Bước tới nội dung

Thụy Vân (diễn viên)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nghệ sĩ Nhân dân
Thụy Vân
Thụy Vân trong phim Nổi gió.
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinh
Nguyễn Thụy Vân
Ngày sinh
(1940-05-02)2 tháng 5, 1940
Nơi sinh
Hoa Lư, Ninh Bình
Mất
Ngày mất
16 tháng 3, 2023(2023-03-16) (82 tuổi)
Nơi mất
Thành phố Hồ Chí Minh
Giới tínhnữ
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệp
Gia đình
Cha mẹ
Nguyễn Lương Ngọc
Lĩnh vựcĐiện ảnh
Khen thưởngHuân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Ba
Danh hiệuNghệ sĩ ưu tú (1988)
Nghệ sĩ nhân dân (2019)
Sự nghiệp điện ảnh
Năm hoạt động1962 – 1991
Đào tạoTrường Điện ảnh Việt Nam
Vai diễnVân trong Nổi gió
Giải thưởng
Liên hoan phim Việt Nam 1985
Nữ diễn viên chính xuất sắc

Thụy Vân (2 tháng 5 năm 1940 – 16 tháng 3 năm 2023), tên đầy đủ là Nguyễn Thụy Vân, là một diễn viên điện ảnh người Việt Nam, được khán giả biết đến qua vai diễn trong bộ phim Nổi gió. Bà đã được Nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.[1]

Tiểu sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Thụy Vân, tên khai sinh là Nguyễn Thụy Vân, sinh ngày 2 tháng 5 năm 1940 tại huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Bà là con gái của Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lương Ngọc (1910–1994) – nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; chú ruột của bà là Giáo sư, Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Đình Quang (1928–2015) – nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội và em trai của bà là Phó giáo sư, Nhà giáo nhân dân Nguyễn Lương Tiểu Bạch (1945–2012) – nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Năm 1959, Trường Điện ảnh Việt Nam được thành lập, bà theo học lớp diễn viên khóa đầu tiên của trường cùng với Trà Giang, Lâm Tới, Minh Đức, Lịch Du.[2][3] Tốt nghiệp năm 1962, Thụy Vân về công tác tại Xưởng phim truyện Việt Nam.

Năm 1966, bà tham gia bộ phim điện ảnh Nổi gió do Huy Thành đạo diễn, chuyển thể từ vở kịch của nhà văn Đào Hồng Cẩm.[3] Bộ phim đoạt Giải Bông Sen cho phim truyện điện ảnh tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ nhất năm 1970.[4] Sau phim Nổi gió bà tiếp tục tham gia các bộ phim Sao tháng Tám, Rừng xà nu, Hai người mẹ, Đứa con nuôi. Ngoài ra bà cũng làm đạo diễn bộ phim Cơn lốc đen từng giành giải đặc biệt tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ tám (1988).[3] Năm 1978, Thụy Vân chuyển vào Sài Gòn sinh sống và tiếp tục đóng các phim Làng ven (đạo diễn Nguyễn Ngọc Hiến), Xa và gần (đạo diễn Huy Thành). Năm 1985, bà đoạt giải Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 7 cho vai diễn trong Xa và gần.[5] Thụy Vân cũng nhiều lần là gương mặt tiêu biểu của điện ảnh Việt Nam tham dự các Liên hoan phim quốc tế tại Phnôm Pênh, Moskva,... Bà còn được mời làm giám khảo tại Liên hoan phim Quốc tế Karlovy Vary (Tiệp Khắc).[6]

Thụy Vân được nhà nước khen thưởng Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Ba, Huy chương vì sự nghiệp nghệ thuật, Huy chương vì sự nghiệp điện ảnh,...[6] Năm 1988, bà được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú.[7] Năm 2019, bà được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.[8] Ngày 16 tháng 3 năm 2023, bà qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh, hưởng thọ 82 tuổi.[9][10][11]

Tác phẩm

[sửa | sửa mã nguồn]

Diễn viên

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tên phim Vai diễn Đạo diễn Ghi chú Nguồn
1965 Làng nổi Vợ chủ tịch NSND Trần Vũ, Huy Thành [12]
1966 Nổi gió Vân NSND Huy Thành, Lê Bá Huyền [a] [13][14]
1969 Rừng xà nu Mai NSND Nguyễn Văn Thông [15]
1970 Luống khoai xanh Hương Bắc Xuyến
1972 Vĩ tuyến 17 ngày và đêm Kim Huệ NSND Hải Ninh [b]
1973 Độ dốc Vợ Khảm NGND Lê Đăng Thực
1975 Hai người mẹ Bua NSND Nguyễn Khắc Lợi [13][16]
1976 Đứa con nuôi Lụa NSND Khánh Dư [17]
Sao tháng Tám Vợ tri huyện NSND Trần Đắc, Đức Hoàn [c] [18]
1977 Những đứa con Hiếu NSND Khánh Dư
1979 Làng ven Tư Hà Nguyễn Ngọc Hiển [17]
1983 Xa và gần Bà Thuận Thành NSND Huy Thành [d] [19]
1991 Bí mật thành phố cấm Francoise Phan Vũ [20]

Đạo diễn

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Tên phim Ghi chú Nguồn
1985 Cơn lốc đen Thụy Vân đứng danh nghĩa đạo diễn, người trực tiếp chỉ đạo làm phim là NSND Khánh Dư [21][22]

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Năm Lễ trao giải Hạng mục Tác phẩm Kết quả Nguồn
1985 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 7 Nữ diễn viên chính xuất sắc Xa và gần Đoạt giải
1988 Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8 Phim truyện điện ảnh Cơn lốc đen Bằng khen [23][24]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ VnExpress. “Nghệ sĩ Thụy Vân phim 'Nổi gió' qua đời”. vnexpress.net. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2023.
  2. ^ “Hội điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh”. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2022.
  3. ^ a b c Châu Mỹ (24 tháng 11 năm 2015). “Diễn viên phim 'Nổi gió': 'Tôi vẫn rùng mình nhớ cảnh đốt tay'. VnExpress. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 23 tháng 4 năm 2022.
  4. ^ Nguyễn Lan Phương (2014), tr. 68.
  5. ^ Bảo Khánh (22 tháng 4 năm 2018). "Xa và gần". Báo Đại biểu Nhân dân. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2022.
  6. ^ a b “NSND Thụy Vân: Gió đã bay xa!”. Dân Việt. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2023.
  7. ^ Thanh Phàn (8 tháng 12 năm 1988). “114 nghệ sĩ được tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân và Nghệ sĩ ưu tú đợt 2”. Báo Sài Gòn Giải Phóng. 4169: 4. OCLC 191971401.
  8. ^ “Danh sách nghệ sĩ được Chủ tịch nước phong tặng, truy tặng danh hiệu NSND, NSƯT”. Báo điện tử Chính phủ. 31 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2022.
  9. ^ Trí, Dân. “NSND Thụy Vân - huyền thoại phim "Nổi gió" qua đời”. Báo điện tử Dân Trí. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2023.
  10. ^ News, V. T. C. (16 tháng 3 năm 2023). “NSND Thuỵ Vân - nữ diễn viên làm 'nổi gió' điện ảnh Việt”. Báo điện tử VTC News. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2023.
  11. ^ “NSND Thụy Vân 'Vĩ tuyến 17 ngày và đêm' qua đời”. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2023.
  12. ^ Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 413.
  13. ^ a b Viện nghệ thuật và lưu trữ điện ảnh (1994), tr. 414.
  14. ^ Xuân Tiến (30 tháng 4 năm 2022). “Ba 'mỹ nhân' của 3 phim kinh điển nhắc nhớ ngày 30/4 lịch sử”. Báo điện tử Tiền Phong. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2022.
  15. ^ Ái Vân (2016), tr. 121.
  16. ^ Hoàng Thanh và đồng nghiệp (2003), tr. 276.
  17. ^ a b Lê Minh (1995), tr. 489.
  18. ^ Nguyễn Thị Hồng Ngát (2005), tr. 213.
  19. ^ Hồng Lực (2000), tr. 102.
  20. ^ Châu Mỹ (8 tháng 1 năm 2016). “Thời trẻ của Diễm My, Lê Tuấn Anh trong phim 'Bí mật thành phố cấm'. VnExpress. Truy cập ngày 4 tháng 11 năm 2022.
  21. ^ Nguyễn Mạnh Tuấn (2021), tr. 29.
  22. ^ Nhiều tác giả (2007), tr. 94.
  23. ^ “LIÊN HOAN PHIM VIỆT NAM LẦN THỨ VIII - NĂM 1988”. Liên hoan phim Việt Nam. 24 tháng 10 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 8 tháng 6 năm 2021.
  24. ^ “Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 8 đã kết thúc”. Báo Lao Động. 13: 8. 31 tháng 3 năm 1988.