Bước tới nội dung

Vương Hiền phi (Đường Vũ Tông)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vũ Tông Vương Hiền phi
武宗王賢妃
Thông tin chung
Sinh?
Hàm Đan
Mất846
An tángĐoan lăng (端陵)
Phu quânĐường Vũ Tông
Tước hiệu[Tài nhân; 才人]
[Hiền phi; 賢妃]
(truy phong)

Vương Tài nhân (chữ Hán: 王才人, ? - 846), còn được gọi là Vũ Tông Vương Hiền phi (武宗王賢妃)[1][2][3], là một phi tần rất được sủng ái của Đường Vũ Tông Lý Viêm trong lịch sử Trung Quốc.

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Vũ Tông sủng phi

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương Hiền phi nguyên quán ở Hàm Đan, được tuyển vào cung nhờ tài múa hát, được đánh giá là người cẩn trọng và thông minh. Theo Tân Đường thư, Vương thị nhập cung năm 13 tuổi dưới triều Đường Mục Tông[2][4][5], Đường Vũ Tông lúc đó đang là Dĩnh vương dưới triều Phụ hoàng, Vương thị được nạp cho Vũ Tông. Khoảng cuối thời kỳ trị vì của người anh Đường Văn Tông, Vũ Tông được vận động làm Hoàng thái đệ. Vương thị hỗ trợ ông rất nhiều trong cuộc vận động.[2]

Sau khi Vũ Tông nối ngôi Đường Văn Tông, ông đã sắc phong cho bà làm Tài nhân, địa vị cao thứ 16 trong hậu cung và rất được sủng ái[2][6][7]. Hoàng đế và Vương Tài nhân gắn nhau như hình với bóng, mỗi khi đi dạo trong Ngự hoa viên, mọi người nhìn vào không khỏi trầm trồ rằng họ là một cặp thanh mai trúc mã[2].

Năm Hội Xương thứ 5 (845), Vũ Tông có ý muốn lập Vương Tài nhân đang được sủng ái làm Hoàng hậu, nhưng Tể tướng Lý Đức Dụ (李德裕) cho rằng Vương Tài nhân xuất thân hèn kém lại không có con nên không thể lập, Vũ Tông bèn bỏ ý định này[8].

Cái chết

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào cuối những năm trị vì, Vũ Tông tin tưởng giả kim thuật có thể đem lại trường sinh bất tử, bắt đầu uống kim đan, làm sức khỏe ngày một suy kiệt. Vương Tài nhân khuyên bảo Vũ Tông dừng uống kim đan, nhưng Vũ Tông không nghe.[2]

Khi bệnh tình ngày một nặng. Vũ Tông hỏi Vương Tài nhân rằng:"Trẫm chết rồi thì ngươi định làm gì?". Vương Tài nhân đáp:"Nguyện theo Bệ hạ đến cửu tuyền".

Đường Vũ Tông rất cảm động, ban tặng Vương thị một dải lụa quàng cổ. Khi Vũ Tông băng vào mùa xuân năm sau (846), Vương Tài nhân liền thắt cổ chết theo bằng dải lụa được ban[8]. Câu chuyện về Vương Tài nhân lưu truyền hậu thế, được đời sau cảm động và thán phục, trong cả cuộc đời nàng đã độc sủng mọi tình yêu của Đường Vũ Tông. Mọi người đều bị chinh phục bởi lòng thiện lương của nàng.

Đường Tuyên Tông biết chuyện, rất cảm phục, truy tặng thụy hiệu Hiền phi (賢妃), cũng chuẩn tấu cho an táng vào Đoan lăng (端陵) cùng với Đường Vũ Tông[2][9].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Cựu Đường thư, quyển 52.
  2. ^ a b c d e f g Tân Đường thư, quyển 77.
  3. ^ Cả hai tiểu sử cửa Tân Đường thưCựu Đường thư đều ghi thụy hiệu là Hiền Phi, nhưng Tư trị thông giám lại ghi là Quý Phi (貴妃). Xem Tư trị thông giám, quyển 248.
  4. ^ Tư trị thông giám, quyển 241.
  5. ^ Tư trị thông giám, quyển 242.
  6. ^ Cựu Đường thư, quyển 51.
  7. ^ Tư trị thông giám, vol. 246.
  8. ^ a b Tư trị thông giám, quyển 248
  9. ^ 新唐書/卷077: 帝稍惑方士說,欲餌藥長年,後寢不豫。才人每謂親近曰:「陛下日燎丹,言我取不死。膚澤消槁,吾獨憂之。」俄而疾侵,才人侍左右,帝熟視曰:「吾氣奄奄,情慮耗盡,顧與汝辭。」答曰:「陛下大福未艾,安語不祥?」帝曰:「脫如我言,奈何?」對曰:「陛下萬歲後,妾得以殉。」帝不復言。及大漸,才人悉取所常貯散遺宮中,審帝已崩,即自經幄下。當時嬪媛雖常妒才人專上者,返皆義才人,為之感動。宣宗即位,嘉其節,贈賢妃,葬端陵之柏城。