Vây lấn
Giao diện
Vây lấn là chiến thuật tấn công quân đối phương đang trong tình trạng phòng ngự bằng cách bao vây hệ thống công sự của đối phương, lấn chiếm từng bước, làm suy yếu quân đối phương sau đó tiến tới tấn công tổng lực để tiêu diệt.[1][2] Quân đội sẽ được chia thành nhiều nhóm tác chiến, trong đó nhóm tấn công tiến hành bao vây, nhóm khác sẽ đề phòng viện binh đối phương đến giải vây.[3] Lực lượng bao vây sẽ đánh lấn dần, khép chặt vòng vây.[4]
Vây lấn được sử dụng trong tác chiến ở cả cấp chiến thuật và cấp chiến dịch.[5]
Trong Quân đội nhân dân Việt Nam, chiến thuật Vây lấn được xem là ra đời từ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.[6]
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Một số chiến tranh, trận đánh trong lịch sử được mô tả sử dụng hình thức vây lấn:
- Trận Manila, năm 1945.
- Chiến dịch Điện Biên Phủ, năm 1954.
- Trận Ia Đrăng, năm 1965.
- Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh, năm 1968.
- Chiến dịch Lam Sơn 719, năm 1971.
- Mặt trận Tây Nguyên và Bắc Bình Định, năm 1972.
- Chiến dịch Nguyễn Huệ, 1972-1973.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Bộ Quốc phòng (2004). “Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam”. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. tr. 1165.
- ^ Nhà xuất bản Từ điển bách khoa (2005). “Từ điển bách khoa Việt Nam, Tập 4”. Nhà xuất bản Từ điển bách khoa. tr. 841.
- ^ Một số trận đánh..., Tập 1, tr. 91.
- ^ Một số trận đánh..., Tập 1, tr. 103.
- ^ “Chiến thắng Điện Biên Phủ và chiến trường Đông Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ: kỷ yếu hội thảo khoa học”. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia. 2004. tr. 112.
Trích:
"...cùng với cách đánh vây lấn quy mô chiến dịch, ta đã vận dụng chiến thuật vây lấn tấn công ở cấp quy mô tiểu đoàn, trung đoàn để tiêu diệt từng cứ điểm..." - ^ “Quốc phòng toàn dân trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước”. Nhà xuất bản Lao động. 2005. tr. 64.
Trích:
"...Quá trình chiến dịch Điện Biên Phủ đã xuất hiện những chiến thuật mới như vây lấn, tiêu diệt từng cứ điểm..."
Thư mục
[sửa | sửa mã nguồn]- “Một số trận đánh của các đơn vị thuộc Binh đoàn Tây Nguyên, Tập 1”. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. 1992.
Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- “Những trận đánh của lực lượng vũ trang đồng bằng sông Cửu Long, Tập 3”. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. 1997. tr. 206-209.
- “Ba mươi năm chiến tranh giải phóng: những trận đánh đi vào lịch sử”. Nhà xuất bản Công an nhân dân. 2005. tr. 238, 372, 376.
- “Thời khắc lịch sử chiến dịch Hồ Chí Minh 1975”. Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. 2005. tr. 223, 298, 418.