Bước tới nội dung

USS Sealion (SS-195)

14°29′24″B 120°54′46″Đ / 14,49°B 120,91278°Đ / 14.49000; 120.91278
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tàu ngầm USS Sealion (SS-195)
Lịch sử
Hoa Kỳ
Tên gọi USS Sealion (SS-195)
Đặt tên theo loài sư tử biển[1]
Xưởng đóng tàu Electric Boat Company, Groton, Connecticut[2]
Đặt lườn 30 tháng 6, 1938 [2]
Hạ thủy 25 tháng 5, 1939 [2]
Người đỡ đầu bà Augusta K. Bloch
Nhập biên chế 27 tháng 11, 1939 [2]
Số phận
Đặc điểm khái quát
Lớp tàu Sargo
Kiểu tàu tàu ngầm diesel-điện [3]
Trọng tải choán nước
  • 1.450 tấn Anh (1.470 t) (mặt nước) [4]
  • 2.350 tấn Anh (2.390 t) (lặn) [4]
Chiều dài 310 ft 6 in (94,64 m) [4]
Sườn ngang 26 ft 10 in (8,18 m) [4]
Mớn nước 16 ft 8 in (5,08 m) [4]
Động cơ đẩy
Tốc độ
Tầm xa 11.000 hải lý (20.000 km) trên mặt nước ở tốc độ 10 hải lý trên giờ (19 km/h)[4]
Tầm hoạt động 48 giờ lặn ở tốc độ 2 hải lý trên giờ (3,7 km/h)[4]
Độ sâu thử nghiệm
  • 250 ft (80 m)
  • độ sâu bị ép vỡ khoảng 450 ft (140 m)[4]
Thủy thủ đoàn tối đa 5 sĩ quan, 54 thủy thủ[4]
Vũ khí

USS Sealion (SS-195) là một tàu ngầm lớp Sargo được Hải quân Hoa Kỳ chế tạo ngay trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó là chiếc tàu chiến đầu tiên của Hải quân Hoa Kỳ được đặt cái tên này, theo tên loài sư tử biển.[1] Ngay lúc mở màn cuộc xung đột tại Thái Bình Dương, nó bị hư hại nặng do không kích bởi máy bay ném bom Nhật Bản trong khi được đại tu tại Xưởng hải quân Cavite, Philippines, nên cuối cùng phải tự đánh đắm ngoài khơi Cavite vào ngày 25 tháng 12, 1941.

Thiết kế và chế tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Đặc tính của lớp Sargo hầu như tương tự với Lớp Salmon dẫn trước, duy trì một tốc độ 21 hải lý trên giờ (39 km/h) để hoạt động phối hợp với các thiết giáp hạm trong đội hình hạm đội.[4] Ngoài ra, tầm hoạt động 11.000 hải lý (20.000 km) cho phép chúng tuần tra đến tận vùng biển nhà Nhật Bản.[4] Hệ thống động lực "tổng hợp" bao gồm bốn động cơ diesel, gồm hai chiếc vận hành trực tiếp trục chân vịt và hai chiếc để chạy máy phát điện dùng cho nạp ắc quy hay tăng tốc trên mặt nước.[7]

Lớp Sargo có chiều dài 310 foot 6 inch (94,64 m), với trọng lượng choán nước khi nổi là 1.450 tấn Anh (1.470 t) và khi lặn là 2.350 tấn Anh (2.390 t).[4] Chúng là lớp tàu ngầm đầu tiên được lắp đặt một kiểu ắc-quy a-xít chì mới "Kiểu Sargo" chịu đựng được hư hại trong chiến đấu nhờ lớp vỏ kép giúp ngăn ngừa việc rò rỉ acid sulfuric,[8] có dung lượng nhỉnh hơn với 126 cell và điện áp danh định tăng lên 270 volt.[9] Vũ khí trang bị chính gồm tám ống phóng ngư lôi 21 in (530 mm), gồm bốn ống trước mũi và bốn ống phía đuôi, một hải pháo 3 inch/50 caliber trên boong tàu và bốn súng máy M1919 Browning .30-caliber (7,62 mm).[4]

Sealion được đặt lườn tại xưởng tàu của hãng Electric Boat CompanyGroton, Connecticut vào ngày 20 tháng 6, 1938. Nó được hạ thủy vào ngày 25 tháng 5, 1939, được đỡ đầu bởi bà Augusta K. Bloch, phu nhân Đô đốc Claude C. Bloch, Tổng tư lệnh Hạm đội Hoa Kỳ, và được cho nhập biên chế cùng Hải quân Hoa Kỳ vào ngày 27 tháng 11, 1939 dưới quyền chỉ huy của Hạm trưởng, Đại úy Hải quân Julian Knox Morrison, Jr.[1][10][11]

Lịch sử hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi hoàn tất việc chạy thử máy, Sealion được phần về Đội tàu ngầm 17 và chuẩn bị để được phái sang phục vụ tại Viễn Đông. Nó cùng đồng đội lên đường vào ngày 23 tháng 5, 1940, để đi sang quần đảo Philippine. Đi đến Cavite vào ngày 30 tháng 11, nó thực hành huấn luyện trong thành phần Hạm đội Á Châu tại khu vực từ Luzon cho đến quần đảo Sulu. Nó cùng với tàu ngầm chị em Seadragon (SS-194) bắt đầu một đợt đại tu tại Xưởng hải quân Cavite từ ngày 8 tháng 12, 1941 (7 tháng 12 bên kia Đường đổi ngày quốc tế), đúng vào ngày Hải quân Đế Quốc Nhật Bản bất ngờ tấn công căn cứ Trân Châu Cảng, khiến chiến tranh bùng nổ tại Mặt trận Thái Bình Dương.[1]

Hai ngày sau đó 10 tháng 12, Sealion cùng với Seadragon đang neo đậu với nhau tại xưởng tàu Cavite khi bị máy bay đối phương tấn công, và Sealion trúng hai quả bom. Quả thứ nhất trúng phía sau tháp chỉ huy và phát nổ bên ngoài tàu bên trên phòng điều khiển. Quả thứ hai xuyên qua một thùng dằn khiến lườn chịu áp lực bị nổ tung ở phòng động cơ phía sau, và đã khiến bốn thủy thủ tử trận.[Ghi chú 1] Sealion bị ngập nước, nghiêng 15 độ sang mạn phải và đắm phần đuôi. Xưởng tàu Cavite cũng bị phá hủy trong đợt không kích khiến không thể sửa chữa con tàu, nên Lực lượng Tàu ngầm Hạm đội Á Châu ra lệnh đánh đắm tàu. Mọi thiết bị quan trọng được tháo dỡ, và mìn sâu được cài đặt bên trong tàu. Sealion bị phá hủy vào ngày 25 tháng 12 để tránh lọt vào tay đối phương.[1][10][11]

Phần thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
Dãi băng Hoạt động Tác chiến
Huân chương Chiến dịch Hoa Kỳ Huân chương Chiến dịch Châu Á-Thái Bình Dương Huân chương Chiến thắng Thế Chiến II

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Sau này một thủy thủ thứ năm từ trần trong khi bị giam giữ như là tù binh chiến tranh.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e Naval Historical Center. Sealion I (SS-195). Dictionary of American Naval Fighting Ships. Navy Department, Naval History and Heritage Command.
  2. ^ a b c d Friedman 1995, tr. 285–304
  3. ^ a b c d e f g Bauer & Roberts 1991, tr. 269-270
  4. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p q r Friedman 1995, tr. 305-311
  5. ^ Friedman 1995, tr. 202–204
  6. ^ Friedman 1995, tr. 310
  7. ^ Friedman 1995, tr. 203
  8. ^ “Sargo class, U.S. Submarine”. The Pacific War Online Encyclopedia. Truy cập ngày 21 tháng 2 năm 2024.
  9. ^ Friedman 1995, tr. 265
  10. ^ a b Yarnall, Paul R. “Sealion (SS-195)”. NavSource.org. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2024.
  11. ^ a b Helgason, Guðmundur. “Sealion (SS-195)”. uboat.net. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2024.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]