Bước tới nội dung

Trang Hiến Hoàng hậu

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trang Hiến Hoàng hậu
莊憲皇后
Đường Hiến Tông sinh mẫu
Thái thượng hoàng hậu Đại Đường
Tại vị806 – 816
Tiền nhiệmThái thượng hoàng hậu đầu tiên
Kế nhiệmTuyên Mục Hà Thái thượng hoàng hậu
Hoàng thái hậu Đại Đường
Tại vị806 – 816
Tiền nhiệmVi Thái hậu
Kế nhiệmÝ An Quách Thái hậu
Thông tin chung
Sinh763
Lang Tà quận, Lâm Nghi, Sơn Đông, Đại Đường
Mất5 tháng 4, năm 816 (53-54 tuổi)
Hưng Khánh cung, Trường An
An tángPhong lăng (丰陵)
Phối ngẫuĐường Đại Tông
Lý Dự
Đường Thuận Tông
Lý Tụng
Hậu duệ
Thụy hiệu
Trang Hiến hoàng hậu
(莊憲皇后)
Thân phụVương Tử Nhan

Trang Hiến Vương Thái hậu (chữ Hán: 莊憲王太后, 7635 tháng 4, 816[1]), cũng gọi Trang Hiến hoàng hậu (莊憲皇后), là vợ thứ của Đường Thuận Tông Lý Tụng và mẹ đẻ của Đường Hiến Tông Lý Thuần.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Trang Hiến Vương Thái hậu nguyên quán ở Lang Tà quận (琅邪郡), nay là huyện Lâm Nghi, tỉnh Sơn Đông. Ông cụ nội là Vương Tư Kính (王思敬), đương thời giữ chức Thái tử Tân khách; ông nội bà là Vương Nan Đắc (王難得)[2], cha bà là Vệ Úy khanh Vương Tử Nhan (王子颜)[3], đều xuất thân nhà quan lại.

Vào đời Đường Đại Tông, Vương thị con nhà lương gia được tuyển chọn vào cung làm phi tần, sắc phong là Tài nhân. Đầu năm Vĩnh Thái (765), Đại Tông ban hôn cho bà với cháu nội mình là Tuyên vương Lý Tụng, con trưởng của Thái tử Lý Quát[3][4].

Năm Đại Lịch thứ 13 (778), Vương thị hạ sinh con trai lớn nhất của Lý Tụng là Lý Thuần, nhân đó phong làm [Nhụ nhân; 孺人]. Và những năm tiếp theo, bà hạ sinh cho Lý Tụng 1 người con trai và 3 người con gái nữa, tức Phúc vương Lý Quán (李绾), Hán Dương công chúa (漢暘公主), Lương Quốc công chúa (樑國公主) và Vân An công chúa (云安公主). Khi Đường Đức Tông Lý Quát kế vị, Tuyên vương Lý Thuần được sắc lập Thái tử, thế là Nhụ nhân Vương thị được phong Lương đệ (良娣), vị trí chỉ dưới Thái tử phi một bậc. Bà được đánh giá là lễ phép và cẩn trọng, mọi người trong cung ca ngợi bà hiền đức, rất được lòng Đức Tông[5].

Thái hoàng

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm Trinh Nguyên thứ 21 (805), ngày 25 tháng 2, Đường Đức Tông Lý Quát băng hà, Thái tử Lý Tụng kế vị, tức Đường Thuận Tông.

Tuy nhiên, trước đó Hoàng thái tử Lý Tụng bị trúng gió đột quỵ, chứng liệt toàn thân và không thể nói chuyện [6]. Trong thời gian đó, Vương thị cẩn thận thuốc thang, không rời nửa bước. Thuận Tông muốn lập bà làm Hoàng hậu, nhưng vì không thể nói chuyện được, do đó sắc lập không diễn ra[7]. Tháng 8 cùng năm, Vĩnh Trinh cách tân (永贞革新) bị thất bại, triều đình quyết định tôn Thái tử Lý Thuần lên ngôi Hoàng đế, tức Đường Hiến Tông. Đường Hiến Tông tôn cha mình là Thuận Tông lên làm Thái thượng hoàng, còn mẹ là Lương đệ Vương thị lên làm Thái thượng hoàng hậu[6].

Năm Nguyên Hòa nguyên niên (806), ngày 11 tháng 2, Thái thượng hoàng băng hà, Hiến Tông chính thức tôn phong Vương thị lên làm Hoàng thái hậu[8], ngự tại Hưng Khánh Cung (興慶宮). Theo đó, tổ phụ của bà là Vương Nan Đắc được phong Đô đốc Lộ Châu, tước Lang Tà quận công (琅邪郡公); cha bà là Kim tử quang lộc đại phu Vương Nhan được tặng làm Vệ úy khanh (卫尉卿). Anh trai bà là Vương Dụng (王用) được thăng làm Thái tử Chiêm sự, Hữu Kim Ngô đại tướng quân, tước Thái Nguyên quận công (太原郡公). Gia đình đã hiển quý, nhưng Vương Thái hậu đối với ngoại thích muôn phần cẩn trọng, bà chủ trương không cho anh em trong họ can thiệp vào chính sự, khiến sử gia khen ngợi, gọi là [Mẫu nghi chi phong; 母仪之风].

Năm Nguyên Hòa thứ 11 (816), ngày 5 tháng 4, Hoàng thái hậu Vương thị qua đời tại Hàm Ninh điện (咸寧殿) thuộc Nam nội, hưởng thọ chừng 54 tuổi. Bà được Hiến Tông truy phong với thụy hiệuTrang Hiến hoàng hậu (莊憲皇后)[9]. Tháng 8 cùng năm, Trang Hiến hoàng hậu được hợp táng cùng Thuận Tông vào Phong lăng (豐陵)[10].

Hậu duệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Trang Hiến hoàng thái hậu có với Đường Thuận Tông tổng cộng 5 người con, 2 Hoàng tử và 3 Hoàng nữ, bao gồm:

  1. Hoàng trưởng tử, tức Đường Hiến Tông Lý Thuần [李纯].
  2. Hoàng trưởng nữ Hán Dương công chúa [漢暘公主; ? - 840], tên thật là Lý Sướng (李畅), sơ phong Đức Dương quận chúa (德阳郡主) khi Thuận Tông được phong làm Thái tử. Khi trưởng thành, chúa hạ giá lấy Quách Thung (郭鏦), con trai thứ ba của Thăng Bình công chúa và Phò mã đô úy Quách Ái (郭暧), tức là anh trai của Ý An Hoàng hậu Quách thị, về sau là vợ của Lý Thuần. Sau khi Thuận Tông kế vị, phong làm Công chúa.
  3. Hoàng thập ngũ tử Lý Quán [李绾; ? - 861], vốn tên là Ấp (浥). Năm 788, gia phong làm Hà Đông quận vương (河东郡王); đến năm 805 cải phong làm Phúc vương (福王), nhậm chức Ngụy Bác tiết độ đại sứ (魏博節度使)[11].
  4. Hoàng thứ nữ Lương Quốc Cung Tĩnh công chúa [樑國恭靖公主], tên thật là Lý Lạp (李拉), sơ phong Hàm Ninh quận chúa (鹹寧郡主). Năm 805, đổi phong làm Phổ An công chúa (普安公主), hạ giá lấy Trịnh Hà (郑何), là con trai của Kỉ Quốc công chúa (紀國公主) - con gái của Đường Túc Tông Lý Hanh và Phò mã đô úy Trịnh Phái (郑沛). Sau khi qua đời, truy tặng làm [Lương Quốc công chúa].
  5. Hoàng ngũ nữ Vân An công chúa [雲安公主], hạ giá Lưu Sĩnh Kính (劉士涇), con trai đại thần Lưu Xương (劉昌).

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “兩千年中西曆轉換”. Sinica.edu.tw. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 3 tháng 2 năm 2009.
  2. ^ Tân Đường thư,vol. 77 Lưu trữ 2009-02-02 tại Wayback Machine
  3. ^ a b Cựu Đường Thư, vol. 52 Lưu trữ 2008-09-21 tại Wayback Machine
  4. ^ Cựu Đường Thư, vol. 14 Lưu trữ 2008-06-21 tại Wayback Machine
  5. ^ 《旧唐书卷五十二列传第二后妃下》: 順宗莊憲皇后王氏,琅邪人。曾祖思敬,試太子賓客;祖難得,贈潞州都督,封琅邪郡公;父顏,金紫光祿大夫、衛尉卿。后幼以良家子選入宮為才人,順宗在籓時,代宗以才人賜之,時年十三。大曆十三年,生憲宗皇帝,立為宣王孺人。順宗升儲,冊為良娣。后言容恭謹,宮中稱其德行。
  6. ^ a b Tư trị thông giám, quyển 236.
  7. ^ 《旧唐书卷五十二列传第二后妃下》: 順宗即位,疾恙未平,后供侍醫藥,不離左右。屬帝不能言,冊禮將行復止。
  8. ^ Tư trị thông giám, quyển. 237.
  9. ^ Tư trị thông giám, quyển. 239.
  10. ^ 《旧唐书卷五十二列传第二后妃下》: 初,太常少卿韋纁進諡議,公卿署定,欲告天地宗廟。禮院奏議曰:「謹按《曾子問》:『賤不誄貴,幼不誄長,禮也。』古者天子稱天以誄之,皇后之諡,則讀於廟。《江都集禮》引《白虎通》曰:『皇后何所諡之,以為於廟。』又曰:『皇后無外事,無為於郊。』《傳》曰:『故雖天子,必有尊也。』准禮,賤不得誄貴,子不得爵母。所以必諡於廟者,諡宜受成於祖宗;故天子諡成于郊,后妃諡成於廟。今請准禮,集百官連署諡狀訖,讀於太廟,然後上諡於兩儀殿。既符故事,允合禮經。」從之。初稱諡並雲莊憲皇太后,禮儀使鄭絪奏議:「奏、漢已來,天子之后稱皇后,母稱皇太后,祖母稱太皇太后,崩亦如之。加'太'字者,所以別尊稱也。國朝典禮,皆依舊制。開元六年正月,太常奏昭成皇太后諡號,以牒禮部,禮部非之。太常報曰:'入廟稱后,義系於夫;在朝稱太后,義系於子。'此載於史冊,垂之不刊。今百司移牒及奏狀,參詳典故,恐不合除'太'字;如諡冊入陵,神主入廟,即當去之。」。其年八月,祔葬于豐陵。
  11. ^ Chức Tiết độ sứ mà ngày nay là Hà Bắc, Hàm Đan