Vũ Nạp
Vũ Nạp (?-?) là một danh tướng[1][2] trong lịch sử Việt Nam, người đã có công lớn trong chiến thắng Bạch Đằng trước những cuộc xâm lược của quân Nguyên-Mông[3].
Vũ Nạp sinh ra ở làng Mộ Trạch, huyện Đường An, phủ Hồng Châu, trấn Hải Đông (nay là làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, tỉnh Hải Dương.
Thủa nhỏ Vũ Nạp ham học nên tinh thông cả đạo Nho lẫn đạo Phật. Năm 1247 thời vua Trần Thái Tông thứ 19 mở khoa thi Tam giáo, ông đỗ Ất khoa[4] với tên gọi "Vũ Vị Phủ"[5][6], ông được bổ nhiệm làm quan với chức Tăng thống[7] Hàn lâm viện (1247-1258). Được triều đình trọng dụng, Vũ Nạp tham gia cả 3 lần đánh quân Nguyên-Mông[8].
Được vua giao chức Phó tướng[9] làm nhiệm vụ phòng thủ ven biển hướng Đông Bắc khu trú quân áng Lạc, áng Hồ, dãy núi Gia Minh và Tràng Kênh.
Tháng 2 năm 1288 Vũ Nạp kéo quân sang Yên Hưng ứng viện cho Trần Khánh Dư đang giao chiến quyết liệt với Ô Mã Nhi[10]. Sau trận này Vũ Nạp được vua giao làm Chủ tướng[11] chỉ huy quân sĩ và nhân dân tiếp tục chiến đấu và đắp đường từ làng Giang Minh về Tràng Kênh.
Đặc biệt vào ngày 9 tháng 4 năm 1288 (tức ngày 8 tháng 3 năm Mậu Tý), Vũ Nạp đã chỉ huy quân sĩ tổ chức tập kích, đón thời cơ tiêu diệt giặc. Ông chỉ huy đạo quân của mình tham gia vào trận đánh thuỷ công hoả chiến trên sông Bạch Đằng lịch sử như Trương Hán Siêu đã mô tả trong bài Bạch Đằng giang phú. Toàn bộ chiến thuyền giặc bị tiêu diệt và thu được hơn 400 chiếc, bắt sống nhiều tù binh trong đó có hai danh tướng Ô Mã Nhi và Phàn Tiếp. Sau chiến công ông được vua phong với tước "Đồng Giang hầu Vũ tướng quân". Được vua cho gọi về kinh đô, nhưng ông đã làm sớ trình tâu, xin vua cho ở lại đất Tràng Kênh và mất tại đó (ngày 4 tháng Giêng âm lịch). Nhân dân địa phương lập miếu thờ để tưởng nhớ công lao to lớn của ông.
Gia đình
[sửa | sửa mã nguồn]Ông có con trưởng[12] là Vũ Nghiêu Tá thi đậu Thái học sinh (tên gọi khác của Tiến sĩ Nho học) giữ chức Hành khiển (Tể tướng). Người con trai thứ hai là Vũ Minh Nông cũng đậu Thái học sinh làm Thượng thư.
Vinh danh
[sửa | sửa mã nguồn]Tên danh nhân Vũ Nạp được đặt cho một con phố[13] tại Thành phố Hải Dương.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Viện sử học: Tập san nghiên cứu lịch sử - Số phát hành 344 - Trang 66 2005
- ^ “Dòng họ Vũ - Võ | KHỞI NGUỒN, LỊCH SỬ DÒNG HỌ VŨ-VÕ > DANH NHÂN”. www.hovuvo.com. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2024.
- ^ “Điểm sáng hội tụ nhiều tinh hoa dân tộc”. https://thanhtra.com.vn (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2024. Liên kết ngoài trong
|website=
(trợ giúp) - ^ Vũ Thế Khôi, Nguyễn Văn Nguyên: Vũ tộc thế hệ sự tích: Mộ Trạch - Hải Dương, Nhà xuất bản Thế giới 2004
- ^ Theo Khâm định Việt Sử Thông giám Cương mục, tháng 8, mùa thu 1247 thi Tam giáo: "Trước đây những nhà theo Nho giáo, Thích giáo, Đạo giáo có con nối được nghiệp nhà đều cho vào thi. Nay lại thi những người thông hiểu cả các khoa về ba tôn giáo. Khoa thi này cũng định ra bậc “Giáp” và bậc “Ất” để phân biệt người đỗ cao, đỗ thấp. Năm ấy, lấy Ngô Tần đỗ Giáp khoa, Đào Diễn, Hoàng Hoan, Vũ Vị Phủ đỗ Ất khoa".
- ^ www.informatik.uni-leipzig.de https://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/sach/kdvstgcm/kdvstgcm11.html. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2024.
|title=
trống hay bị thiếu (trợ giúp) - ^ Ngô Đức Thịnh: Thông báo văn hoá dân gian, 2004 - Trang 136, Nhà xuất bản Khoa học xã hội 2005
- ^ baogiaothong.vn. “Làng khoa bảng độc nhất vô nhị ở Việt Nam”. Báo Giao thông. Truy cập ngày 26 tháng 3 năm 2024.
- ^ Vũ Thế Khôi: Vũ Tông Phan với văn hóa Thăng Long - Hà Nội - Trang 269, Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông-Tây 2001
- ^ Vũ Ngọc Khánh: Nghiên cứu văn hóa cổ truyền Việt Nam - Trang 585 Nhà xuất bản Giáo dục 2007
- ^ Viện khảo cổ học: Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 1995 - Trang 287
- ^ “Gia phả:”. www.vietnamgiapha.com. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2023.
- ^ tọa độ 20.92287543853417, 106.32350555736895 trên bản đồ
Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Vũ Ngọc Khánh: Võ tướng Việt Nam – Trang 121, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin 2016
Bài này chưa được xếp vào thể loại nào cả. Mời bạn xếp chúng vào thể loại phù hợp. (tháng 11/2024) |