Ung thư tế bào đáy
Ung thư tế bào đáy | |
---|---|
Tên khác | U da ung thư tế bào đáy |
Ung thư tế bào đáy thể loét ở mũi của một bệnh nhân lớn tuổi | |
Khoa/Ngành | Khoa da liễu, ung thư học |
Triệu chứng | Không đau, vùng da sáng màu kèm giãn mạch hoặc loét[1] |
Yếu tố nguy cơ | Da trắng, tia tử ngoại, hóa trị, asen, suy giảm miễn dịch[2] |
Phương pháp chẩn đoán | Xét nghiệm, sinh thiết da[3] |
Chẩn đoán phân biệt | Mụn hạt kê (milia), chứng dày sừng tiết bã (seborrheic keratosis), ung thư hắc tố, bệnh vẩy nến[4] |
Điều trị | Phẫu thuật[2] |
Tiên lượng | Tốt[5] |
Dịch tễ | ~30% người da trắng (Mỹ)[2] |
Tử vong | Khoảng 2.000 người tử vong mỗi năm ở Mỹ[6] |
Ung thư tế bào đáy (BCC) là loại ung thư da phổ biến nhất.[2] Nó thường biểu hiện là một vùng da không đau hơi sáng màu, trên có giãn mạch, hoặc có thể biểu hiện giống một vùng lồi lên và loét.[1] Ung thư tế bào đáy phát triển từ từ và có thể gây phá hủy các mô xung quanh nó, nhưng gần như không di căn xa hoặc dẫn đến tử vong.[7]
Các yếu tố nguy cơ bao gồm tiếp xúc với tia tử ngoại, da sáng màu, xạ trị, tiếp xúc với asen kéo dài và người suy giảm chức năng hệ miễn dịch.[2] Tiếp xúc với tia cực tím ở trẻ em đặc biệt độc hại. Giường tắm nắng (tanning bed) đã trở thành một nguồn phóng tia cực tím phổ biến.[8] Chẩn đoán xác định bằng sinh thiết da.[2][3]
Điều trị thông thường bằng phẫu thuật cắt bỏ.[2] Thực hiện cắt bỏ đơn giản nếu ung thư nhỏ, hoặc sử dụng phương pháp phẫu thuật Mohs.[2] Lựa chọn khác bao gồm phẫu thuật lạnh, hóa trị tại chỗ, laser, hoặc sử dụng imiquimod.[9] Một số trường hợp hiếm u di căn có thể cần hóa trị hoặc điều trị đích có thể được sử dụng.[9]
Triệu chứng lâm sàng
[sửa | sửa mã nguồn]Những bệnh nhân mắc ung thư tế bào đáy thường xuất hiện nốt bóng, màu ngọc trai. Tuy nhiên, ung thư tế bào đáy có thể các màu đỏ tương tự chàm. Ung thư tế bào đáy thể xơ cứng và thâm nhiễm có thể biểu hiện dày da, hoặc sẹo – làm chẩn đoán khó khăn nếu không sinh thiết. Khó phân biệt bằng mắt thường ung thư ung thư tế bào đáy với từ sẹo do mụn trứng cá, tăng sinh elastin do ánh nắng, và gần đây là viêm do phẫu thuật lạnh. [cần dẫn nguồn]
-
Dermoscopy showing telangiectatic vessels
-
Basal-cell carcinoma
Nguyên nhân
[sửa | sửa mã nguồn]Khoảng hai phần ba ung thư tế bào đáy xảy ra trên vùng tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trên cơ thể. Một phần ba xảy ra ở khu vực cơ thể không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, nhấn mạnh tính nhạy cảm di truyền ung thư tế bào đáy. [cần dẫn nguồn]
Chẩn đoán
[sửa | sửa mã nguồn]Để chẩn đoán ung thư tế bào đáy, sinh thiết da được thực hiện để phân tích mô bệnh học. Phương pháp thông thường nhất là cạo da dưới gây tê tại chỗ.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b “Skin Cancer Treatment (PDQ®)”. NCI. ngày 25 tháng 10 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 7 năm 2014. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2014. Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
không hợp lệ: tên “NCI2013TxPro” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác - ^ a b c d e f g h Gandhi SA, Kampp J (tháng 11 năm 2015). “Skin Cancer Epidemiology, Detection, and Management”. The Medical Clinics of North America. 99 (6): 1323–35. doi:10.1016/j.mcna.2015.06.002. PMID 26476255. Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
không hợp lệ: tên “Ga2015” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác - ^ a b “Skin Cancer Treatment”. National Cancer Institute (bằng tiếng Anh). ngày 21 tháng 6 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2017. Lỗi chú thích: Thẻ
<ref>
không hợp lệ: tên “NCI2017Diag” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác - ^ Krutmann J, Humbert P (2010). Nutrition for Healthy Skin: Strategies for Clinical and Cosmetic Practice (bằng tiếng Anh). Springer Science & Business Media. tr. 31. ISBN 9783642122644. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 9 năm 2017.
- ^ World Cancer Report 2014. World Health Organization. 2014. tr. Chapter 5.14. ISBN 978-9283204299.
- ^ GBD 2015 Mortality and Causes of Death, Collaborators (tháng 10 năm 2016). “Global, regional, and national life expectancy, all-cause mortality, and cause-specific mortality for 249 causes of death, 1980-2015: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2015”. Lancet. 388 (10053): 1459–1544. doi:10.1016/s0140-6736(16)31012-1. PMC 5388903. PMID 27733281.
- ^ Cakir BÖ, Adamson P, Cingi C (tháng 11 năm 2012). “Epidemiology and economic burden of nonmelanoma skin cancer”. Facial Plastic Surgery Clinics of North America. 20 (4): 419–22. doi:10.1016/j.fsc.2012.07.004. PMID 23084294.
- ^ Gallagher RP, Lee TK, Bajdik CD, Borugian M (2010). “Ultraviolet radiation”. Chronic Diseases in Canada. 29 Suppl 1: 51–68. PMID 21199599.
The major source of ultraviolet radiation is solar radiation or sunlight. However, exposure to artificial sources particularly through tanning salons is becoming more important in terms of human health effects, as use of these facilities by young people, [sic] has increased.
- ^ a b “Skin Cancer Treatment”. National Cancer Institute (bằng tiếng Anh). ngày 21 tháng 6 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 7 năm 2017. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2017.