Bước tới nội dung

Đá Vành Khăn

(Đổi hướng từ Vành Khăn)
Thực thể địa lý tranh chấp
Đá Vành Khăn
Ảnh vệ tinh chụp đá Vành Khăn
Địa lý
Vị trí của đá Vành Khăn
Vị trí của đá Vành Khăn
đá
Vành Khăn
Vị tríBiển Đông
Tọa độ9°54′10″B 115°32′11″Đ / 9,90278°B 115,53639°Đ / 9.90278; 115.53639 (đá Vành Khăn)
Diện tích5.58 km2 (đất bồi đắp)
Quản lý
Quốc gia quản lý Trung Quốc
TỉnhHải Nam
Thành phốTam Sa
QuậnNam Sa
Tranh chấp giữa
Quốc gia Đài Loan

Quốc gia

 Philippines

Quốc gia

 Trung Quốc

Quốc gia

 Việt Nam

Đá Vành Khăn (tiếng Anh: Mischief Reef; tiếng Filipino: Panganiban; tiếng Trung: 美济礁; bính âm: Měijì jiāo, Hán-Việt: Mĩ Tế tiêu) là một rạn san hô vòng thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa. Đá này nằm cách đảo Sinh Tồn Đông 57 hải lý (105,6 km) về phía đông và cách đảo Vĩnh Viễn 51 hải lý (94,5 km) về phía nam.[1]

Đá Vành Khăn là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam, Đài Loan, PhilippinesTrung Quốc. Trung Quốc kiểm soát đá này từ tháng 2 năm 1995, gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị với Philippines.[2][Ghi chú 1]

Trung Quốc đã thành lập xã khu Mỹ Tế thuộc quận Nam Sa, có trụ sở đặt tại đảo nhân tạo trên đá Vành Khăn mà Trung Quốc gọi là đảo Mỹ Tế (美济岛). Xã này gồm đảo Mỹ Tế và các đảo, đá phụ cận.

Đặc điểm

[sửa | sửa mã nguồn]

Đá Vành Khăn hình dạng hơi tròn với đường kính khoảng 4 hải lý (7,4 km)[3]. Đa phần đá Vành Khăn chìm dưới nước. Vụng biển (phá) của Vành Khăn sâu từ 18,3 đến 29,2 m.[4] Phần phía tây nam của vụng thì an toàn cho việc neo đậu trong khi phần đông bắc lại đầy đá san hô lởm chởm với độ sâu chỉ 1,8 m.[3]

Map
Bản đồ các đảo nhân tạo trên đá Vành Khăn. Bao gồm đảo Mỹ Tế (美济岛) (đảo lớn, phía trên), và đảo Mỹ Tế Nam (美济南岛) (đảo nhỏ, phía dưới), theo cách gọi của Trung Quốc.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi Mischief là do nhà làm bản đồ Henry Spratly đặt vào năm 1791 khi ông đi qua vùng quần đảo Trường Sa.

Trước năm 1995, đá Vành Khăn thuộc quyền kiểm soát của Philippines. Hiện không có tài liệu ghi lại Philippines chiếm đá Vành Khăn từ năm nào, nhưng chắc chắn là sau năm 1956 (trước đó Philippines chưa từng tuyên bố chủ quyền ở hòn đảo nào thuộc Trường Sa) và trước năm 1975 (thời điểm Philippines đã giành được tổng cộng 8 đảo/đá từ tay Hải quân Việt Nam Cộng hòa).

Tháng 2 năm 1995, Trung Quốc điều bảy tàu[5] đến đá Vành Khăn, bắt giữ và trục xuất các ngư dân Philippines tại đây.[6] Sau đó nước này cho xây dựng những cấu kiện hình đa giác dựng trên những cột thép,[2] đĩa vệ tinh và cắm cờ Trung Quốc.[7]

Khi Philippines lên tiếng phản đối, Trung Quốc đáp lại rằng việc chiếm đóng là "do cấp dưới ra lệnh và thực thi" mà "không thông báo hay xin phép chính phủ Trung Quốc".[5] Philippines kêu gọi giải quyết thông qua thượng lượng và hợp tác khai thác, dẫn đến một cuộc họp cấp thứ trưởng ngoại giao giữa hai nước tại Bắc Kinh vào ngày 19 tháng 3 năm 1995 (thất bại). Ngay trong thời gian diễn ra cuộc họp, Philippines cho quân phá hủy các phao đánh dấu do Trung Quốc thả tại bãi Hải Sâm, bãi Sa Binbãi Trăng Khuyết. Ngày 25 tháng 3, Philippines bắt bốn tàu cá của Trung Quốc tại đá Suối Ngọc rồi dẫn giải về đảo Palawan.[5]

Tháng 11 năm 1998, Trung Quốc gửi bảy con tàu chở theo rất đông thợ xây đến đá Vành Khăn để mở rộng các cấu kiện hình bát giác "dành cho ngư dân" thành những toà nhà bê tông. Hậu quả là một đợt căng thẳng mới kể cả bằng lời nói và hành động thực tế đã bùng phát giữa nước này và Philippines. Philippines liên tục từ chối lời đề nghị cùng sử dụng các ngôi nhà của Trung Quốc trên đá Vành Khăn, cho máy bay do thám đá này và cho hải quân bắn chìm một số tàu cá của Trung Quốc mà Philippines cho rằng đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của họ.[8]

Năm 2015 Trung Quốc bắt đầu xây một đường băng trên đá Vành Khăn[9]. Tháng 7 năm 2016 đường băng 2.644m x 55m này đã hoàn tất, được Trung Quốc cho máy bay thử nghiệm ngày 12 tháng 7, ngay trước thời điểm Tòa án Trọng tài Quốc tế ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông.[10]

Vũ trang hóa

[sửa | sửa mã nguồn]

Đài CNBC của Mỹ ngày 2-5-2018 dẫn các nguồn tin tình báo cho biết các tên lửa hành trình chống hạm YJ-12B và tên lửa đất đối không HQ-9B đã được Trung Quốc lắp đặt trên ba thực thể Đá Chữ Thập, Xu Bi, Đá Vành Khăn do Trung Quốc kiểm soát trong quần đảo Trường Sa.[11][12]

  1. ^ Nguồn tin của Philippines cho rằng một cơn bão vào năm 1994 đã khiến Hải quân Philippines phải rời đá Vành Khăn, và sau khi trở lại thì họ phát hiện Trung Quốc đã chiếm đá. Xem Rodis, Rodel (28 tháng 6 năm 2012). “Pushing the Shoal to the brink” (bằng tiếng Anh). INQUIRER.net. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2012.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ (Dzurek 1995, tr. 65).
  2. ^ a b Nguyễn Hồng Thao (26 tháng 9 năm 2011). “Luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa - Kì 2: Sức ép và phản ứng”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 10 năm 2011. Truy cập ngày 13 tháng 8 năm 2012.
  3. ^ a b (National Geospatial-Intelligence Agency 2011, tr. 11).
  4. ^ (Hancox & Prescott 1995, tr. 29).
  5. ^ a b c (Dzurek 1995, tr. 67).
  6. ^ (Roy 1998, tr. 189).
  7. ^ (Severino 2006, tr. 185).
  8. ^ (Carpenter & Wiencek 2000, tr. 112).
  9. ^ “Trung Quốc thừa nhận xây đường băng trên bãi đá Vành Khăn”. Báo điện tử VnExpress. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.
  10. ^ “Trung Quốc cho máy bay thử đường băng ở đá Xu Bi và Vành Khăn”. Báo Thanh Niên. 12 tháng 7 năm 2016. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.
  11. ^ “Mỹ nói Trung Quốc sẽ 'lãnh hậu quả' vì quân sự hóa Biển Đông”. Tuổi Trẻ Online. 4 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.
  12. ^ “Südchinesisches Meer: Aufrüstung der Spratlys - USA drohen China mit Konsequenzen”. Der Spiegel (bằng tiếng Đức). 4 tháng 5 năm 2018. ISSN 2195-1349. Truy cập ngày 7 tháng 9 năm 2022.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Carpenter, William M.; Wiencek, David G. (2000), Asian Security Handbook 2000 [Sách tóm tắt về an ninh châu Á] (ấn bản thứ 2), M.E. Sharpe, ISBN 978-0765607140Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)
  • Dzurek, Daniel J. (1995), “China Occupies Mischief Reef In Latest Spratly Gambit”, Boundary & Security Bulletin, University of Durham, International Boundaries Research Unit, 3
  • Hancox, David; Prescott, Victor (1995), A Geographical Description of the Spratly Islands and an Account of Hydrographic Surveys amongst Those Islands [Một mô tả địa lý về quần đảo Trường Sa và bảng kê các cuộc khảo sát thủy văn quần đảo này], Maritime Briefings, 1, International Boundaries Research Unit, University of Durham, ISBN 978-1897643181Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)
  • Sailing Directions 161 (Enroute) - South China Sea and the Gulf of Thailand (ấn bản thứ 13), Bethesda, Maryland: National Geospatial-Intelligence Agency, 2011
  • Roy, Denny (1998), China's Foreign Relations [Các quan hệ ngoại giao của Trung Quốc], Rowman & Littlefield Publishers, ISBN 978-0847690138Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)
  • Severino, Rodolfo C. (2006), Southeast Asia in Search of an ASEAN Community: Insights from the Former ASEAN Secretary-General, Singapore: Institute of Southeast Asian Studies, ISBN 978-9812303899