Bước tới nội dung

Võ Sĩ Ước

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Võ Sĩ Hoạch
武士彠
Thông tin chung
Sinh559[1]
Văn Thủy, Sơn Tây
Mất635
Trường An, Đại Đường
An tángHạo lăng (昊陵)
Phối ngẫuTương Lý thị
Dương thị
Hậu duệVõ Nguyên Khánh
Võ Nguyên Sảng
Võ Thuận
Võ Tắc Thiên
Phu nhân của Quách Hiếu Thuận
Thụy hiệu
Hiếu Minh Cao Hoàng đế
(孝明高皇帝)
Miếu hiệu
Thái Tổ (太祖)
Tước hiệu[Thọ Dương Huyện công;
寿阳县公]
[Thái Nguyên Quận công;
太原郡公]
[Ứng Quốc công; 應國公]
Thân phụVõ Hoa
Thân mẫuTriệu thị

Võ Sĩ Hoạch (chữ Hán: 武士彠; 559 - 635), biểu tự Tín Minh (信明), còn được gọi là Võ Chu Thái Tổ. Ông một quan lại thời nhà Tùynhà Đường, được biết đến chủ yếu là cha của Võ Tắc Thiên.

Sinh thời khi làm quan, Võ Sĩ Hoạch được ban tới tước Quốc công. Ông mất trước khi con gái là Võ Tắc Thiên nhập cung. Khi Võ Tắc Thiên xưng Đế, bà đã truy tôn cha mình làm Hoàng đế.

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Võ Sĩ Hoạch quê ở Văn Thủy, Sơn Tây, là con trai của Võ Hoa, một thương nhân giàu có làm nghề buôn gỗ, cuộc sống gia đình tương đối khá giả, được triều Tùy ban chức Ưng Dương phủ đội chính (鷹揚府隊正). Những năm Đại Nghiệp thời Tùy Dượng Đế, Đường Cao Tổ, khi ấy giữ tước "Đường Quốc công", từng nhiều lần đến vùng Phần, Tấn và thăm nhà họ Võ. Hai bên có quan hệ thân thiết với nhau. Khi Lý Uyên lưu thủ Thái Nguyên, ông đi theo và được dùng làm Ti Khải tham quân (司铠参军). Khi nhà Đường thành lập, nhà họ Võ được Đường Cao Tổ hậu đãi, ban cho bổng lộc, đất đai và trang sức rất nhiều.

Năm Vũ Đức nguyên niên (618), Võ Sĩ Hoạch được phong làm Kim tử Quang Lộc đại phu, hàng Chính tam phẩm, lại gia thêm tước Thái Nguyên Quận công (太原郡公). Khi Đô đốc Lợi ChâuLý Hiếu Thường (李孝常) mưu phản, bị xử tử, ông đảm nhiệm thay chức Đô đốc Lợi Châu (nay là Quảng Nguyên, Tứ Xuyên). Về sau, Võ Sĩ Hoạch được ban nhiều chức vị quan trọng, làm đến chức Đô đốc Kinh Châu (Giang Lăng, Hồ Bắc, Trung Quốc ngày nay) và Thượng thư bộ Công, tước Ứng Quốc công (應國公).

Năm Trinh Quán thứ 9 (635), Võ Sĩ Hoạch qua đời, thọ tầm 76 tuổi. Đường Thái Tông tặng làm Thượng thư bộ Lễ, ban thụy hiệu gọi là Định (定).

Vào những năm triều Đường Cao Tông, niên hiệu Vĩnh Huy, khi con gái ông là Võ Tắc Thiên trở thành Hoàng hậu, ông được đổi phong làm hàm Tư đồ, đổi tước phong làm "Chu Quốc công" thế tập truyền đời, nên thụy hiệu của ông đổi làm Chu Định công (周定公). Những năm Hàm Hanh (vẫn là Đường Cao Tông), ông được đổi thành Thái Nguyên Quận vương (太原郡王). Khi Võ Tắc Thiên trở thành Thái hậu, niên hiệu Quang Trạch, đã lại cho truy phong Võ Sĩ Hoạch làm Ngụy Định vương (魏定王), hàm Thái sư, ít lâu sau lại đổi thụy từ ["Định"] thành ["Trung Hiếu"], thành Ngụy Trung Hiếu vương (魏忠孝王). Mộ được gọi là Chương Đức lăng (章德陵).

Năm Vĩnh Xương nguyên niên (689), mùa xuân, Võ Thái hậu tôn Ngụy Trung Hiếu vương thành Trung Hiếu Thái Hoàng (忠孝太皇). Sau khi Võ Tắc Thiên chính thức xưng Hoàng đế, lại cho cải thành Hiếu Minh Cao hoàng đế (孝明高皇帝), mộ gọi là Hạo Lăng (昊陵). Dưới thời chắt ngoại Đường Huyền Tông, thụy hiệu của ông không phù hợp, nên ông được cho sửa thành Thái Nguyên Quận vương như dưới thời Cao Tông.

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban đầu, ông kết hôn với Lý thị, người đã sanh ra hai người con trai là Võ Nguyên KhánhVõ Nguyên Sảng. Sau đó, ông cưới thêm Dương thị, xuất thân từ gia đình quý tộc hoàng gia nhà Tuỳ, người đã sanh ra ba người con gái là Võ Tắc Thiên, Võ Thuận và một người là phu nhân của Quách Hiếu Thuận (郭孝慎).

Nhận thấy Võ Tắc Thiên không thích may vá, thêu thùa và làm nội trợ, thay vào đó lại rất quan tâm đến việc đọc sách. Vì vậy ông đã khuyến khích con gái mình học chữ và đọc nhiều sách, trái ngược với tư tưởng thời bấy giờ là phụ nữ không cần phải học hành mà phải tập làm công việc nhà. Khi Võ Sĩ Hoạch qua đời, hai người con trai của ông đối với Dương thị rất vô lễ.

Thân thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Bát thế tổ: Quy Nghĩa Hậu Võ Niệm;
    • Thất thế tổ: Tấn Dương Công Võ Hiệp;
      • Lục thế tổ: Võ Thần Quy;
        • Cao tổ phụ: Nghiêm Tổ Thành hoàng đế Võ Khắc Dĩ;
          Cao tổ mẫu:Thành Trang hoàng hậu Bùi thị;

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]