Bước tới nội dung

Thanh Tú (diễn viên)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Vũ Thanh Tú)
Nghệ sĩ Nhân dân
Thanh Tú
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Vũ Thanh Tú
Ngày sinh
13 tháng 8, 1944 (80 tuổi)
Nơi sinh
Hà Nội, Liên bang Đông Dương
Giới tínhnữ
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpDiễn viên
Gia đình
Chồng
Phạm Kỳ Nam (cưới 1966–1978)
Lĩnh vực
  • Kịch
  • Điện ảnh
Danh hiệuNghệ sĩ Ưu tú (1993)
Nghệ sĩ Nhân dân (2023)
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1966 – nay
Đào tạoTrường Điện ảnh Việt Nam
Vai diễnNhu trong Sao tháng Tám
Giải thưởng
Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 4
Nữ diễn viên xuất sắc nhất
Website

Thanh Tú (tên thật Vũ Thanh Tú, sinh ngày 13 tháng 8 năm 1944) là một nữ diễn viên điện ảnhkịch nói Việt Nam.

Tiểu sử và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Thanh Tú sinh ngày 13 tháng 8 năm 1944 trong một gia đình trí thức ở Hà Nội. Bà là con thứ hai trong một gia đình có 8 anh chị em, cha bà nguyên là Thứ trưởng Bộ Xây dựng. Năm 9 tuổi, bà được gửi đi học tại Trung Quốc trong chương trình dành cho con em cán bộ cấp cao. Trở về nước, Thanh Tú học ở trường THPT Chu Văn An, sau đó đi học Đại học Kiến trúc. Đang học trường Kiến trúc, bà bỏ đi sang thi vào Đoàn văn công Hà Nội. Từ năm 1960 đến 1964, bà theo học và tốt nghiệp tại tốt nghiệp Trường Sân khấu Hà Nội (nay là Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội). Bà trở thành một diễn viên kịch, từng thành công với những vai diễn như: Hương Giang trong vở Tiền tuyến gọi do đạo diễn Trần Hoạt dàn dựng, Tanhia trong vở kịch cùng tên, đạt kỉ lục với hơn 1200 suất diễn; quận chúa Minfo trong Âm mưu và tình yêu, đây cũng là vở diễn thành công nhất của bà.

Năm 1966, Thanh Tú đóng bộ phim đầu tiên với vai Thảo trong bộ phim Biển lửa của đạo diễn Phạm Kỳ Nam. Bà kết hôn với đạo diễn Phạm Kỳ Nam trong năm đó. Năm 1969, bà tiếp tục thể hiện vai cô diễn viên Hương Giang trong bộ phim chuyển thể từ vở kịch cùng tên Tiền tuyến gọi, do Phạm Kỳ Nam đạo diễn. Sau Tiền tuyến gọi, bà tiếp tục vào vai mẹ bé Hà trong phim Em bé Hà Nội (1974), vai chị Hảo trong Vùng trời (1975). Năm 1976, bà giành được thành công lớn với vai Nhu trong bộ phim Sao tháng tám của đạo diễn Trần Đắc. Với vai diễn này, bà đã giành giải Nữ diễn viên xuất sắc nhất ở Liên hoan phim Việt Nam lần thứ IV năm 1977, được Ủy ban phụ nữ toàn Liên bang Xô Viết trao giải đặc biệt khi dự Liên hoan phim Moskva. Sau thành công quá lớn của vai Nhu, bà từ chối tham gia các dự án điện ảnh khác cho đến năm 1984.

Từ năm 1979 đến 1983, bà theo học khoá đạo diễn sân khấu ở trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội. Bà là đạo diễn của nhà hát kịch, từng đạo diễn các vở như Đỉnh cao và vực thẳm (1989), Cơ đấm (1991), Thị trường trái tim (1993), Thoát vòng tục lụy (1994). Bà trở lại điện ảnh từ năm 1984 với những bộ phim Tình yêu và khoảng cách, Truyện cổ tích cho tuổi 17, Thời hiện tại, Gánh hàng hoa, Mối tình sau song sắt. Tuy nhiên những vai diễn này không vượt qua được đỉnh cao là Nhu trong Sao tháng Tám.

Ngoài công việc diễn xuất, bà còn là một giảng viên tham gia đào tạo các diễn viên truyền hình, phát thanh viên và MC.

Cùng với các nghệ sĩ, đạo diễn Ngọc Quỳnh, Ngô Mạnh Lân, Phương Thanh, Hải Ninh, Trà Giang, Nguyễn Hồng Sến, Trần Vũ, Bùi Đình Hạc, Bạch Diệp, Lâm Tới, bà có tên trong Bách khoa toàn thư điện ảnh Liên Xô[1][2]. Bà đã được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú. Năm 2023, bà được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.[3][4]

Vai diễn

[sửa | sửa mã nguồn]

Phim điện ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Phim Vai diễn Đạo diễn
1966 Biển lửa Thảo NSND Phạm Kỳ Nam, NGND Lê Đăng Thực
1969 Tiền tuyến gọi Hương Giang NSND Phạm Kỳ Nam
1974 Em bé Hà Nội Hương Trà NSND Hải Ninh
1975 Vùng trời Hảo NSND Huy Thành
1976 Sao tháng Tám Nhu NSND Trần Đắc
1984 Tình yêu và khoảng cách Bích NSƯT Đức Hoàn
1988 Truyện cổ tích cho tuổi mười bảy Thu NSƯT Xuân Sơn
Thời hiện tại Dạ Thảo NSND Trần Đắc
1989 Gánh hàng hoa
1991 Mối tình sau song sắt Vợ Tư Hùng NSND Nguyễn Khắc Lợi
2011 Lời thú nhận của Eva Bà ngoại Nguyễn Mạnh Hà
2015 Khép mắt chờ ngày mai Bà Lan NSƯT Vũ Trường Khoa
Hôn nhân trong ngõ hẹp Bà Nguyệt
2024 Gặp em ngày nắng Bà Tâm Nguyễn Đức Hiếu
Mình yêu nhau, bình yên thôi Bà nội Đức Anh Lê Đỗ Ngọc Linh
Hoa sữa về trong gió Bà Cúc Bùi Tiến Huy
  • Tanhia (1976)... Tanhia
  • Âm mưu và ái tình (1979)... quận chúa Minfo

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “ТХАНЬ ТУ”. 3 tháng 1 năm 2011. Truy cập 26 tháng 4 năm 2015.
  2. ^ “ТХАНЬ ТУ [Thanh Tu]”. Truy cập 26 tháng 4 năm 2015.
  3. ^ “Quyết định của Chủ tịch nước về việc phong tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước "Nghệ sĩ Nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú" (File đính kèm)”. Sở Nội vụ - UBND tỉnh Bình Định. 27 tháng 10, 2023. Lưu trữ bản gốc 11 tháng 11, 2023. Truy cập 11 tháng 11, 2023.
  4. ^ "Chị Nhu" Thanh Tú sắp phong NSND: Tuổi già bình yên, U80 vẫn chờ hiệp sĩ”. Báo Dân Trí. 29 tháng 11, 2023. Lưu trữ bản gốc 30 tháng 11, 2023. Truy cập 30 tháng 11, 2023.