Bước tới nội dung

Ur (thành phố)

Ur
𒋀𒀕𒆠 or 𒋀𒀊𒆠 Urim (Sumer)
𒋀𒀕𒆠 Uru (Akkad)
أور ʾūr'(Ả Rập)
Di tích thành phố Ur, có thể trông thấy đền Ziggurat xứ Ur ở đằng xa
Ur (thành phố) trên bản đồ Iraq
Ur (thành phố)
Vị trí tại Iraq
Vị tríGò el-Muqayyar, Dhi Qar, Iraq
VùngLưỡng Hà
Tọa độ30°57′47″B 46°6′11″Đ / 30,96306°B 46,10306°Đ / 30.96306; 46.10306
LoạiKhu định cư
Lịch sử
Thành lậpnăm 3800 TCN
Bị bỏ rơisau năm 500 TCN
Niên đạiThời kỳ Ubaid tới Đồ sắt
Nền văn hóaSumer
Các ghi chú về di chỉ
Khai quật ngày1853–1854, 1922–1934
Các nhà khảo cổ họcJohn George Taylor, Charles Leonard Woolley
Tên chính thứcThành phố khảo cổ Ur
Một phần củaAhwar Nam Iraq
Tiêu chuẩnHỗn hợp: (iii)(v)(ix)(x)
Tham khảo1481-006
Công nhận2016 (Kỳ họp 40)
Diện tích71 ha (0,27 dặm vuông Anh)
Vùng đệm317 ha (1,22 dặm vuông Anh)

Ur (tiếng Sumer: Urim;[1] chữ hình nêm Sumer: 𒋀𒀕𒆠 URIM2KI hay 𒋀𒀊𒆠 URIM5KI;[2] tiếng Akkad: Uru;[3] tiếng Ả Rập: أور‎; tiếng Hebrew: אור‎) là một thành bang quan trọng của người Sumer thời Lưỡng Hà cổ đại, nằm ở nơi ngày nay là Tell el-Muqayyar (tiếng Ả rập: تل المقير) ở tỉnh Dhi Qar miền nam Iraq. Dù Ur một thời là thành phố ven biển, sát rìa cửa sông Euphrates trên vịnh Ba Tư, đường bờ biển đã thay đổi và thành phố này nay nằm hẳn trong đất liền, trên bờ nam sông Euphrates, cách thành phố Nasiriyah gần đó 16 km (9,9 mi).

Thành phố có niên đại từ thời Ubaid (khoảng 3800 năm TCN), và có lịch sử ghi chép bắt đầu từ thế kỉ 26 TCN. Vị vua đầu tiên của Ur là Mesh-Ane-pada. Thần bảo trợ của thành phố là Nanna (trong tiếng Akkad tên là Sin), tức vị thần mặt trăng của người Sumer và Akkad. Tên thành phố bắt nguồn từ tên vị thần này: URIM2KI là cách viết đương thời trong tiếng Sumer của LAK-32.UNUGKI, nghĩa đen là "nơi trú ngụ (UNUG) của Nanna (LAK-32)".[4]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ S. N. Kramer (1963). The Sumerians, Their History, Culture, and Character. University of Chicago Press, pages 28 and 298.
  2. ^ Literal transliteration: Urim2 = ŠEŠ. ABgunu = ŠEŠ.UNUG (𒋀𒀕) and Urim5 = ŠEŠ.AB (𒋀𒀊), where ŠEŠ=URI3 (The Electronic Text Corpus of Sumerian Literature.)
  3. ^ The Cambridge Ancient History: Prolegomena & Prehistory. Vol. 1, Part 1. p. 149. Truy cập 15 Dec 2010.
  4. ^ Erich Ebeling, Bruno Meissner, Dietz Otto Edzard (1997). Meek – Mythologie. Reallexikon der Assyriologie. (tiếng Đức) p. 360 (of 589 pages). ISBN 978-3-11-014809-1.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]