Bước tới nội dung

Sư đoàn 25 Bộ binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sư đoàn 25 Bộ binh
Việt Nam Cộng hòa
Quân kỳ
Hoạt động1962-1975
Quốc gia Việt Nam Cộng hòa
Phục vụ Quân lực VNCH
Quân chủngLục quân
Phân loạiBộ binh
Bộ phận của Quân đoàn III và QK 3
Bộ Tổng Tham mưu
Tên khácSấm sét Miền Đông
Khẩu hiệuThẳng tiến
Tham chiến-Chiến tranh Việt Nam
-Chiến dịch Campuchia
(1970-1971)
Các tư lệnh
Chỉ huy
nổi tiếng
-Lữ Lan
-Phan Trọng Chinh
-Lý Tòng Bá

Sư đoàn 25 Bộ binh (1962-1975), là một trong 3 đơn vị chủ lực trực thuộc Quân đoàn III & Quân khu 3 của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Được thành lập vào giai đoạn cuối của nền Đệ nhất Cộng hòa. Do trong địa bàn Quân khu 3 có Thủ đô Sài Gòn là nơi đặt các Cơ quan đầu não của Chính phủ và Quân đội, nên Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng hòa quyết định thành lập thêm Sư đoàn 25 Bộ binh. Sư đoàn 25 khi thành lập tham gia hoạt động ngay tại chiến trường miền Trung, sau đó vào trú đóng ở miền Đông Nam phần của Việt Nam Cộng hòa. Vào giai đoạn này Quân đoàn III mới chỉ có 1 đơn vị Chủ lực là Sư đoàn 5 Bộ binh.

  • Bộ tư lệnh đặt tại căn cứ Đồng Dù trong quận Củ Chi, tỉnh Hậu Nghĩa.

Lịch sử hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Sư đoàn 25 Bộ binh được thành lập vào ngày 1 tháng 7 năm 1962 tại Quảng Ngãi do Đại tá Nguyễn Văn Chuân làm Tư lệnh đầu tiên. Sau một năm hoàn thành guồng máy tổ chức và huấn luyện. Sư đoàn đã chính thức xuất quân vào ngày 1 tháng 3 năm 1963. Đầu năm 1964, Sư đoàn được lệnh di chuyển vào miền Nam lãnh trách nhiệm bảo vệ an ninh tại 3 tỉnh: Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Long An thuộc khu vực miền Đông Nam phần. Năm 1965, Sư đoàn dưới sự chỉ huy của Đại tá Phan Trọng Chinh, bạn của Tư lệnh Không quân Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Cao Kỳ và Tư lệnh Quân đoàn III, Tướng Nguyễn Chánh Thi. Sư đoàn bảo vệ Quốc lộ 4, tuyến đường cung cấp lúa gạo chính cho đồng bằng sông Cửu Long, bảo vệ các tuyến đường và thị trấn của các tỉnh Tây Ninh, Hậu Nghĩa và Long An (với tổng số 14 huyện). Lực lượng Quân giải phóng hoạt động mạnh mẽ ở cả Hậu Nghĩa và Long An ở gần thủ đô, nhưng Sư đoàn 25 mặc dù được tăng cường bởi bốn tiểu đoàn Biệt động quân, dường như không thể đánh lại Quân giải phóng địa phương, hoặc can thiệp vào hoạt động của họ. Sư đoàn bị đánh giá là "sư đoàn yếu nhất trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa".

Đến các năm 1970 và 1971, Sư đoàn đã thực sự trưởng thành như bất kỳ 1 đơn vị thiện chiến nào khác, chuyển qua hoạt động ở chiến trường Campuchia. Năm 1972 tham gia đối đầu với Quân đội Nhân dân Việt Nam trong trận chiến Mùa hè đỏ lửa. Đã chịu tổn thất khá nặng mặc dù có hỏa lực từ B52 yểm trợ.

Qua những thành tích chiến thắng nổi bật, Sư đoàn đã 6 lần được tuyên dương công trạng trước Quân đội. Ngày 31 tháng 1 năm 1973 Bộ Quốc phòng đã quyết định cho toàn thể quân nhân các cấp thuộc Sư đoàn được mang giây biểu chương màu Bảo quốc huân chương.[1] Sư đoàn được mệnh danh là đơn vị Sấm sét miền đông.

Năm 1975, tướng Lý Tòng Bá chỉ huy sư đoàn 25 phòng thủ ở Đồng Dù, huyện Củ Chi. Hệ thống phòng thủ chịu mũi vu hồi của Sư đoàn 10 thuộc Quân đoàn 3 Quân đội Nhân dân Việt Nam, rồi lại bị Sư đoàn 320 tấn công mạnh với xe tăng T-54/55 và bộ binh, lần lượt thất thủ. Sư đoàn 25 tan hàng, tướng Bá bị du kích Củ Chi bắt sống, tác động liên tiếp đến sự thất thủ của chính quyền Sài Gòn vào ngày 30 tháng 4.

Đơn vị trực thuộc và phối thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]
Stt Đơn vị Chú thích Stt Đơn vị Chú thích
1[2]
Trung đoàn 46
10
Biệt đội Quân báo
2
Trung đoàn 49
11
Biệt đội Kỹ thuật
3
Trung đoàn 50
12
Biệt đội
Tác chiến Điện tử
4[3]
Đại đội
Tổng hành dinh
13
Tiểu đoàn Quân y
5
Đại đội Trinh sát
14
Tiểu đoàn Truyền tin
6
Đại đội Quân cảnh
15
Tiểu đoàn Tiếp vận
7
Đại đội Công vụ
16
Tiểu đoàn
Công binh chiến đấu
8
Đại đội Quân vận
(Quân xa)
17
Trung đoàn Pháo binh
Các Tiểu đoàn: 250 (155 ly), 251, 252, 253 (105 ly). Phối thuộc và dưới sự điều động của Tư lệnh Sư đoàn
9
Đại đội
Hành chính Tài chính
18
Thiết đoàn 10
Thuộc "Lữ đoàn 3 Kỵ binh". Phối thuộc và dưới sự điều động của Tư lệnh Sư đoàn

Bộ Tư lệnh Sư đoàn và Chỉ huy Trung đoàn tháng 4/1975

[sửa | sửa mã nguồn]
Stt Họ và tên Cấp bậc Chức vụ Chú thích
1
Lý Tòng Bá
Võ bị Đà Lạt K6[4]
Chuẩn tướng
Tư lệnh
2
Trương Thắng Chức[5]
Võ bị Móng Cái
Đại tá
Tư lệnh phó
3
Bùi Hữu Khiêm
Võ khoa Nam Định[6]
Tham mưu trưởng
4
Trần Thanh Liêm
Võ bị Đà Lạt K11
Trung tá
Chỉ huy
Trung đoàn 49

Trung đoàn Pháo binh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Đơn vị phối thuộc
Stt Họ và Tên Cấp bậc Chức vụ Đơn vị Chú thích
1
Phạm Hữu Nghĩa
Võ bị Đà Lạt K10
Trung tá
Chỉ huy trưởng
Bộ chỉ huy
Trung đoàn
2
Huỳnh Vinh
Võ khoa Thủ Đức K5[7]
Tiểu đoàn trưởng
Tiểu đoàn 250
3
Phạm Văn Minh
Võ khoa Thủ Đức K5
Tiểu đoàn 251
4
Phạm Minh Châu
Võ khoa Thủ Đức K7
Thiếu tá
Tiểu đoàn 252
5
Trần Văn Yến
Tiểu đoàn 253

Tư lệnh Sư đoàn qua các thời kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]
Stt Họ và tên Cấp bậc Tại chức Chú thích
1
Nguyễn Văn Chuân
Võ bị Huế K1
Đại tá[8]
7/1962-12/1962
Giải ngũ năm 1966 ở cấp Thiếu tướng
2
Lữ Lan
Võ bị Đà Lạt K3
12/1962-3/1964
Sau cùng là Trung tướng Chỉ huy trưởng trường Cao đẳng Quốc phòng
3
Nguyễn Viết Đạm
3/1964-12/1964
Giải ngũ cùng cấp
4
Nguyễn Thanh Sằng
Võ bị Huế K2
Chuẩn tướng
12/1964-6/1965
Giải ngũ năm 1973 ở cấp Thiếu tướng
5
Phan Trọng Chinh
Võ bị Đà Lạt K5
Đại tá
Chuẩn tướng
(6/1966)
6/1965-1/1968
Sau cùng là Trung tướng Chỉ huy trưởng Trường Chỉ huy & Tham mưu
6
Nguyễn Xuân Thịnh
Võ bị Đà Lạt K3
Chuẩn tướng
Thiếu tướng
(6/1968)
1/1968-1/1972
Sau cùng là Trung tướng Chỉ huy trưởng Pháo binh
7
Lê Văn Tư
Võ bị Đà Lạt K5
Đại tá
Chuẩn tướng
(11/1972)
1/1972-11/1973
Bị đình chỉ quân vụ vì liên quan đến việc nhận hối lộ trong vụ buôn lậu quân trang vào tháng 10/1973.
8
Nguyễn Hữu Toán[9]
Võ khoa Nam Định
Đại tá
11/1973-12/1974
Sau cùng là Đại tá Chỉ huy trưởng Trung tâm Huấn luyện Lam Sơn và Huấn khu Dục Mỹ
9
Lý Tòng Bá
Võ bị Đà Lạt K6
Chuẩn tướng
12/1974-4/1975
Tư lệnh sau cùng

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nghị định 097B/Quốc phòng/Nghị định/Giây Biểu chương (097B/QP/NĐ/GBC).
  2. ^ Từ số 1 đến số 3 là đơn vị "Tác chiến" trực thuộc Sư đoàn.
  3. ^ Từ số 4 đến số 16 là đơn vị "Yểm trợ" trực thuộc Sư đoàn.
  4. ^ Xuất thân từ Trường Sĩ quan
  5. ^ Đại tá Trương Thắng Chức sinh năm 1928 tại Hải Ninh.
  6. ^ Trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định
  7. ^ Trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức.
  8. ^ Cấp bậc khi nhậm chức.
  9. ^ Đại tá Nguyễn Hữu Toán sinh năm 1930 tại Nam Định.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Trần Ngọc Thống, Hồ Đắc Huân, Lê Đình Thụy (2011). Lược sử Quân lực Việt Nam Cộng hòa.