Văn-thù-sư-lợi
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. |
Văn-thù-sư-lợi | |||||||||
Tên tiếng Trung | |||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tiếng Trung | 文殊 | ||||||||
| |||||||||
Tên tiếng Trung thay thế | |||||||||
Phồn thể | 文殊師利 | ||||||||
Giản thể | 文殊师利 | ||||||||
| |||||||||
Tên tiếng Trung thay thế thứ 2 | |||||||||
Phồn thể | 文殊師利菩薩 | ||||||||
Giản thể | 文殊师利菩萨 | ||||||||
Nghĩa đen | Manjusri Bodhisattva | ||||||||
| |||||||||
Tên Tây Tạng | |||||||||
Chữ Tạng | འཇམ་དཔལ་དབྱངས། | ||||||||
| |||||||||
Tên tiếng Việt | |||||||||
Chữ Quốc ngữ | Văn-thù-sư-lợi | ||||||||
Tên tiếng Thái | |||||||||
Tiếng Thái | พระมัญชุศรีโพธิสัตว์ | ||||||||
Tên tiếng Triều Tiên | |||||||||
Hangul | 문수보살 | ||||||||
Hanja | 文殊師利 | ||||||||
Tên tiếng Mông Cổ | |||||||||
Kirin Mông Cổ | Зөөлөн эгшигт | ||||||||
Chữ Mông Cổ | ᠵᠦᠭᠡᠯᠡᠨ ᠡᠭᠰᠢᠭᠲᠦ | ||||||||
Tên tiếng Nhật | |||||||||
Kanji | 文殊, 文殊師利 | ||||||||
| |||||||||
Tên tiếng Tamil | |||||||||
tiếng Tamil | மஞ்சுசிறீ | ||||||||
Tên tiếng Phạn | |||||||||
tiếng Phạn | Mañjuśrī | ||||||||
Tên tiếng Bengal | |||||||||
tiếng Bengal | মঞ্জুশ্রী | ||||||||
Tên tiếng Nepal | |||||||||
tiếng Nepal | मञ्जुश्री |
Văn-thù-sư-lợi (zh. 文殊師利, sa. mañjuśrī) là tên dịch theo âm, thường được gọi tắt là Văn-thù, dịch nghĩa là Diệu Đức (zh. 妙德), Diệu Cát Tường (zh. 妙吉祥), cũng có lúc được gọi là Diệu Âm (zh. 妙音), dịch từ tên tiếng Phạn là Mañjughoṣa, là một vị Bồ Tát tượng trưng cho trí huệ, một trong những vị Bồ Tát quan trọng của Phật giáo. Lần đầu tiên người ta nhắc đến Văn-thù trong tác phẩm Văn-thù-sư-lợi căn bản nghi quỹ (sa. ārya-mañjuśrī-mūlakalpa) ở thế kỉ thứ 4. Tranh tượng trình bày Văn-thù với lưỡi kiếm và kinh Bát-nhã-ba-la-mật-đa, được vẽ khoảng ngang đầu. Người ta xem đó là biểu tượng trí huệ phá đêm tối của Vô minh. Về sau chúng ta thường thấy Văn-thù cưỡi trên một con sư tử.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Trong Phật giáo Tây Tạng, các vị luận sư xuất sắc như Tông-khách-ba thường được xem là hiện thân của Văn-thù (Châu-cô). Dưới tên Diệu Âm (zh. 妙音),"Người với tiếng nói êm dịu", Văn-thù Bồ Tát thường được tán tụng trước khi hành giả nghiên cứu kinh điển, nhất là kinh điển thuộc hệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa và học thuyết của Trung quán tông. Văn-thù là vị Bồ Tát tượng trưng cho kinh nghiệm giác ngộ, đạt được bằng phương tiện tri thức.
Văn-thù cũng xuất hiện dưới dạng một Thần thể (sa. iṣṭadevatā, sādhita, bo. yidam) phẫn nộ, có tên gọi là Diêm-mạn-đức-ca –"Người chiến thắng tử thần"(sa. yamāntaka), có dạng vị thần mang đầu bò. Dạng này là Thần thể quan trọng của phái Cách-lỗ tại Tây Tạng.
Theo truyền thống Phật giáo Trung Quốc, Văn-thù được Phật Thích-ca đích thân giao phó việc truyền bá Phật pháp tại đây và Ngũ Đài sơn chính là nơi Bồ Tát thuyết pháp. Vì vậy, Ngũ Đài sơn cũng được xem là trụ xứ của Văn-thù (xem Tứ đại danh sơn). Một thuyết khác bảo rằng, Bồ Tát đã từng xuất hiện tại Trung Quốc trong thế kỉ 1, đời Hán Minh Đế. Câu niệm danh hiệu của vị bồ tát này là:"Nam mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát".
Xuất hiện trong Tây du ký
[sửa | sửa mã nguồn]- Hồi 23: Tam Tạng không quên đạo, tứ thánh thử lòng thiền
- Hồi 39:
- Hồi 77:
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]-
Tranh của Cecilia
-
Tượng đồng tại bảo tàng Anh
-
Tượng Văn-thù-sư-lợi tại Chùa Quán Thế Âm, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Fo Guang Ta-tz'u-tien 佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ điển. Phật Quang Đại Từ điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
- Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Kinh Phật thuyết Văn Thù Lưu trữ 2007-10-11 tại Wayback Machine
- Văn Thù nói về cảnh giới Bất tư nghị Lưu trữ 2007-10-11 tại Wayback Machine
- Bồ tát Văn Thù Sư Lợi Lưu trữ 2007-09-13 tại Wayback Machine
Bảng các chữ viết tắt |
---|
bo.: Bod skad བོད་སྐད་, tiếng Tây Tạng | ja.: 日本語 tiếng Nhật | ko.: 한국어, tiếng Triều Tiên | pi.: Pāli, tiếng Pali | sa.: Sanskrit संस्कृतम्, tiếng Phạn | zh.: 中文 chữ Hán |