Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Quang Trung
Bài này có liệt kê các nguồn tham khảo và/hoặc liên kết ngoài, nhưng nội dung trong thân bài cần được dẫn nguồn đầy đủ bằng các chú thích trong hàng để người khác có thể kiểm chứng. (tháng 6 năm 2024) |
Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Quang Trung | |
---|---|
Hiệu kỳ | |
Hoạt động | 1953–1975 |
Quốc gia | Việt Nam Cộng hòa |
Phục vụ | Quân lực VNCH |
Quân chủng | Quân trường |
Phân loại | Cơ sở đào tạo binh sĩ |
Bộ phận của | Tổng cục Quân huấn Bộ Tổng Tham mưu |
Tên khác | -Trung tâm Huấn luyện Quán Tre -Trung tâm Huấn luyện số 1 |
Khẩu hiệu | Luyện tập để chiến thắng |
Các tư lệnh | |
Chỉ huy nổi tiếng | -Trần Tử Oai -Nguyễn Ngọc Lễ -Mai Hữu Xuân -Phạm Văn Phú -Trần Bá Di |
Trung tâm Huấn luyện Quang Trung (1953–1975), (tiếng Anh: Quang Trung National Training Center, QTNTC) là một Quân trường cấp Quốc gia, trực thuộc Tổng cục Quân huấn trong hệ thống điều hành của Bộ Tổng tham mưu. Trung tâm tọa lạc tại địa phận Quán Tre, quận Hóc Môn, tỉnh Gia Định với mục đích đào tạo quân nhân và binh sĩ cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
- Bài ca chính thức: Quang Trung hành khúc.[1]
Lịch sử hình thành
[sửa | sửa mã nguồn]Trung tâm được thành lập ngày 1 tháng 4 năm 1953 với danh xưng ban đầu là Trung tâm Huấn luyện Quán Tre. Trên danh nghĩa là Quân trường của Quân đội Quốc gia nhưng vẫn do Quân đội Pháp điều hành huấn luyện và Chỉ huy trưởng. Đến năm 1954 mới chuyển cho Quân đội Quốc gia điều hành và huấn luyện.
Ngày 1 tháng 6 năm 1955, Trung tâm được đổi tên thành Trung tâm Huấn luyện số 1. Ngày 1 tháng 6 năm 1957, để kỷ niệm vị Anh Hùng Dân tộc vua Quang Trung, Tổng thống Ngô Đình Diệm ra quyết định cải danh Trung tâm thành Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Quang Trung.
Trung tâm Huấn luyện Quang Trung là xương sống của Quân đội. Chuyên đào tạo và huấn luyện tới 80% các binh sĩ tình nguyện và tân binh quân dịch, cung cấp cho các quân, binh chủng trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Thông thường các khóa sinh được huấn luyện trong thời gian là 3 tháng.
Ngoài ra, Trung tâm còn đảm nhận huấn luyện giai đoạn 1 (căn bản quân sự) cho các khóa sinh dự bị hạ sĩ quan, sinh viên dự bị dĩ quan để sau đó gởi đến các trường chuyên ngành, Trường Bộ binh Thủ Đức hoặc Trường hạ sĩ quan Nha Trang, học tiếp giai đoạn 2 để trở thành hạ sĩ quan và sĩ quan. Ngoài ra Trung tâm còn huấn luyện các khóa học do Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục Quân huấn giao phó.
Có những giai đoạn Trung tâm cùng với Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Lam sơn đảm nhận luôn việc đào tạo hạ sĩ quan (Quang Trung trách nhiệm Quân khu 3 và 4, Lam Sơn trách nhiệm Quân khu 1 và 2, thời gian khóa sinh thụ huấn là 6 tháng)
Trung tâm Huấn luyện Quang Trung đã tròn trách nhiệm của mình cho đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 thì chấm dứt nhiệm vụ và giải tán.
Bộ chỉ huy TTHL Quang Trung tháng 4/1975
[sửa | sửa mã nguồn]Stt | Họ và tên | Cấp bậc | Chức vụ | Chú thích |
---|---|---|---|---|
Võ bị Đà Lạt K5 |
||||
Võ bị Đà Lạt K3 |
||||
Võ bị Huế K2 |
Chỉ huy trưởng qua các thời kỳ
[sửa | sửa mã nguồn]Stt | Họ và Tên | Cấp bậc | Tại chức | Chú thích |
---|---|---|---|---|
Võ bị Tông Sơn Tây[4] |
Sau cùng là Tổng trưởng Thông tin. Giải ngũ năm 1965 ở cấp Thiếu tướng | |||
Võ bị Liên quân Viễn Đông |
Sau cùng là Trung tướng Tư lệnh Biệt khu Thủ đô | |||
Trường Hạ sĩ quan Pháp |
Giải ngũ năm 1965 | |||
Võ bị Quốc gia Huế |
Đột ngột từ trần (đột tử) tại tư thất đêm 19 tháng 5 năm 1962 | |||
Liêm phóng Pháp |
Sau cùng giữ chức Phụ tá Tổng tư lệnh Quân lực (Tổng tham mưu trưởng). Giải ngũ năm 1965 ở cấp Trung tướng | |||
Võ bị Liên quân Viễn Đông Đà Lạt |
Sau cùng giữ chức Tư lệnh Sư đoàn 5 BB. Giải ngũ năm 1965 ở cấp Thiếu tướng | |||
Võ bị Lục quân Chapa, Yên Bái[7] |
Sau cùng giữ chức Tham vấn Hòa đàm Paris. Giải ngũ cấp Đại tá | |||
Võ bị Huế K2 |
Sau cùng là Thiếu tướng Tư lệnh phó Quân đoàn IV. Giải ngũ năm 1973 | |||
Võ khoa Nam Định[9] |
Sau cùng là Đại tá Tham mưu trưởng Quân đoàn III | |||
Võ bị Tông Sơn Tây |
Sau cùng giữ chức Tổng trưởng Quốc phòng. Giải ngũ năm 1973 | |||
Võ bị Huế K2 |
Sau cùng là Thiếu tướng Tham mưu phó Bộ Tổng tham mưu | |||
Võ bị Huế K2 |
Sau cùng là Thiếu tướng Tư lệnh phó Lãnh thổ Quân khu 1 | |||
Võ bị Pháp |
Sau cùng là Thiếu tướng Phụ tá cho Tham mưu trưởng Bộ Tổng tham mưu | |||
Võ bị Đà Lạt K8 |
Sau cùng là Thiếu tướng Tư lệnh Quân đoàn II. Tự sát ngày 30/4/1975 | |||
Là một trong 8 tướng lãnh bị tù lưu đày với thời gian lâu nhất (17 năm). -Xem bài: Tướng lãnh VNCH bị tù lưu đày |
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Một sáng tác của nhạc sĩ Thục Vũ
- ^ Đại tá Nguyễn Văn Huấn, sinh năm 1925 tại Nam Định.
- ^ Đại tá Phạm Văn Hưởng, sinh năm 1923 tại Ninh Bình.
- ^ Xuất thân từ Trường Sĩ quan
- ^ Cấp bậc khi nhậm chức
- ^ Đại tá Phạm Văn Liễu, sinh năm 1927 tại Nam Định.
- ^ Còn gọi là trường Võ bị Lục quân Trần Quốc Tuấn do Việt Nam Quốc dân Đảng thành lập
- ^ Đại tá Vũ Ngọc Tuấn sinh năm 1930 tại Mỹ Tho
- ^ Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân. Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Liên kết
[sửa | sửa mã nguồn]Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Trung tâm Huấn luyện Quốc gia Quang Trung. |