Bước tới nội dung

Ung thư biểu mô ống dẫn sữa tại chỗ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Ung thư biểu mô ống tại chỗ giới hạn trong ống sữa, còn ung thư xâm lấn vượt ngoài phạm vi đó.
Tranh minh họa carcinoma trong ống sữa, các tế bào ung thư bị chặn bởi thành ống và chưa xâm lấn ra ngoài.

Ung thư biểu mô ống dẫn sữa tại chỗ (DCIS) là sự tăng sinh của các tế bào biểu mô bất thường với phạm vi giới hạn trong lòng ống dẫn sữa.[1] DCIS có thể là không xâm lấn hoặc tiền xâm lấn và thường được xem là ung thư vú giai đoạn sớm (giai đoạn 0).[2] Trước kia, dạng bệnh này hiếm khi được chẩn đoán do hầu như không có triệu chứng.[3] Số ca mắc tăng nhiều từ khi chụp X quang tầm soát xuất hiện và dần phổ biến, nổi bật là giai đoạn 1983–2003.[3] Hiện 90% trường hợp được phát hiện nhờ chụp X quang, chỉ 10% là từ triệu chứng như nổi u, bệnh Paget, hay núm vú tiết dịch.[4] DCIS chiếm khoảng 25% số ca ung thư vú mắc mới.[2]

Thuật ngữ DCIS bao hàm một nhóm thương tổn rất không đồng nhất về biểu hiện lâm sàng, đặc điểm mô học, dữ liệu dấu ấn sinh học, dị thường gen, và tiềm năng tiến triển.[5] DCIS không là bệnh hiểm nghèo tuy nhiên điều đáng ngại là qua thời gian nó có thể trở thành ung thư vú xâm lấn nguy hiểm.[6] Nguy cơ này cao gấp 10 lần đối với phụ nữ được chẩn đoán DCIS.[5] Nếu không điều trị, khoảng một nửa bệnh nhân DCIS sẽ tiến tới ung thư vú xâm lấn trong vòng 10 năm.[7] Yếu tố nguy cơ của DCIS tương tự ung thư vú xâm lấn, như tuổi cao hay tiền sử gia đình.[8][9]

Vào năm 1973 Wellings và Jensen công bố một mô hình tiến hóa ung thư vú tiêu biểu,[10] theo đó ung thư vú đa số khởi nguồn ở đơn vị ống sữa tiểu thùy tận cùng rồi phát triển qua các giai đoạn phân biệt trong thời gian dài, phản ánh tính chất bất thường ngày một tăng.[11][12] Các tế bào DCIS biểu lộ những đặc điểm ác tính nhưng chúng bị giới hạn bên trong cấu trúc ống sữa bình thường, chưa xâm lấn lớp tế bào biểu mô cơ và màng nền.[12] Chuỗi thương tổn tiến triển theo thứ tự lành tính (tăng sản ống thông thường), ranh giới (tăng sản ống không điển hình), tiền xâm lấn (carcinoma trong ống), và xâm lấn (carcinoma xâm lấn).[13]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Gorringe, Kylie L.; Fox, Stephen B. (23 tháng 10 năm 2017). “Ductal Carcinoma In Situ Biology, Biomarkers, and Diagnosis”. Frontiers in Oncology. 7. doi:10.3389/fonc.2017.00248. PMC 5660056. PMID 29109942. S2CID 7687493.
  2. ^ a b van Seijen, Maartje; Wesseling, Jelle; Lips, Esther H.; Thompson, Alastair M.; Nik-Zainal, Serena; Futreal, Andrew; Hwang, E. Shelley; Verschuur, Ellen; Lane, Joanna; Jonkers, Jos; Rea, Daniel W. (9 tháng 7 năm 2019). “Ductal carcinoma in situ: to treat or not to treat, that is the question”. British Journal of Cancer. 121 (4): 285–292. doi:10.1038/s41416-019-0478-6. PMC 6697179. PMID 31285590. S2CID 195825776.
  3. ^ a b Kerlikowske, K. (1 tháng 10 năm 2010). “Epidemiology of Ductal Carcinoma In Situ”. JNCI Monographs. 2010 (41): 139–141. doi:10.1093/jncimonographs/lgq027. PMC 5161058. PMID 20956818. S2CID 205187528.
  4. ^ Mariotti 2018, tr. 24.
  5. ^ a b Sanati, Souzan (tháng 5 năm 2019). “Morphologic and Molecular Features of Breast Ductal Carcinoma in Situ”. The American Journal of Pathology. 189 (5): 946–955. doi:10.1016/j.ajpath.2018.07.031. PMID 30385094. S2CID 54357305.
  6. ^ Allred, D. C. (1 tháng 10 năm 2010). “Ductal Carcinoma In Situ: Terminology, Classification, and Natural History”. JNCI Monographs. 2010 (41): 134–138. doi:10.1093/jncimonographs/lgq035. PMC 5161057. PMID 20956817. S2CID 8157915.
  7. ^ Risom, Tyler; Glass, David R.; Averbukh, Inna; Liu, Candace C.; Baranski, Alex; Kagel, Adam; McCaffrey, Erin F.; Greenwald, Noah F.; Rivero-Gutiérrez, Belén; Strand, Siri H.; Varma, Sushama; Kong, Alex; Keren, Leeat; Srivastava, Sucheta; Zhu, Chunfang; Khair, Zumana; Veis, Deborah J.; Deschryver, Katherine; Vennam, Sujay; Maley, Carlo; Hwang, E. Shelley; Marks, Jeffrey R.; Bendall, Sean C.; Colditz, Graham A.; West, Robert B.; Angelo, Michael (tháng 1 năm 2022). “Transition to invasive breast cancer is associated with progressive changes in the structure and composition of tumor stroma”. Cell. 185 (2): 299–310.e18. doi:10.1016/j.cell.2021.12.023. PMC 8792442. PMID 35063072. S2CID 231615353.
  8. ^ Virnig, B. A.; Wang, S.-Y.; Shamilyan, T.; Kane, R. L.; Tuttle, T. M. (1 tháng 10 năm 2010). “Ductal Carcinoma In Situ: Risk Factors and Impact of Screening”. JNCI Monographs. 2010 (41): 113–116. doi:10.1093/jncimonographs/lgq024. PMC 5161075. PMID 20956813. S2CID 40757031.
  9. ^ Mariotti 2018, tr. 27.
  10. ^ Wellings, S. R.; Jensen, H. M. (tháng 5 năm 1973). “On the Origin and Progression of Ductal Carcinoma in the Human Breast”. JNCI: Journal of the National Cancer Institute. 50 (5): 1111–1118. doi:10.1093/jnci/50.5.1111. PMID 4123242. S2CID 46164481.
  11. ^ Duggal, Shivani; Robin, Julieta; Julian, Thomas B (tháng 8 năm 2013). “Ductal carcinoma in situ: an overview”. Expert Review of Anticancer Therapy. 13 (8): 955–962. doi:10.1586/14737140.2013.820557. PMID 23984897. S2CID 35730149.
  12. ^ a b Coleman, William B. (tháng 5 năm 2019). “Breast Ductal Carcinoma in Situ”. The American Journal of Pathology. 189 (5): 942–945. doi:10.1016/j.ajpath.2019.03.002. PMID 31029232. S2CID 139104760.
  13. ^ Jain, Rohit K; Mehta, Rutika; Dimitrov, Rosen; Larsson, Lisbeth G; Musto, Paul M; Hodges, Kurt B; Ulbright, Thomas M; Hattab, Eyas M; Agaram, Narasimhan; Idrees, Muhammad T; Badve, Sunil (29 tháng 4 năm 2011). “Atypical ductal hyperplasia: interobserver and intraobserver variability”. Modern Pathology. 24 (7): 917–923. doi:10.1038/modpathol.2011.66. PMID 21532546. S2CID 205200093.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]