp thuộc Vương quốc Navarra cũ. Ông tổ của dòng họ này, Joandou du Poey (1590 - ?) là một người chăn cừu[1]. Ông kết hôn với Germaine de Bernadotte (1587 - 1639) vào năm 1615 tại thành phố Pau ở tây nam nước Pháp. Sau đó, ông ở tại quê vợ và lấy theo họ vợ, xây dựng một tòa lâu đài có tên de Bernadotte[2].

Con trai của họ, Pierre Bernadotte (1615 - 1736), chưa rõ nghề nghiệp[3].

Cháu trai của Pierre, ông Jean Bernadotte (1649-1698) là một thợ dệt[4]. Ông lấy vợ là bà Marie de la Barrere và có một con trai cùng tên. Bà còn 4 người con khác là Andre (? - 1711), Pierre (? - 1736), Jacques và Catherine (1673 - ?)[5]. Bà mất vào năm 1687[6].

Con trai của Jean, ông Jean Bernadotte (1683-1760), cũng là một thợ dệt may (Skräddare). Ông cưới Marie du Pocheu (1686 - 1773) và có một con trai duy nhất là Jean Henri Bernadotte (1711-1780)[7][8].

Con trai duy nhất của ông, Henri Bernadotte (1711-1780), cha của vua Thụy Điển-Na Uy trong tương lai, là một công tố viên ở địa phương. Ông xuất thân từ gia đình thợ thủ công, từng lâm vào cảnh nợ nần. Ngôi nhà của ông chỉ có 1 tầng, nằm ngay giao lộ tại một vùng ngoại vi của Pau[9]. Henri cưới bà Jeanne (de Saint-Vincent) Bernadotte năm 1754, có bốn con: Nam tước Jean Evangéliste Bernadotte (1754 - 1813), Jean-Baptiste Jules Bernadotte (nhà vua Charles XIII của Thụy Điển: 1763 - 1844), Clarie Bernadotte (1757 - 1761), Marie Justis (Bernadotte) (1769 - 1795)[10].

Năm 1810, con trai thứ hai của Henri, Nguyên soái Jean-Baptiste Bernadotte của Pháp và công tước của Pontecorvo, được vị vua cuối cùng nhà Holstein-Gottorp, Karl XIII, nhận làm con nuôi và khi ông mất vào năm 1818 được phong làm vua Thụy Điển với tên là Karl XIV Johan. Như vậy ông đã lập ra triều đại Bernadotte thay thế cho triều đại Holstein-Gottorp trị vì Thụy Điển.

Từ 1818 tới 1905 Triều đại này cũng cai trị ở Na Uy.

Các chi nhánh của dòng họ Bernadotte vẫn tồn tại.  Một nhánh từ Andrew (André) Bernadotte, ông cố (hay cụ) của Charles XIII John, với con cháu hiện nay vẫn còn ở nước Pháp. Còn nhánh trẻ hơn bị phân làm hai, nhánh của dòng vua Thụy Điển và nhánh do anh trai là John (Jean Évangéliste) Bernadotte (1754-1813)[11] là một ông trùm lớn tại Pháp từ 1810 với trụ sở tại Louvie Castle [12] ở phía nam của Pau.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Jeandou de Pouey (1585”. Truy cập 22 tháng 7 năm 2016.
  2. ^ Ätten Bernadotte: biografiska anteckningar, [Andra tillökade uppl.], Johannes Almén, C. & E. Gernandts förlag, Stockholm 1893, p. 1
  3. ^ “Pierre Bernadotte, died 1736”. Truy cập 22 tháng 7 năm 2016.
  4. ^ geneanet.org http://gw.geneanet.org/eallain?lang=fr;pz=timothe;nz=billard;ocz=0;p=jean;n=bernadotte
  5. ^ “Jean De Bernadotte 1649”. Truy cập 22 tháng 7 năm 2016.
  6. ^ “Marie De La Barrere 1653”. Truy cập 22 tháng 7 năm 2016.
  7. ^ “Jean van Bernadotte (1683”. Truy cập 22 tháng 7 năm 2016.
  8. ^ “Jean Bernadotte”. geni_family_tree. Truy cập 22 tháng 7 năm 2016.
  9. ^ Victoria de Suède sur les pas de son aïeul" (bằng tiếng Pháp).larepubliquedespyrenees.fr.
  10. ^ “Google Dịch”. Truy cập 22 tháng 7 năm 2016.
  11. ^ Nhánh này tồn tại đến cái chết của Baron Henry Bernadotte năm 1966 thì tuyệt chủng.
  12. ^ Photo du Château Louvie, à Jurançon - Côté Est" (bằng tiếng Pháp). J. Callizo, photographe (1909).

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Nhà Bernadotte
Tiền nhiệm
Vương tộc Holstein-Gottorp (Thụy Điển)
Triều đại vua Thụy Điển
1818–hiện tại
Đương nhiệm
Triều đại Vua Na Uy
1818–1905
Kế nhiệm
Nhà Glücksburg